Những dấu ấn đặc sắc tại Lễ hội Quán Âm Nam Hải năm 2024 của Phật giáo Nghệ An

Nghe đọc bài:

PSO - Lễ hội Quán Âm Nam Hải vừa qua do Ban Trị sự Phật giáo tỉnh tổ chức tại chùa An Thái (xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu) là một bước đột phá trọng tâm để thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết Phật giáo tỉnh đề ra dịp đầu năm. 

Về mặt hình thức lẫn nội dung các chuỗi sự kiện vừa diễn ra có rất nhiều điểm đặc biệt so với các Lễ hội khác trên địa bàn tỉnh như: Lễ hội Khai Bút đầu Xuân tại chùa Đại Tuệ (huyện Nam Đàn); Lễ hội Đền Chùa Gám (chùa Chí Linh) huyện Yên Thành, đều khắc họa vẻ đẹp và giá trị văn hoá của từng địa phương thông qua các điểm nhấn được xây dựng từ nhiều góc độ với mong muốn truyền tải niềm tin, hy vọng và cả sự thấu cảm về giá trị đạo đức tâm linh của nhà Phật. Riêng đối với Lễ hội Quán Âm Nam Hải vừa qua, Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh và Ban Tổ chức đã định vị đây là một sự kiện thường niên, sẽ là điểm hẹn tâm linh đẹp của Phật tử Nghệ An và nhân dân các vùng biển trong khu vực.

Lễ hội Phật giáo với quy mô cấp tỉnh nhưng lại gắn với tín ngưỡng bản địa của dân vùng biển nên các nghi lễ đều được đa dạng hóa nhằm mang đậm sắc màu văn hóa để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người dân và du khách Phật tử. Đây là lần đầu tiên khi Ban Văn hoá - Ban HDPT tỉnh cùng kết hợp kỉ niệm 10 năm thành lập và đưa ra đề án gia đình Phật tử Văn hoá, tạo nên không khí sôi nổi và hào hứng của các Phật tử trong khi tham dự lễ.

Trong suốt lễ hội luôn có sự đồng hành và tham dự của Linh mục Phan Xuân Thắng, Phó chủ tịch UBĐKCG tỉnh Nghệ An, thể hiện tinh thần của tôn giáo bạn rất chân thành với Phật giáo.

Chương trình âm nhạc “Phật giáo sáng đạo trong đời” do Ban Văn hoá TƯ chủ trì quy tụ các ca nhạc sĩ khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam, hướng tới lễ phát động sáng tác âm nhạc cho Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc vào tháng 5/2025 tại TP.Hồ Chí Minh.

Lễ hội đã đánh dấu sự phối kết hợp của Phật giáo với cả hệ thống chính trị xã hội tỉnh Nghệ An như Sở Nội vụ - Ban Tôn giáo, Chi cục thủy sản, Uỷ ban An toàn giao thông, Tỉnh đoàn, Hội liên hiệp Thanh niên tỉnh, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội di sản… cùng rất nhiều các cơ quan ban ngành đều yểm trợ để có một lễ hội thành công ngoài mong đợi.

Đại đức Thích Minh Hải, Chánh văn phòng Tỉnh hội, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo Nghệ An, Phó trưởng ban Thường trực BTC lễ hội cho biết thêm: Đầu tiên, phải kể đến sự lãnh đạo của Trưởng lão Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu, Ủy viên Ban Thường trực HĐCM, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Trưởng BTS Phật giáo Nghệ An; Hoà thượng Thích Thọ Lạc, UV Thường trực HĐTS, Trưởng Ban Văn hóa TƯ, Phó trưởng ban Thường trực Phật giáo tỉnh, Trưởng BTC đã luôn quan tâm và chỉ đạo sát từng công việc, kịch bản chương trình chi tiết tỉ mỉ mong sao phải có những dấu ấn đặc trưng nhất của Văn hóa Phật giáo Việt Nam thông qua lễ hội này. Kế đến là chư Tôn đức và các thành viên 2 Ban Văn hoá và HDPT đã luôn nhiệt tình hoàn thành các công việc được giao.

Người Việt Nam, bất luận bình dân hay trí thức, chúng ta đều thấy có trọng trách tìm hiểu những gì liên hệ với dân tộc và đất nước thân yêu của mình. Sự tìm hiểu ấy giúp cho chúng ta có nhận thức chính xác về tư tưởng, tính tình đồng bào ta. Nếu là người Việt Nam mà không biết gì về truyền thống của dân tộc thì thật thiếu xót làm sao? Ðạo Phật đã chung sống với người dân Việt đã hơn hai mươi thế kỷ, sợi dây liên lạc đã thắt chặt đạo Phật với dân tộc Việt Nam thành một khối bất khả phân ly. Tư tưởng đạo Phật đã thấm nhuần tinh thần dân tộc. Bởi sự liên hệ mật thiết nầy nên người dân Việt coi đạo Phật là đạo của tổ tiên truyền lại. Ðạo Phật bị phá hoại thì tinh thần dân tộc cũng lung lay. Vì thế, để bảo vệ tinh thần dân tộc, gìn giữ tín ngưỡng truyền thống của tổ tiên, người Việt Nam tự thấy có bổn phận bảo vệ đạo Phật một cách hồn nhiên. Cho nên những người làm công tác Văn hóa, nhất là về Văn hoá Phật giáo thì chúng tôi càng phải chỉn chu hơn trong các công việc của mình khi tổ chức sự kiện Lễ hội và điều chúng tối cảm thấy thật vui là nó đã thành tựu viên mãn.

Đây là một điểm mới mà 2 Ban Văn hoá - Ban HDPT tỉnh đã có nhiều cuộc trao đổi và đi đến thống nhất, đến cuối tháng 12/2022, khi vừa bắt đầu bước vào năm đầu tiên của nhiệm kỳ 2022-2027, BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định số 218/QĐ-BTST ngày 30/12/2022 về việc phê duyệt đề án gia đình Phật tử Văn hóa; trong đề án này nêu rất rõ quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu gia đình Phật tử Văn hóa”. Cũng từ đề án này mà 3 Ban đã triển khai sâu rộng đến các cơ sở tự viện tạo thành phong trào tu học Phật pháp rất phấn khởi của tín đồ Phật tử trong toàn tỉnh.

Hiện nay các Ban chuyên môn Phật giáo tỉnh làm sao phải chú trọng phát huy các giá trị tốt đẹp về Văn hóa truyền thống trước sự hội nhập của xã hội hiện nay nhằm lan tỏa những nét đặc trưng nhất bảo tồn giá trị đạo đức tâm linh, lối sống, thuần phong mỹ tục mà Phật giáo Việt Nam đã và luôn đồng hành cùng sự phát triển chung của Dân tộc.

Phật giáo Yên Thành

Download Android Download iOS
Nhiều dấu ấn đặc biệt về Phật học viện Huệ Nghiêm được nhắc lại trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập

Sáng 27/11, Phật học viện Huệ Nghiêm đã tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (1964- 2024) trong không khí trang nghiêm và ý nghĩa. Sự kiện còn kết hợp với lễ tưởng niệm húy kỵ lần thứ 30 của Trưởng lão Hòa thượng Thích Bửu Huệ và tri ân chư Tôn thiền đức tiền bối hữu công.

Chuyện vua Minh Mạng với những lần ghé chùa Thiên Mụ

Minh Mạng là vị vua thứ hai của vương triều Nguyễn, giữ ngôi từ năm 1820 đến năm 1840. Ông nổi tiếng thông minh giỏi giang, quyết đoán và siêng năng. Ở mọi lĩnh vực của đất nước từ nội trị đến ngoại giao đều có dấu ấn trị vì của nhà vua.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

Phú Yên: Chư Tôn đức Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trao học bổng tại Tuy Hòa

Sáng ngày 27/11/2024 (nhằm 27/10/Giáp Thìn), TT.Thích Nhuận Nghĩa - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu làm trưởng đoàn, cùng chư Tôn đức đến thăm và trao học bổng cho 20 em học sinh giỏi và học sinh nghèo hiếu học tại trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (xã Bình Kiến, Tp.Tuy Hòa).

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online