Myanmar: Ngài Trưởng lão Sayadaw Ottamathara nhận danh hiệu danh dự  

PSO - Sáng ngày 14/5/2023, tại Myanmar, Thiền sư Ottamathara – Viện chủ hơn 100 trường thiền tại Myanmar, 12 trung tâm tại Thái Lan và một số trên thế giới, có tên gọi chung là Thabarwa đã được Tổ chức Phi Chính phủ là Quỹ thiện nguyện Hy Vọng của Myanmar mang tên HOPE CHARITY MYANMAR FOUNDATION kính tặng danh hiệu “Bậc đại thiện trí cao thượng giảng dạy Pháp thông suốt – Pháp sư, Ngài Trưởng lão Sayadaw Ottamathara”. Được biết, ngày 9/3/2022, Tổ chức này cũng đã tặng Ngài danh hiệu cao quý và vinh dự với tên là “Bậc đại thiện trí cao thượng từ thiện xã hội – Ngài Trưởng lão Sayadaw Ottamathara”.

Thiền sư Ottamathara hiện là một trong những vị thiền sư nổi tiếng tại Myanmar và trên thế giới chuyên về Pháp Hành Thiền Vipassana theo truyền thống Nguyên Thủy Phật giáo. Ngài không chỉ thông giỏi tiếng Anh mà có kiến thức liên ngành trên nhiều lĩnh vực. Tại Trung tâm Thiền chính ở Thanlyin Pagoda Hill Phayar Kone Village, Thanlyin Township, Yagon Division, Ngài đã và đang hướng dẫn thiền cho hơn 1200 Tăng Ni Myanmar, có nhiều người nước ngoài phương Đông và Phương Tây đến tu học. Tăng Ni cư sĩ Việt Nam tại đây có khoảng hơn 10 vị, cô Tu nữ Trần Ngọc Dung trợ lý phiên dịch tiếng Anh và tiếng Miến ra tiếng Việt. Ngài cũng đang cưu mang hơn 1000 người bệnh được chăm sóc tại Bệnh viện Pháp Bảo do Ngài thành lập; hiện Ngài đang chịu trách nhiệm chăm sóc người già khoảng 2500 vị; cưu mang mẹ đơn thân, trẻ em mồ côi khoảng 50 người; tạo an sinh cho số Cư sĩ nam nữ tình nguyện viên khoảng 2000 người. Trung tâm Thabarwa chính được coi như “một làng/ một cộng đồng Tứ chúng đồng tu” trong tinh thần: nghiệp duyên, lục hòa, sẻ chia, yêu thương, đồng cảm, thiểu dục tri túc, tâm tịnh.

Hiện tại, do chính biến và một số khó khăn về kinh tế, những ảnh hưởng sau Covid 19, Myanmar vẫn đang phải đối đầu với nhiều khó khăn hơn các quốc giá khác trên thế giới. Tuy vậy, Phật giáo được các phía lãnh đạo coi trọng, Tăng Ni cư sĩ Phật tử khắp nơi trên đất nước đều chung tay vì hòa bình, hướng đến an vui nội tâm và hạnh phúc cho tha nhân.

Pháp thiền Vipassana vốn phổ biến cơ bản trong các trường thiền tại Myanmar. Nhưng cái tên Thabarwa kể từ năm 2007 được thành lập đến nay đã rất quen thuộc với người dân Myanmar và nhiều nước Phật giáo trên thế giới, bởi sự dấn thấn hành đạo vượt trội của Ngài thiền sư Sayadaw Ottamathara. Ngài đã ứng dụng Thiền một cách tự nhiên vào cuộc sống, vô trụ trong các parami một cách tự tại, trí tuệ. Việc thực hành các ba-la-mật này là công đức mà bất kể người con Phật chân chánh ở truyền thống nào cũng đã và đang trải nghiệm chung trong lời Phật dạy.

Thiền sư Ottamathara luôn thiết tha kêu gọi và ủng hộ hòa bình, Ngài không chỉ là một Thiền sư, một Pháp sư, một nhà tâm lý học, nhà xã hội học… mà còn là một người lãnh đạo Phật giáo có tầm ảnh hưởng lớn đối với Tăng đoàn, Phật tử, dân chúng ở Myanmar và một số nơi trên thế giới. Trên tinh thần tự nguyện phụng sự chúng sanh không giới hạn; thực hành thiện pháp một cách tự nhiên; tinh tấn miên mật trong tuệ quán thân và tâm; giới-định-tuệ viên mãn; văn-tư-tu đủ đầy; thông hiểu pháp học và pháp hành; sự-lý hài hòa; siêu xuất mà vẫn gần gũi giản dị nhập thế… Ngài Thiền sư Ottamathara đã thể hiện bi-trí-dũng hiếm có của một hành giả Phật giáo đắc Pháp thời hiện đại. Vì vậy, Ngài được Tăng chúng tín nhiệm, Phật tử quy phục, giới lãnh đạo kính ngưỡng. Thân giáo và ngôn giáo của Ngài đã đem Thiền Vipassana ứng dụng tích cực vào cuộc sống, khiến người thực hành luôn thấy ngay kết quả trong hiện tại, giúp nhiều người được lợi lạc, an vui nội tâm, tích cực xả ác hành thiện, hướng đến chuyển phàm thành Thánh trong đạo lộ giải thoát của đức Phật chỉ dạy.

TN Viên Giác

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online