Phần Lan: Cộng đồng Phật tử Thái Lan và Sri Lanka tổ chức đón tết cổ truyền tại chùa Đại Thọ

Nghe đọc bài:
TT. Phra Yutthapol, TT. Anomadassi Medaganoya chứng minh tại buổi lễ.

Sáng ngày 07/04/2024, hơn 100 người thuộc cộng đồng Phật tử Thái Lan, Sri Lanka và Việt Nam đã vân tập về chùa Đại Thọ (Kerava, Phần Lan) tổ chức lễ trai tăng, cúng dường và thực hiện nghi lễ chúc phúc, đón chào năm mới theo truyền thống Thái Lan và Sri Lanka.

Chứng minh tại buổi lễ có sự hiện diện của TT. Phra Yutthapol, TT. Anomadassi Medaganoya cùng các Phật tử cộng đồng người Thái Lan, Sri Lanka và Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Phần Lan.

Phật tử thực hiện nghi thức xối nước lên tay chư Tăng nhân dịp năm mới.

Được biết, cùng với Tết Songkran đón mừng năm mới ở Thái Lan, Tết Bunphimay cổ truyền của dân tộc Lào, Tết Thingyan truyền thống của người Myanmar thì Tết năm mới của Sri Lanka được gọi là Sinhala -Tamil, được ghép từ tên hai dân tộc có dân số đông nhất nước.

Phật tử thực hiện nghi thức xối nước lên tay chư Tăng nhân dịp năm mới.

Tại Thái Lan, Tết Songkran đặc trưng là hoạt động té nước như một lời chúc mừng may mắn. Lễ hội té nước Songkran mang ý nghĩa gột rửa, thanh tẩy đi những nguồn năng lượng xấu, những tội lỗi của năm cũ đã qua, để chào đón một năm mới may mắn sắp sang. Đặc biệt, người Thái quan niệm rằng ai càng ướt thì người đó càng may mắn. Thế nên mọi người đều ra sức tạt nước, khiến không khí náo nhiệt và đặc trưng nhất khi nhắc về Tết Songkran của Thái Lan.

Chư Tăng cột chỉ tay an lành đến các Phật tử.

Tại Sri Lanka, nhà nào cũng trang trí trước cửa với hai cây chuối còn nguyên hai quầy trĩu quả cùng một tháp dừa rất to. Được biết, theo quan niệm của người dân, dừa và chuối là hai loại quả tinh khiết nhất bởi không được trồng từ hạt của người ta vứt đi sau khi ăn. Cây dừa con nảy mầm từ bên trong quả dừa còn nguyên vẹn, cây chuối con được sinh ra từ gốc thân chuối mẹ. Vì thế, dừa và chuối là những vật phẩm không bị hoen ố, nhiễm bẩn, được chọn để dâng cúng.

Các Phật tử thực hiện nghi thức xối nước chúc an lành.

Mặc dù sống xa quê hương, với nền văn hóa khác biệt, thời tiết, khí hậu cũng khác biệt, nhưng cộng đồng Phật tử Thái Lan và Sri Lanka luôn gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và quốc gia.

Phật tử Thái Lan - Sri Lanka và Việt Nam tại Phần Lan.

Trong buổi lễ đón chào năm mới, các Phật tử đã thực hiện nghi thức xối nước lên tay của chư Tăng như một lời cầu chúc an lành. Sau đó, chư Tăng sẽ thực hiện nghi thức cột chỉ tay cầu mong an lành đến Phật tử và gia đình.

Phật tử Thái Lan - Sri Lanka và Việt Nam tại Phần Lan.

Mọi người đều hân hoan trong không khí hoan hỷ, ấm cúng tại một ngôi chùa Nam Tông Việt Nam đầu tiên ở Phần Lan.

Phật tử Thái Lan - Sri Lanka và Việt Nam tại Phần Lan.

Định Phúc Spuñño

(Phân Ban TT-TT PGNTK TW)

Download Android Download iOS
Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024 với hơn 4400 Phật tử tham dự

Sáng ngày 22/12/2024, vòng thi cấp thành phố của Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, với sự tham dự của 4.403 Phật tử đến từ TP.Thủ Đức và 20 quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024 với hơn 4400 Phật tử tham dự

Sáng ngày 22/12/2024, vòng thi cấp thành phố của Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, với sự tham dự của 4.403 Phật tử đến từ TP.Thủ Đức và 20 quận, huyện trên địa bàn thành phố.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online