Phái đoàn Ban Hoằng Pháp TW và Ban Kinh tế tài chính TW GHPGVN thăm Hạ trường tỉnh Nghệ An, Ninh Bình

Nghe đọc bài:

Trong 28/7/2024, phái đoàn Ban Hoằng pháp TW và Ban Kinh tế tài chính TW GHPGVN đã đến Trường hạ chùa Diệc (tỉnh Nghệ An) và Trường hạ Tổ đình Kim Liên - Đồng Đắc (tỉnh Ninh Bình) để thăm hỏi động viên hành giả an cư đang tu học tại đây, khép lại chuyến hành trình đi thăm và cúng dường các trường hạ thuộc khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ.

Tại các Hạ trường, phái đoàn đã cúng dường tịnh tài cùng với những vật phẩm thiết yếu như gạo, dầu ăn, bình siêu tốc, nước kiềm, gia vị, sữa….

Dẫn đầu phái đoàn Ban Hoằng pháp TW và Ban Kinh tế tài chính TW GHPGVN là Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Hoằng pháp TW; Thượng tọa Thích Minh Nhẫn - Ủy viên thường trực HĐTS, Phó chánh VP2 TW GHPGVN, Phó trưởng Ban kiêm Chánh thư ký Ban Hoằng pháp TW; Thượng tọa Thích Đức Lợi, Thượng tọa Thích Chúc Tiếp – đồng Phó Ban Hoằng pháp TW cùng chư Tôn đức thành viên Ban Hoằng pháp TW và Ban Kinh tế tài chính TW.

Tại Trường hạ chùa Diệc (tỉnh Nghệ An), Hòa thượng Thích Thọ Lạc - Ủy viên thường trực HĐTS, Trưởng Ban Văn hóa TW, Phó trưởng Ban thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An, Thủ chúng, Chánh Duy na Hạ trường cùng chư Tôn đức hành giả an cư trân trọng đón tiếp phái đoàn.

Được biết năm nay, Phật giáo tỉnh có 2 trường hạ tập trung, gồm: Trường hạ tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh - chùa Diệc (TP.Vinh) có 59 vị Tỳ-kheo an cư; Trường hạ tại chùa Cần Linh (TP.Vinh) có 11 Tỳ-kheo-Ni an cư, ngoài ra còn có hơn 20 vị đăng ký an cư tại các trường Phật học. Năm nay, Hạ trường chọn giảng bộ Bách Trượng thanh quy. Các trường hạ đã nhất tâm cung thỉnh Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Ủy viên thường trực HĐCM, Phó chủ tịch thường trực HĐTS GHPGVN làm Đường chủ Hạ trường; Hòa thượng Thích Thọ Lạc làm Chánh Duy-na; Đại đức Thích Minh Hải - Chánh Văn phòng GHPGVN tỉnh, Phó Chánh Duy-na Thường trực; Thượng tọa Thích Minh Hương - Trưởng Ban Kiểm soát GHPGVN tỉnh, Phó Chánh Duy - na trường hạ chùa Diệc; Ni sư Thích nữ Diệu Nhẫn làm ngôi Thủ chúng, Chánh Duy-na trường hạ chùa Cần Linh. Ban Tổ chức khóa hậu an cư cung thỉnh Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông - Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh GHPGVN giảng chuyên đề về các pháp Yết-ma; phối hợp Ban Tôn giáo triển khai Nghị định 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ và Luật Đất đai sửa đổi 2024... 

Tại đây, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã có đôi lời động viên sách tấn hành giả an cư trong 3 tháng hạ cần tinh tiến tu tập, trưởng dưỡng đạo tâm, trau dồi tam vô lậu học, cùng nhau trao đổi kinh nghiệm hành đạo, để sau khi kết thúc mùa an cư sẽ tiếp tục sự nghiệp hoằng pháp độ sinh.

Chia sẻ với Tăng Ni hành giả an cư, Thượng tọa Thích Minh Nhẫn đã hướng dẫn chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ định hướng cũng như cách đối diện, ứng xử trong bối cảnh truyền thông phát triển như hiện nay.

Thượng tọa nhấn mạnh trong ba tháng an cư kiết hạ, Tăng Ni đã thực hiện theo luật của Đức Phật, tu tập tam vô lậu học Giới - Định - Tuệ. Điều đó còn thể hiện tinh thần lục hòa cộng trụ, cùng nhau trưởng dưỡng đạo hạnh, trang nghiêm Giáo hội. Sự nỗ lực tinh tấn tu tập của Tăng Ni là một bài pháp cao cả nhất để minh chứng cho sự phát triển trường tồn của Đạo Phật, chính những điều này sẽ lan tỏa tác động và ổn định niềm tin của tín đồ Phật tử.

Qua đây, Thượng tọa mong rằng Tăng Ni, Phật tử cần tỉnh thức, thực hiện đúng theo lời dạy của Đức Phật “Không tin những điều gì do lan truyền, do quảng bá, do truyền thống để lại mà chúng ta cần có sự chiêm nghiệm, thực hành điều đó bằng thiện pháp, tu tập an lạc trong hiện tại và vị lai thì chúng ta nên tin”. Thượng tọa nhắc nhở trong thời đại công nghệ hiện nay, khi tham gia mạng xã hội thì Phật tử phải thực sự tỉnh thức.

Sau cùng, Thượng tọa chia sẻ những định hướng của Tăng Ni trong việc hoằng pháp, mang giáo pháp của Phật đến với Phật tử và nhân dân trên tinh thần hộ quốc an dân, với phương châm Đạo pháp - Dân tộc - Chủ Nghĩa Xã Hội.

Tại Trường hạ cơ sở II (Tổ đình Kim Liên - chùa Đồng Đắc, huyện Kim Sơn) Phật giáo tỉnh Ninh Bình, tiếp đón phái đoàn có Thượng tọa Thích Minh Quang - Uỷ viên Thư ký Ban Thường trực HĐTS, Phó Chánh VP1 TW GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Ninh Bình, Trưởng Ban chỉ đạo an cư cùng chư Tôn đức Tăng Ni hành giả an cư.

Hiện nay, trên toàn tỉnh Ninh Bình có 356 ngôi chùa, trong đó có 66 ngôi chùa di tích, 40 ngôi chùa di tích cấp tỉnh và 26 ngôi chùa di tích cấp Quốc gia. Trong tỉnh có 386 Tăng Ni, và năm 2024 có 224 hành giả an cư chia làm 3 nơi: Trường hạ cơ sở I tại chùa Vệ (huyện Yên Khánh) với 102 hành giả an cư, Trường hạ cơ sở II tại Tổ đình Kim Liên - Đồng Đắc với 82 hành giả an cư, và Trường hạ Chùa Hồng An (huyện Nho Quan) có 40 hành giả an cư. 

Năm nay, các Hạ trường đều thống nhất giảng Kinh Tập A Hàm, Luật Sa Di và Thiền Lâm Bảo Huấn. Bên cạnh đó còn có các chuyên đề về trụ trì, hoằng pháp, truyền thông.v.v.... BTS tỉnh quán triệt Giảng sư tại các trường hạ thống nhất nội dung giảng dạy trong 3 tháng hạ, không mượn diễn đàn để phát ngôn thiếu chuẩn mực.

Trong lời chia sẻ về quá trình tu học của Tăng Ni tỉnh nhà, Thượng tọa Thích Minh Quang bày tỏ niềm vui mừng khi tại Phật giáo tỉnh nhà, các thế hệ không bị đứt đoạn và trong tương lai 20 năm tới không phải lo lắng về vấn đề nhân sự của Phật giáo tỉnh nhà. Bởi lẽ hiện nay, thế hệ Tăng Ni trẻ có 48 vị đang theo học tại các Trường Phật học ở nước ngoài. "Tất cả nhờ chư Phật, chư vị lịch đại Tổ sư, chư vị Đế Vương đã gia hộ cho Phật giáo Việt Nam nói chung, đặc biệt là Phật giáo cố đô Ninh Bình nói riêng" - Thượng tọa chia sẻ.

Ban đạo từ tại buổi gặp mặt, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm bày tỏ niềm hoan hỷ và tán thán những thành tựu Phật sự mà BTS GHPGVN tỉnh Ninh Bình đã đạt được trong thời gian qua. Tất cả là nhờ sự đoàn kết, hòa hợp của Tăng Ni Phật tử tỉnh nhà. 

Nhân dịp này, Hòa thượng đã nói về ý nghĩa của việc an cư kiết hạ, và chia sẻ "Phật giáo phía Bắc từ nghìn xưa đều nương vào chốn Tổ an cư, để được sự dạy bảo của các bậc Tôn túc trưởng thượng trong sơn môn, trụ trì các chốn Tổ. Hơn nữa còn được nương vào năng lượng của chư vị Lịch đại tổ sư tiền bối đã quá vãng. Phật giáo tỉnh Ninh Bình năm nay có 3 điểm an cư đều ở 3 nơi thánh tích, đặc biệt tại Tổ đình Kim Liên - Đồng Đắc là nơi còn dư âm hình bóng Đức Đệ nhất Pháp chủ GHPGVN". 

Qua những tấm gương chư vị Tổ sư tiền bối thời cận đại mà Hòa thượng chia sẻ, người con Phật trên mảnh đất Ninh Bình thêm tự hào về một vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra những anh tài kiệt xuất cả về Đời và Đạo. Hòa thượng vô cùng hoan hỷ với việc đào tạo, quán triệt tinh thần cũng như thống nhất nội dung giảng dạy của vị Giảng sư khi thăng tòa thuyết pháp của BTS GHPGVN tỉnh Ninh Bình, bởi đó đúng với 5 điều Đức Phật dạy "Ta thuyết pháp có thứ tự, ta thuyết pháp chú tâm vào pháp môn, ta thuyết pháp vì lòng thương tưởng, ta thuyết pháp không vì lợi dưỡng danh dự, ta thuyết pháp mà không làm tổn thương tới người khác". Hòa thượng mong chư Tăng Ni hãy nhớ mình là người sứ giả của Như Lai, vào nhà Như Lai, ngồi tòa Như Lai, mặc áo Như Lai, nói pháp Như Lai. Đặc biệt, Hòa thượng sách tấn Tăng Ni trẻ cần phát huy sức trẻ để tinh tiến tu học, nghiên cứu kinh điển, nỗ lực dấn thân hành Đạo, mang giáo pháp của Đức Thế Tôn phổ cập nhân gian, mang lại lợi lạc cho chúng sinh.

Hòa thượng cũng giảng giải cho hàng Phật tử về những lợi ích của việc trở về hộ trì chư Tăng trong 3 tháng an cư kiết hạ. Để từ đó, mong rằng các Phật tử giữ bồ đề tâm kiên cố vào ngôi Tam Bảo, tinh tiến tu học để chuyển hóa tam độc, đời nay thân cận Tam Bảo để đời sau vẫn là người con của Tam Bảo, đặc biệt "nhất tâm cùng Phật, nhất hướng cùng Thầy", hộ trì quý Thầy xây dựng Đạo Phật ngày càng phát triển vững mạnh đồng hành cùng dân tộc.

Buổi đi thăm, cúng dường và thuyết giảng tại các Hạ trường trong toàn miền Bắc - Bắc Trung Bộ của phái đoàn Ban Hoằng pháp và Ban kinh tế tài chính TW GHPGVN đã thành tựu viên mãn.

 

Diệu Tường

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online