Nhiều người Hà Nội sẵn sàng vượt 1.500km đến thủ phủ của bánh tráng, muối tôm

Nghe đọc bài:

Những gian hàng đông kín khách ghé mua đặc sản. Du khách hào hứng hát đờn ca tài tử, múa trống chhay-dăm cùng nghệ sĩ, làm thơ tặng Tây Ninh. Sau sự kiện “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội 2023” dịp cuối tuần qua, Tây Ninh đang trở thành “từ khóa hot” và là điểm đến cuối năm đầy hứa hẹn của nhiều du khách.

Hệ thống Chùa Bà với tuổi đời 300 năm là điểm đến linh thiêng nổi tiếng tại Tây Ninh. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Hiệu ứng từ Ngày Tây Ninh tại Hà Nội

 

Chử Thị Kim Huyền (sinh viên Đại học Quốc gia, Hà Nội) hào hứng chia sẻ tại sự kiện Ngày Tây Ninh tại Hà Nội: "Mình và đám bạn rất mê món bánh tráng Tây Ninh, đã tới gian hàng từ sớm để được ăn món bánh tráng thứ thiệt. Bọn mình cũng từng nghe nói nhiều về Núi Bà Đen, về Tòa Thánh Cao Đài nhưng chưa có cơ hội ghé đến. Đến với sự kiện hôm nay, bọn mình thực sự mê mẩn nét văn hóa của vùng đất này. Chắc chắn cuối năm, bọn mình sẽ lập kế hoạch tới đây tham quan".

Người thủ đô hào hứng check in tại không gian sự kiện “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội". Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Giống Huyền, rất nhiều bạn trẻ tham quan triển lãm ảnh nghệ thuật tại phố đi bộ Hồ Gươm trong “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội” đều háo hức được đến vùng đất bò tơ bánh tráng để được mục sở thị cảnh đẹp núi Bà Đen vốn được mệnh danh là “đệ nhất thiên sơn”, hay đến thăm Tòa Thánh Cao Đài uy nghi, lộng lẫy.

 

Chị Hoàng Phương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) – người đã từng đến núi Bà Đen Tây Ninh hai lần từ ngày còn chưa có hệ thống cáp treo hiện đại cho biết: “Tôi không bao giờ quên hình ảnh từng đoàn người cần mẫn leo bộ lên chùa Bà với lòng thành kính hướng về Linh Sơn Thánh Mẫu. Cuối năm, tôi sẽ quay lại Tây Ninh để được chiêm bái ngọn núi Bà Đen linh thiêng, và tận mắt xem các điệu múa Khmer, các điệu múa trống Chhay dăm do chính người Khmer biểu diễn trên ngọn núi cao nhất Nam bộ”.

Núi Bà Đen - điểm đến mang tính biểu tượng của Tây Ninh. Ảnh: Lê Việt Khánh

Có thể thấy, sức hấp dẫn của Ngày Tây Ninh tại Hà Nội không chỉ là hơn 30 gian hàng với các sản vật trứ danh như bánh tráng, muối tôm, mãng cầu…, và các điểm đến đã trở thành biểu tượng của Tây Ninh như Núi Bà Đen với hệ thống chùa Bà, Tòa Thánh Cao Đài, Ma Thiên Lãnh…, mà còn là rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể của vùng đất được tái hiện sống động như múa trống Chhay dăm, đờn ca tài tử Nam bộ. Ngày hội Tây Ninh tại Hà Nội đã thực sự mang đến cho người dân thủ đô một không gian văn hoá đậm bản sắc Nam bộ– đó chính là cách Tây Ninh đã tạo ra một hiệu ứng đặc biệt với du khách, và đưa Tây Ninh vào top list các điểm đến hấp dẫn bậc nhất tại Nam bộ.

 

Những nơi-phải-đến tại Tây Ninh

 

Tây Ninh vốn nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp của vùng đồng bằng, nơi có ngọn núi Bà Đen cao nhất Nam Bộ nổi lên sừng sững giữa cả một vùng đồng bằng phì nhiêu. Với 95 di tích được xếp hạng, 8 di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là rất nhiều điểm đến tâm linh nổi tiếng và nhiều nét văn hoá đặc sắc giao thoa giữa nhiều dân tộc..., Tây Ninh từ lâu đã trở thành điểm đến hấp dẫn tại khu vực Nam Bộ.

Đông đảo Phật tử về núi Bà Đen trong dịp Lễ Vía Linh Sơn Thánh Mẫu Bồ Tát. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Theo ông Nguyễn Thanh Ngọc – Chủ tịch UBND Tỉnh Tây Ninh, có 4 điểm khác biệt, 4 địa danh mà chỉ Tây Ninh mới có, đó là Núi Bà Đen, Toà Thánh Cao Đài, Căn cứ Trung ương cục Miền Nam và Hồ Dầu Tiếng. Nếu như núi Bà Đen là một trong ba ngọn núi thiêng, huyệt đạo thiêng của cả nước (cùng với núi Chông – Ba Vì, Núi Nưa - Thanh Hoá), gắn liền với huyền thoại về Linh Sơn Thánh Mẫu được tôn làm Bồ Tát và là biểu tượng của đời sống tâm linh của người Nam bộ, thì Tòa Thánh lại là thánh địa của một tôn giáo nội sinh duy nhất tại Việt Nam và hiếm có trên thế giới – đạo Cao Đài. Chỉ riêng hai điểm đến này đã đủ để đưa Tây Ninh trở thành miền non linh đất phước hút hàng vạn Phật tử, tín đồ và các du khách thập phương đến hành hương, chiêm bái mỗi năm.

Núi Bà Đen đón hàng ngàn du khách trong dịp Trung thu. Ảnh: Nguyễn Minh Tú

Theo thống kê, chỉ riêng trong 9 tháng đầu năm 2023, lượng khách đến Tây Ninh đạt 4,22 triệu lượt và mục tiêu của cả năm 2023 là hơn 5 triệu lượt khách. Dự đoán, lượng khách có thể đạt từ 7-10 triệu lượt trong năm 2030.

 

Mới đây nhất, dịp Lễ Hội yến Diêu trì cung tổ chức tại Tòa Thánh Cao Đài vào ngày 15/8 âm lịch, Tây Ninh đã chứng kiến một lượng khách khổng lồ với khoảng 300.000 người là tín đồ Cao Đài trên cả nước và du khách đổ về dự lễ. Không chỉ đổ về khắp các ngả đường xung quanh Tòa Thánh dịp lễ hội quan trọng này, rất đông du khách cũng đã chọn lên núi Bà Đen để hành hương chiêm bái hệ thống chùa Bà với tuổi đời 300 năm tuổi. Tại đỉnh núi, du khách cũng đã được chiêm bái tượng Phật bà Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh núi cao nhất Châu Á, đảnh lễ trước Xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thăm quan Khu triển lãm Phật giáo với hàng trăm phiên bản mô phỏng các tác phẩm Phật giáo kinh điển, và dâng hoa đăng lấp lánh để cầu phước lành, bình an cho gia đạo trong mùa trăng tròn.

Đêm Trung thu tại Toà Thánh Cao Đài. Ảnh: Dương Đức Kiên

Anh Trần Ngọc Hữu (Q. Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: “Mỗi năm tôi đều đến Tây Ninh đôi ba lần, không chỉ để tham gia ngày lễ lớn của đạo Cao Đài, mà còn để lên núi Bà Đen vừa đi lễ, vừa thư thái ngắm cảnh. Núi Bà Đen có một cái lạ là đi bao nhiêu lần cũng không chán, thậm chí mỗi lần lại có một cảm nhận khác. Khi thấy mây bay, khi sương phủ, lúc hoa nở rực rỡ, lúc lại huyền ảo trong hàng trăm ngọn hoa đăng lấp lánh, vô cùng ảo diệu”.

 

Tây Ninh đang cho thấy một sức hấp dẫn đặc biệt với du khách trên cả nước, nhất là du khách phía Bắc, bởi những giá trị văn hoá tín ngưỡng độc đáo mà không phải vùng đất nào cũng có. Cùng với các món ăn trứ danh như bánh canh Trảng Bàng hay muốn tôm, cùng với các di sản văn hoá đậm đà bản sắc miền biên, thì các điểm đến du lịch văn hoá tâm linh độc nhất vô nhị chính là sức hút khiến du khách mê mẩn mảnh đất thơ mộng bên bờ Vàm Cỏ Đông này.


 

Download Android Download iOS
Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024 với hơn 4400 Phật tử tham dự

Sáng ngày 22/12/2024, vòng thi cấp thành phố của Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, với sự tham dự của 4.403 Phật tử đến từ TP.Thủ Đức và 20 quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024 với hơn 4400 Phật tử tham dự

Sáng ngày 22/12/2024, vòng thi cấp thành phố của Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, với sự tham dự của 4.403 Phật tử đến từ TP.Thủ Đức và 20 quận, huyện trên địa bàn thành phố.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online