Nhân ngày hội “Văn hoá đọc - Nét đẹp tri thức” tại chùa Thiên Chánh - Nghĩ về “Văn hoá đọc” của giới trẻ

Sách là con đường lớn để chúng ta tiếp cận với các thông tin, tri thức, văn hoá và tăng cường nhiều kiến thức giúp chúng ta có khả năng tư duy sâu sắc hơn để áp dụng vào trong cuộc sống, trở thành người thành công hơn trong xã hội. Ngày nay, với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới giới trẻ, tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn đề đó nổi lên là văn hóa đọc sách - tình trạng xuống cấp trong văn hoá đọc của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Từ xa xưa, sách chính là phương tiện, công cụ để chúng ta có thể tiếp cận cũng như chuyền tải thông tin từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác, những diễn biến lịch sử của cha ông chúng ta được biết đến cũng từ sách. Xã hội ngày càng phát triển, các phương tiện nghe nhìn hiện đại xuất hiện, các kênh thông tin có sức hấp dẫn, nhiều kênh đọc truyền thống phát triển, internet ra đời đã tạo ra cho con người tiếp cận được khối lượng kiến thức vô tận. Một chiếc máy tính có thể chứa đựng hàng vạn cuốn sách và không sợ bị mối mọt do thời gian làm hư hỏng. Cuộc sống hiện đại đã làm mất đi thói quen đọc sách của nhiều người. Một chiếc smartphone vừa có thể nghe nhạc, xem phim, chơi game, đọc báo rõ ràng tối ưu hơn hẳn một cuốn sách cồng kềnh mà lại chỉ có duy nhất một nội dung không thay đổi. Người ta thường chỉ đọc sách vào thời gian rảnh, trong không gian yên tĩnh với sức tập trung cao độ. Điều này trở nên khó có thể thực hiện trong nhịp sống vội vã của xã hội hiện nay.

Thêm vào đấy, có thể thấy sách báo đang ngày càng gia tăng về số lượng, mẫu mã nhưng lại suy giảm rõ rệt về chất lượng. Có thể nói, không quan trọng chúng ta đọc gì, mà quan trọng là sau khi đọc, chúng ta đọng lại được những gì. Sách ngoài việc cung cấp kiến thức còn một chức năng khác, đó là giải trí. Thiết nghĩ, những người trẻ lựa chọn sách hợp với tuổi tác là điều vốn dễ hiểu chứ không thể vì thế mà đánh giá rằng văn hóa đọc của họ đang trở nên xuống cấp.

Văn hoá đọc hiện nay đang là vấn đề thu hút sự chú ý, quan tâm của xã hội. Văn hoá đọc được xem như là thái độ hay cách ứng xử của con người với sách vở, đọc như thế nào để tiếp cận được với tri thức? đó là điều băn khoăn của nhiều độc giả. Hiện nay, văn hóa đọc ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển đã mở ra rất nhiều cơ hội mới và cả những khó khăn, thách thức. Ai cũng biết sách chứa đựng rất nhiều kiến thức trong cuộc sống, giúp chúng ta tư duy, nhận thức sâu sắc hơn, trưởng thành hơn và tích lũy được vốn từ ngữ phong phú. Việc đọc sách đem lại sự thư giãn và cảm thấy vui, là nguồn gốc tuyệt vời của sự hưởng thụ, mọi nguồn cảm hứng, chỉ cho chúng ta mọi con đường đi với những kiến thức tuyệt vời, nó giúp ta trở thành một người thành công trong cuộc sống.

Trong 2 ngày 03&04/10/2020 vừa qua, chùa Thiên Chánh, phường Phú Trung, TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Các đoàn thể - Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn phường long trọng tổ chức Ngày hội “Văn hóa đọc - Nét đẹp tri thức” lần 01-2020. Chương trình đã thu hút được đông bảo người dân, học sinh, sinh viên trên địa bàn phường và các phường lân cận nhiệt tình đến tham dự và hưởng ứng. Chùa Thiên Chánh đã xây dựng được mô hình đọc sách bằng những gian hàng trên con đường dẫn vào chùa. Với phương châm đưa sách về để bà con địa phương, phật tử tiếp cận thông tin, văn hoá tri thức, đặc biệt là những sách về phật pháp. Giúp người dân tích lũy thêm kiến thức, tăng cường khả năng tư duy trong quá trình áp dụng vào cuộc sống.

Vẫn biết rằng, xu hướng lười đọc sách, ngại đọc sách và sự “phai nhạt” thói quen đọc sách của công chúng ngày càng rõ rệt bởi  sự phát triển như vũ bão của các phương tiện truyền thông đại chúng và các tiện ích xã hội như báo điện tử, truyền hình, facebook, youtube… tưởng chừng như không còn chỗ cho việc đọc sách. Các mạng truyền thông các mối quan hệ xã hội, chăm sóc gia đình đã chiếm hết thời gian, lấp đầy cảm xúc để chúng ta có thể nghĩ đến việc dành thời gian để đọc sách. Nhưng ở ngày hội “Văn hoá đọc – Nét đẹp tri thức” đã mang đến một luồng gió mới với các tầng lớp già, trẻ, học sinh, sinh viên trên địa bàn. Ngày hội đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác, giao lưu giữa bạn đọc với sách. Đây là cơ hội thuận lợi để chúng ta có thể phát triển văn hoá đọc đến các chùa, tự viện trên toàn quốc để lan toả mô hình như chùa Thiên Chánh.

Ngày hội “Văn hoá đọc – Nét đẹp tri thức” tại chùa Thiên Chánh tổ chức đã gây được tiếng vang, sự ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng bởi sự gắn kết chặt chẽ giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các cơ quan ban ngành, cấp chính quyền ở địa phương đã cùng đồng lòng xây dựng thành công khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thông qua ngày hội văn hoá đọc này, ngươi dân, phật tử và các bạn tuổi trẻ đã được đến chùa đọc sách, tiếp xúc, hiểu về đạo Phật qua những sách về Phật pháp.

Việc giáo dục văn hóa đọc sách trong nhà trường, gia đình, xã hội và đặc biệt là ở chùa đã tạo ra được những điểm khác biệt so với suy nghĩ của người trẻ. Phương pháp giáo dục về đọc sách trong nhà chùa là một yếu tố vô cùng quan trọng cần phải nhân rộng và phát huy. Hình thành thói quen đọc cho hàng phật tử, lấy phương tiện nghe nhìn để tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu sách đến với đông đảo bạn đọc, và khơi dậy niềm say mê đọc sách giúp cho họ hiểu được lợi ích của việc đọc sách. Với bản thân mỗi người, văn hóa đọc chính là kĩ năng đọc sách của họ. Để nâng cao kĩ năng của mình, chúng ta cần lựa chọn đề tài sách phù hợp với bản thân, định hướng tài liệu cần tham khảo từ đó vận dụng được những gì mình đã đọc vào trong thực tế.

Có thể khẳng định rằng, mô hình ngày hội “Văn hoá đọc – Nét đẹp tri thức” lần thứ I vừa được tổ chức tại chùa Thiên Chánh đã có sức ảnh hưởng rộng đến quần chúng nhân dân và hàng phật tử. Nên chăng, chúng ta phát huy và nhân rộng mô hình này đến các chùa, tự viện trên toàn quốc nhằm cho giới trẻ, hàng phật tử tiếp cận trực tiếp đến văn hoá đọc nhiều hơn nữa để lan toả giá trị tri thức “văn hóa đọc”  cho giới trẻ nói riêng và cho người dân trong nước nói chung.

Hiện nay, báo chí truyền hình là kênh thông tin có tác động lớn nhất đến dư luận xã hội. Vì vậy, Tạp chí Văn hoá Phật giáo sẽ tiếp tục phát huy tối ưu kênh thông tin của mình để giới thiệu sách đọc, tăng cường và triển khai việc tuyên truyền, quảng bá, định hướng thu hút bạn đọc; Truyền bá những bài viết có chất lượng cao để định hướng cho văn hóa đọc phát triển sâu rộng trên các chùa, tự viện trong cả nước.

Sau đây là một số hình ảnh được ghi nhận:

Hồ Thuỷ

Download Android Download iOS
Ninh Bình: Lễ khánh thành ngôi Tam bảo và Nhà khách chùa Vĩnh Trung

Sáng nay ngày 26/11/2024 ( 26/10/ Giáp Thìn) Chùa Vĩnh Trung xóm 2 - xã Khánh Mậu - huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức lễ Khánh Thành Ngôi Tam Bảo và Nhà Khách. Được sự cho phép của giáo hội phật giáo Việt Nam – huyện Yên Khánh và chính quyền xã Khánh Mậu sơn môn. Sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo Đảng, sự giúp đỡ trợ duyên

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online