05/06/2025 15:32

Ngôi chùa Khmer xứ biển Bạc Liêu, trăm năm quay mặt về hướng Đông

Nghe đọc bài:

Chùa Xiêm Cán ở tỉnh Bạc Liêu được xây dựng cách đây hơn 100 năm. Tất cả các hạng mục trong chùa đều được xây dựng quay về hướng Đông.

Hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, chùa Xiêm Cán là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh, văn hóa nghệ thuật của người Khmer.

Nằm cách trung tâm TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) hơn 10km và cách bờ biển khoảng 2km, chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer lớn trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ.

Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1887 với diện tích gần 5ha. Ban đầu, chùa có tên tiếng Khmer là Komphisako, thể hiện sự uyên bác và chiều sâu của trí tuệ Phật pháp.

Cổng vào chùa được thiết kế theo kiểu tam quan, phía trên có tượng rắn nhiều đầu.

Tên Xiêm Cán của chùa xuất phát từ tiếng Tiêu (tiếng của người gốc Triều Châu, Trung Quốc, hiện đang sinh sống nhiều ở Bạc Liêu) có nghĩa là "giáp nước", ý nói một ngôi chùa ngự trên một vùng đất ngay bên cạnh bãi bồi ven biển.

Tổng thể kiến trúc chùa gồm nhiều hạng mục như: cổng tam quan, tường rào bao quanh, chính điện, sala, tháp chuông… Tất cả đều quay về hướng Đông, xây dựng theo trường phái Phật giáo Nam Tông nhưng mang đậm dấu ấn kiến trúc Angkor - Campuchia.

Chánh điện chùa Xiêm Cán.

Ấn tượng đầu tiên khi đến chùa là phần cổng vào có màu sắc bắt mắt, phía trên có tượng rắn nhiều đầu, hình ảnh những thiếu nữ nhảy múa. Ngoài ra, bao quanh chùa là bức tường rào chạm nhiều hoa văn rực rỡ cùng hàng cây sao, cây dầu cao vút.

Không gian bên trong chánh điện.

Theo hướng từ ngoài cổng chính vào bên trong chùa thì bên trái là bức tượng Phật nằm, bên phải là tòa chánh điện dựng trên nền đất cao 2m. Chánh điện được xây theo hình chữ nhật, đường đi lên gồm 18 bậc thang, ở giữa là có tượng hình đôi kỳ lân cao lớn.

Đối diện với khu vực chính điện là quần thể tháp - tượng, gồm 3 tháp chính cùng các pho tượng Phật ở các tư thế tọa thiền khác nhau.

Phần vách, trần trong chánh điện được trang trí công phu với hàng trăm bức bích họa vô cùng rực rỡ. Nội dung các bức bích họa này mô phỏng lại sự tích Phật Thích Ca từ khi ra đời đến khi đắc đạo, giảng đạo và nhập cõi Niết bàn.

Trung tâm chánh điện là tượng Phật lớn với vẻ mặt nhân hậu nhìn xuống, như ban phước lành cho mọi người.

Khu vườn tháp phía sau khuôn viên chùa.
Người Khmer quan niệm thanh niên tu học đến bậc Sa-di là để đền ơn cha, đến bậc Tỳ-khưu là để đền ơn mẹ. Có người học nhiều hơn để nâng cao thêm trình độ cốt yếu là tu để tu tâm, tích thiện.

Các lễ hội nổi tiếng tại chùa là lễ Chôl Chnăm Thmây (lễ vào năm mới) diễn ra từ ngày 14-16/4 lịch dương, lễ Sen Dolta (lễ cúng ông bà của người Khmer) được tổ chức từ ngày 8-10/10 dương lịch và lễ Kathanhna (dâng y cà sa) từ ngày 16/9-15/10 lịch âm.

Nguồn: Vietnamnet

Download Android Download iOS
Danh sách lãnh đạo chủ chốt Ban Trị sự GHPGVN 08 tỉnh, thành phía Bắc mới sau sáp nhập

PSO - Sáng nay 1/7, Hội nghị công bố quyết định nhân sự Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành phía Bắc sau sáp nhập đã diễn ra tại trụ sở Trung ương GHPGVN – chùa Quán Sứ (Hà Nội). Hội nghị dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Tổ sư Phi Lai - Một đại sĩ hóa thân

PSO - Tổ sư Như Hiển Chí Thiền là một bậc Đại sĩ hóa thân. Ngài đã hiện thân để thực hành trọn vẹn lục độ Ba-la-mật, kiên trì thực hành Bồ-tát đạo, thể hiện chí nguyện thực hành giải thoát của Đại sĩ.

Tháng Saga Dawa - Sự hội tụ của ba sự kiện thiêng liêng trong cuộc đời Đức Phật

PSO - Từ ngày 28/5 đến ngày 25/6/2025, tháng thứ tư theo lịch Tây Tạng được gọi là Saga Dawa, là thời điểm đặc biệt trong năm đối với những người con Phật, cùng nhau tích lũy công đức để kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Điện Biên: Khai mạc Khóa tu mùa hè 2025 tại chùa Linh Quang chủ đề: Phật giáo và Tuổi trẻ

Chiều 01/07/2025, tại chùa Linh Quang – trụ sở Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Điện Biên – Khóa tu mùa hè 2025 với chủ đề “Phật giáo và Tuổi trẻ” chính thức khai mạc, thu hút hơn 200 bạn trẻ tham dự.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online