Ngày tu an lạc tháng 8 năm Giáp Thìn tại chùa Bằng

Nghe đọc bài:

Ngày 15/9/2024, nhằm ngày 13/8/Giáp Thìn, chùa Bằng – Linh Tiên tự (số 63 phố Bằng Liệt, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) đã diễn ra ngày tu bát quan trai theo lịch tu học hàng tháng với sự tham dự của đông đảo Phật tử gần xa.

 

Đúng 7h30, Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN thành phố Hà Nội, trụ trì chùa Bằng đã làm lễ niêm hương bạch Phật, yết Tổ và đăng đàn truyền giới cho các hành giả tu tập Bát Quan Trai giới trong ngày tu này.

 

Sau đó, Thượng toạ Thích Minh Nhẫn – Ủy viên thư ký HĐTS, Phó chánh Văn phòng 2 TW GHPGVN đã quang lâm và có thời pháp thoại tới toàn thể đại chúng về “Chánh tín tu học ở thời đại 4.0”, nhằm mục đích giúp cho người Phật tử có niềm tin kiên định đúng với tinh thần nhà Phật, với lời chư Tổ đã dạy để luôn là kim chỉ nam định hướng cho cuộc đời tu học của mỗi chúng ta. 

Thượng toạ chia sẻ, từ trước đến nay chưa có thời kỳ nào lại thuận lợi cho việc tu học như thời nay, nhưng bên cạnh đó cũng có những vấn nạn mà chúng ta cần phải lưu ý để tiếp nhận thông tin một cách có trí tuệ. Quan trọng hơn hết, đạo Phật là đạo mời chúng ta đến để mà thấy, phải có sự trải nghiệm, thực hành qua lời dạy của Đức Phật để mà ứng dụng vào đời sống của bản thân mà thấy được sự lợi ích, tốt đẹp… trong việc tu tập mang lại. 

Thượng toạ nhắc nhở tất cả Phật tử, người tu không nên chỉ học trên sự tướng bên ngoài như việc tu để cho người ta biết, tu để cho người xung quanh thấy và ca ngợi mình thì việc đó chưa phải là chân thật tu hành mà hãy thực hành những lời dạy của Phật để có sự chuyển đổi từ trong tâm. Người Phật tử đóng vai trò là một hoằng pháp viên để cùng với Tăng bảo giúp cho Phật pháp được trường tồn mãi trên thế gian này. 

Thượng toạ chia sẻ về những điều trải qua về sự học và sự thực tập trong tu tập của một con người khi bước chân vào con đường xuất gia, từ lúc thực tập xuất gia cho đến khi trở thành một Hoà Thượng, điều đó đã giúp cho Phật tử hiểu được để được gọi một từ “Thầy”, từ “Sư” thì phải trải qua những vất vả, gian nan như thế nào mới xứng đáng đứng trong tăng đoàn, đại diện cho 3 ngôi Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) và Tăng đoàn của đức Phật là một tăng đoàn hoà hợp.

Thượng toạ cũng nhấn mạnh đạo Phật đã gắn liền với lịch sử dân tộc Việt hơn 2000 năm lịch sử, Phật giáo Việt Nam chúng ta là một Phật giáo xứng danh với tinh thần Phật giáo Tổ quốc an dân, xứng danh với sự tự hào của người Việt.

Cuối thời pháp, Thượng toạ nhắc nhở Phật tử của đạo tràng Pháp Hoa hãy luôn luôn giữ tinh thần tu học, sự trang nghiêm như thế này để có thể là một tấm gương để cho tất cả các đạo tràng khác noi theo và nhắn nhủ đến tất cả quý Phật tử hãy luôn luôn giữ vững niềm tin trong đời sống tu học và luôn luôn tỉnh thức trong thời đại 4.0, kiên định trên con đường tu tập. Điều đó sẽ giúp cho bản thân được lợi ích và cả những người xung quanh cũng được lợi ích giống như mình. 

Sau thời pháp thoại ý nghĩa của Thượng toạ giảng sư, đại chúng tiếp tục bước vào thời khóa tụng Bổn Môn Pháp Hoa kinh phẩm Phổ Môn thứ hai mươi lăm và phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát thứ hai mươi tám.

Buổi trưa, đại chúng thực hiện nghi thức cúng Ngọ, dùng cơm chay trong chính niệm.

Đầu giờ chiều là thời tụng kinh Dược sư để cầu nguyện Quốc thái dân an, Phật pháp xương minh, khép lại ngày tu bát quan trai tràn đầy hỷ lạc.

 BBT

Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online