Phát biểu của Hòa thượng Chủ tịch HĐTS tại Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX

PHẬT GIÁO VIỆT NAM TIẾP TỤC TRUYỀN THỐNG “HỘ QUỐC AN DÂN” TÍCH CỰC ĐÓNG GÓP XÂY DỰNG ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ MỚI

HT. Thích Thiện Nhơn Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN Chủ tịch HĐTS GHPGVN

                   Kính thưa đoàn chủ tịch          Kính thưa quý vị đại biểu           Kính thưa đại hội          Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 9 nhiệm kỳ 2019 – 2024 là ngày hội lớn của những người làm công tác Mặt trận nói riêng và của toàn thể thành viên trong ngôi nhà đại đoàn kết dân tộc nói chung, hòa trong không khí hân hoan phấn khởi trước những thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội thời hội nhập, thể hiện ý thức trách nhiệm của Phật giáo nước nhà trên bước đường đồng hành cùng dân tộc, trước hết cho phép tôi thay mặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam kính gởi đến quý vị Đại biểu lời cầu chúc tốt đẹp nhất, chúc đại hội thành công tốt đẹp.         Kính thưa Đại hội         Tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân là một trong những nhiệm vụ, vai trò quan trọng hàng đầu của MTTQ Việt Nam. Hơn bao giờ hết, tinh thần đoàn kết luôn là chất keo gắn bó tất cả các mối quan hệ trong cuộc sống, đưa đến một sự thành công viên mãn, Hồ Chủ Tịch đã từng khẳng định: “Không có thứ vũ khí nào khác có đủ sức mạnh vô địch để chiến thắng kẻ thù ngoài sự đoàn kết các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo”. Chính vì vậy, vấn đề tập hợp, đoàn kết, và đoàn kết tôn giáo trong thời đại ngày nay chưa bao giờ mất đi ý nghĩa và vai trò quan trọng của nó. Điều này được thể hiện rất rõ qua tư tưởng của Đức Phật trong Kinh Trường Bộ, phẩm Kinh Đại Niết Bàn như sau: “Này các Tỳ kheo, ngày nào chư đệ tử còn hội họp, chung sống trong tinh thần đoàn kết, làm việc  trong tinh thần đoàn kết, giải tán trong tinh thần đoàn kết, thì nhất định giáo pháp không thể suy đồi mà trái lại còn phồn thịnh hơn trước”. Mặt trận Tổ quốc từ khi ra đời trải qua chiều dài của lịch sử thăng trầm, yếu tố  không tách rời đó là đoàn kết và phát huy tinh thần của dân tộc và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, vị trí của MTTQ đã trở nên quan trọng trong khối đại đoàn kết, với vai trò tập hợp các tổ chức lại đã làm nên thành công thắng lợi đặc biệt trong thời kỳ hội nhập và phát triển, nó càng trở nên quan trọng hơn. Truyền thống “hộ quốc an dân” của Phật giáo Việt Nam đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam không ngừng phát huy với kết quả khả quan đó là những đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng ngôi nhà đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ đổi mới của đất nước. Nói đến vai trò “hộ quốc an dân”của Phật giáo trong các hoạt động xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đó là vai trò trách nhiệm của Phật giáo đối với đời sống con người trong sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, bởi vì đây là sứ mạng cao cả của đạo Phật và đây cũng chính là trách nhiệm thiêng liêng của Phật giáo Việt Nam trong mọi thời đại.           Kính thưa Đại hội         Ngay từ thời du nhập vào đất nước ta, thông qua nguồn tuệ giác và tứ vô lượng tâm từ bi hỷ xả, Phật giáo đã dung hòa với văn hoá dân tộc trên tinh thần tùy duyên lợi hành đồng sự, nhờ tinh thần hòa hợp dung thông này, Phật giáo đã thể hiện thành công trong việc nhập thế độ sanh, gieo mầm đạo đức, ban rải từ tâm, đem ánh sáng giác ngộ và tinh thần giải thoát cho tất cả mọi người, đặc biệt là thông qua “Ngũ giới” và “Bát Chánh Đạo”, Phật giáo đã góp phần xây dựng nên một cộng đồng xã hội lý tưởng, đầy đủ phẩm chất đạo đức, thuần lành, trong sáng, vị tha, năng động  và tích cực gắn kết các mối quan hệ trong xã hội với mục đích cao cả, đó là cùng vì lợi ích chung của toàn dân tộc; đây cũng chính là sự khởi đầu cho việc xây dựng nền móng ngôi nhà đại đoàn kết toàn dân tộc.            Đạo Phật có mặt ở Việt Nam hơn 2000 năm, lịch sử đã chứng minh Phật giáo là tôn giáo có truyền thống yêu nước, hằng vì lợi ích chúng sanh, trong suốt quá trình đồng hành cùng dân tộc, với vai trò hộ quốc an dân, Phật giáo Việt Nam đã có những đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, nhất là việc tạo được sự hòa hợp đoàn kết, đồng thuận nhất quán trong tập thể Tăng Ni Phật tử để cùng nhau chung tay xiển dương các giá trị đạo đức, nhân văn, vì hạnh phúc của chúng sinh, vì hòa bình của đất nước và nhân loại.          Nhìn lại lịch sử nước nhà, từ thời kỳ dựng nước và giữ nước, vai trò hộ quốc an dân của Phật giáo được thể hiện nổi bật qua các triều đại Đinh - Lê - Lý - Trần, lịch sử ghi nhận. Các vị Tăng Thống, Quốc Sư, Thiền sư đã ủng hộ các triều đại làm cho quốc gia hưng thịnh phú cường, tạo được sự đoàn kết toàn dân thành một tổng hợp lực đánh thắng các thế lực ngoại bang, quân Tống nhà Lý, quân Nguyên Mông nhà Trần.          Bước sang thời cận hiện đại, Phật giáo Việt Nam tiếp tục truyền thống “hộ quốc an dân” đồng hành cùng dân tộc, tích cực tham gia các phong trào cứu quốc, trong suốt thời kỳ này, tinh thần nhập thế tích cực của Phật giáo trong vai trò hộ quốc an dân càng được minh chứng qua các cuộc đấu tranh đòi bình đẳng, hòa bình thống nhất đất nước của Tăng Ni Phật tử và sự dấn thân của chư tôn đức Hòa thượng tích cực tham gia kháng chiến, giải phóng dân tộc thống nhất đất nước. Sau năm 1975, đất nước hòa bình thống nhất, Tăng Ni Phật tử tích cực tham gia lao động sản xuất, các ngôi chùa trở thành các lớp học tình thương, cơ sở nuôi dạy dỗ trẻ em mồ côi, khuyết tật, nhiều chùa trở thành phòng khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho người nghèo, các phong trào xây dựng đất nước và an sinh xã hội được Tăng, Ni, Phật tử nhiệt tình tham gia, tất cả tạo nên bức tranh sinh động vai trò hộ quốc an dân của Phật giáo trong thời kỳ đất nước còn khó khăn sau ngày giải phóng. Đặc biệt, kể từ ngày Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập vào năm 1981, với phương châm hoạt động “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, truyền thống hộ quốc an dân của Phật giáo lại một lần nữa được phát huy, Tăng Ni Phật tử tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, như “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, “Toàn dân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, nhiệt tình hưởng ứng các chính sách “Đền ơn đáp nghĩa” đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, đóng góp công sức tiền của xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhận nuôi dưỡng chăm sóc các Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, nuôi dưỡng người già có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, mở phòng khám chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi, tham gia hiến máu nhân đạo, tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo như tự nguyện đóng góp tiền cứu trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt… với tổng số tiền hàng trăm tỷ cho mổi năm. Với những kết quả đạt được dù vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng, nhưng điều này đã nói lên rằng, Phật giáo là một trong những tổ chức đi đầu trong các công tác từ thiện xã hội, đặc biệc trong đó có công tác giáo dục đạo đức nhân cách cho người có duyên với Phật pháp, bảo tồn và làm thăng hoa bản sắc văn hóa dân tộc, nhiệt tình hưởng ứng công tác tuyên truyền vận động người dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước do Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam phát động.            Một trong những đặc điểm của xã hội hiện đại đó là sự tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật, nhất là sự phát triển lĩnh vực thông tin truyền thông với tốc độ chóng mặt, ở mặt trái, nó đã tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình an ninh chính trị, kinh tế và đời sống văn hóa xã hội, tất cả đều là những nguy cơ tạo nên sự bất ổn trong bối cảnh thời hội nhập, trước tình hình này, tiếp tục truyền thống hộ quốc an dân, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã chủ động khuyến hóa Tăng Ni Phật tử luôn sáng suốt cảnh giác trước những diễn biến phức tạp của mặt trái xã hội, chấp hành Hiến chương Giáo hội và pháp luật nhà nước quy định, luôn tuân thủ theo giới luật nhà Phật, tích cực tham gia các hoạt động công ích xã hội, đồng thời tăng cường các biện pháp xử lý hóa giải những vấn đề phát sinh gây ảnh hưởng đến sự hòa hợp trong nội bộ Phật giáo nói riêng và sự đoàn kết đối với các cá nhân, các tổ chức trong xã hội.            “Hộ quốc an dân” chính là biểu hiện nhập thế của Phật giáo góp phần vào công cuộc bảo vệ xây dựng Tổ quốc và an sinh xã hội, tư tưởng và hành động “Hộ quốc an dân” là truyền thống ngàn đời của Phật giáo Việt Nam, vốn xuất phát từ lời thệ nguyện khi “Phát Bồ đề tâm” của người con Phật, một trong những điều quan trọng của “phát bồ đề tâm” đó là “Trên đền bốn ân nặng, dưới cứu khổ ba đường”, nói một cách khác, đó là ân của Tổ quốc và ân của đồng bào. Có thể nói đây là điểm nhấn để người học Phật trong ngôi nhà Giáo hội Phật giáo Việt Nam đều phải phấn đấu chu toàn bổn nguyện trên bước đường tu học cũng như ý thức bổn phận trách nhiệm của một công dân yêu nước thương nòi.          Thời đại ngày nay, hòa cùng sự thịnh trị của đất nước, Phật giáo nước nhà cũng ngày càng phát triển, tiếp tục khẳng định vai trò là một thành viên tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đồng hành gắn bó với khối đại đoàn kết toàn dân, với tiềm lực và truyền thống hộ quốc an dân, được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước và sự động viên khích lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh sẵn có, phấn đấu nỗ lực cống hiến hết mình vì lý tưởng xây dựng một xã hội tình thương, an lạc và hạnh phúc, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn toàn dân tộc trong thời kỳ mới.         Kính chúc Đại hội thành công tốt đẹp Xem thêm: Phóng sự GHPGVN đồng hành cùng Đại hội đại biểu MTTQVN
Download Android Download iOS
Lai Châu: 800 phần quà trao đến tay bà con huyện Phong Thổ mừng xuân Ất Tỵ

PSO - Sáng ngày 10/1/2025 (nhằm ngày 11/Chạp năm Giáp Thìn), ngày thứ 3 của hành trình mang “Tết yêu thương” đến với bà con đồng bào các tỉnh miền múi phía Bắc do Ban Kinh tế Tài chính Trung ương phát động đã đến các xã Khổng Lào, Mù Sang, Dào Sang và Bản Lang thuộc huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu để trao những phần quà ý nghĩa đến với bà con nơi đâ

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Phòng: Chùa Khánh Vân (Quảng Luận) tiếp tục tổ chức khóa tu Mùa đông – Học kỳ Bụt nhí lần thứ IX

PSO - Tối ngày 10/01/2025 (nhằm ngày 11/Chạp năm Giáp Thìn), tại chùa Khánh Vân – Quảng Luận (Tổ dân phố Quảng Luận, phường Đa Phúc, quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng) đã long trọng diễn ra lễ khai mạc khóa tu “Mùa Đông – Học Kỳ Bụt Nhí” lần thứ IX năm 2025 chủ đề “Ươm mầm tài năng”, với sự tham dự của hơn 200 tu sinh.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online