01/12/2019 09:49

Phật giáo Hà Tĩnh tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông và lịch đại Tổ sư năm 2019


Sáng ngày 28 tháng 11 năm 2019, nhằm ngày 3 tháng 11 năm Kỷ Hợi, tại chùa Cảm Sơn – Văn phòng BTS GHPGVN tỉnh Hà Tĩnh (phường Đại Nài, Tp. Hà Tĩnh), BTS GHPGVN tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ tưởng niệm 711 năm ngày Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn, tưởng niệm Chư vị Tổ sư Phật giáo Hà Tĩnh qua các thời kỳ, tưởng niệm cố Trưởng lão HT. Thích Thanh Tứ – nguyên Thành viên HĐCM, nguyên Phó chủ tịch Thường trực HĐTS, nguyên Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

nguoiphattu_com_ha_tinh_tuowng_niem_to_su_2190.jpg

Chứng minh buổi lễ có HT. Thích Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Hoằng pháp TƯ, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Hà Tĩnh; Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ, UV HĐTS, Phó TT BTS GHPGVN tỉnh Hà Tĩnh; Chư tôn đức trụ trì các tự viện huyện, thị, thành cùng đông đảo Phật tử các đạo tràng trong toàn tỉnh về tham dự. Đại diện lãnh đạo chính quyền có ông Dương Xuân Hòa, Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ông Bùi Văn Tuấn, Phó trưởng ban Tôn giáo, đại diện một số phòng, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, thành phố Hà Tĩnh, phường Đại Nài.

nguoiphattu_com_ha_tinh_tuowng_niem_to_su_aa0.jpg

Tại buổi lễ, TT.Thích Chiếu Tuệ,  Phó Thường trực BTS GHPGVN tỉnh đã cung tuyên tiểu sử đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông, ôn lại cuộc đời sự nghiệp và những cống hiến to lớn của Ngài với dân tộc và đạo pháp, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ hộ quốc an dân đã từ bỏ ngai vàng, lên núi Yên Tử tu hành, lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

nguoiphattu_com_ha_tinh_tuowng_niem_to_su_21921.jpg

Tiểu sử của Ngài có đoạn:“Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh. Thân hình Ngài có những đặc điểm khác thường, nhất là có màu vàng, nên được vua cha đặt cho biệt hiệu là Phật kim.

Ngài học đạo với Tuệ Trung Thượng Sĩ, được Thượng Sĩ hết lòng hướng dẫn và trao đổi những yếu nghĩa Thiền tông. Ngài tâm đắc nhất là câu: “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” (Quan sát lại chính mình đó là bổn phận, không do người khác làm được) và tôn thờ Tuệ Trung Thượng Sĩ làm Thầy. Ngài thường tới lui chùa Tư Phúc trong kinh thành để tụng kinh, tọa thiền, lễ bái Tam bảo.

Năm 21 tuổi (1279), Ngài được Trần Thánh Tông truyền ngôi, trị vì thiên hạ Đại Việt, lấy đức trị vì, dân chúng an cư lạc nghiệp, lấy niên hiệu là Thiệu Bảo.

Năm 1282, Ngài chủ trì Hội nghị Bình Than để lấy ý kiến toàn dân trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Năm 1284, trước khi cuộc chiến tranh diễn ra, Ngài chủ trì Hội nghị Diên Hồng, lấy ý kiến các vị Bô lão, những người đứng đầu các Bộ lạc. Toàn thể hội nghị già trẻ, gái trai đều một lòng tung hô quyết chiến.Năm 1285, với tinh thần bảo vệ dân tộc, Tổ quốc của toàn dân, Ngãi đã lãnh đạo và chiến thắng cuộc xâm lăng Nguyên – Mông lần thứ nhất.

Với ý đồ bành trướng Phương Nam, tiến chiếm Chiêm Thành, làm bàn đạp thôn tính Đại Việt, Trần Nhân Tông lại một lần nữa lãnh đạo cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, với sự quyết tâm chiến thắng của toàn quân, toàn dân, Ngài đã chiến thắng quân Nguyên – Mông lần thứ hai năm 1288. Cảm hứng trước sự chiến thắng của dân tộc, Ngài đã làm hai câu thơ lưu lại:

“Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông muôn thuở vững âu vàng”.

Năm 41 tuổi (1293), Ngài nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông lên làm Thái Thượng Hoàng. Năm 1294, Ngài cầm quân sang chinh phạt Ai Lao, giữ yên bờ cõi và làm cho nước Triệu Voi tiếp tục thần phục Đại Việt.

Sau khi chinh phạt Ai Lao, Ngài trở về Hành cung Vũ Lâm – Ninh Bình, cầu Quốc sư Huệ Tuệ làm lễ Xuất gia, tập sự tu hành tại đây một thời gian. Năm 1299. Ngài quyết tâm trở lại thăm Kinh sư lần cuối, rồi đi thẳng lên núi Yên Tử – Quảng Ninnh quyết chí tu hành, tham thiền nhập định, lấy tên là “Hương Vân Đại Đầu Đà” và độ Đồng Kiên Cương làm đệ tử và ban pháp hiệu là Pháp Loa.

Năm 1307, Ngài truyền Y Bát lại cho Tôn giả Pháp Loa, lên làm Sơ Tổ Trúc Lâm và Pháp Loa là Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm. Trong thời gian đó, Ngài thường lui tới chùa Báo Ân Siêu Loại, Sùng Nghiêm Hải Duơng, Vĩnh Nghiêm Lạng Giang, chùa Từ Lâm, chùa Quỳnh Lâm Đông Triều để giảng kinh, thuyết pháp và chứng minh các Lễ hội…

Sau khi truyền Y Bát cho Tôn giả Pháp Loa, Ngài tập trung biên soạn Kinh sách và Ngữ lục. Qua đó, Ngài đã để lại cho đàn hậu học một số tài liệu vô cùng quý báu như: Trần Nhân Tôn thi tập, Đại Hương Hải Ấn thi tập, Tăng Già Toái Sự, Thạch Thất Mỵ Ngữ, Trung hưng Thực Lục, Truyền Đăng Lục v.v….

Theo sử cũ, Ngài xả báo an tường, thâu thần thị tịch ngày 01/11/Mậu Thân (1308). Thọ thế 51 năm tại am Ngọa Vân – Đông Triều – Quảng Ninh. Vua Trần Anh Tông cung thỉnh nhục thân Ngài về kinh đô Thăng Long cử hành Quốc tang trong thời gian hai tuần. Sau đó, Vua quan, quần thần, văn võ bá quan, đệ tử Pháp Loa, Bảo Sát và chúng Tăng trong nước cử hành Lễ Trà tỳ.

Sau khi thu nhặt Xá lợi, Xá lợi được chia làm hai phần, một phần xây tháp thờ ở Lăng Quý Đức phủ Long Hưng – Thái Bình; một phần xây tháp tôn thờ tại chùa Vân Yên – Yên Tử, Quảng Ninh, lấy hiệu là Huệ Quang Kim Tháp, dâng Thánh hiệu: Đại Thánh Trần Triều, Trúc Lâm Đầu Đà, Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Phật Tổ.”

nguoiphattu_com_ha_tinh_tuowng_niem_to_su_21925.jpg

Tiếp sau đó, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cũng đã dâng lời tưởng niệm Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông, lời tưởng niệm có đoạn; “Trên tinh thần sắc tướng vốn không, mượn cảnh huyễn, độ người như huyễn, tử sinh nào có, nương thuyền từ độ kẻ trong mê, như Tổ sư đã dạy ‘Tất cả pháp không diệt. Ai hiểu được như vầy. Thì chư Phật hiện tiền. Nào có đến có đi’.

nguoiphattu_com_ha_tinh_tuowng_niem_to_su_21923.jpg

Do đó, dù thời gian có đi qua hơn 700 năm, không gian có biến dịch, song công đức, đạo nghiệp của Tổ sư vẫn còn sống mãi trong trang sử vàng son của dân tộc, của Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp hộ quốc an dân, đoàn kết hòa hợp toàn dân, phát huy Đạo pháp trong thời đại ngày nay và mãi mãi về sau. GHPGVN hôm nay nguyện tiếp tục sự nghiệp quang huy của Tổ, xây dựng một Tịnh độ tại nhân gian bằng tinh thần Phật giáo Việt Nam, con người Việt Nam và Dân tộc Việt Nam”.

nguoiphattu_com_ha_tinh_tuowng_niem_to_su_21928.jpg

Trong tinh thần tri ân toàn thể Chư tôn đức Tăng ni và đại chúng trang nghiêm dâng nén tâm hương hướng lòng về non thiêng Yên Tử, nơi Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông xuất gia tu hành lập ra Thiền phái Trúc lâm Yên Tử bái vọng, tưởng niệm sơ tổ Trúc Lâm Đầu Đà, Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Phật Tổ và Lịch đại Chư vị tổ sư hoằng truyền chánh pháp khai sáng già lam trên quê hương Hà Tĩnh qua các thời kỳ.

Trước đó, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cùng Chư tôn đức đã cử hành nghi lễ tâm linh cúng lịch đại Chư vị Tổ sư tại tổ đường chùa Cảm Sơn, toàn thể đại chúng vân tập về chánh điện tụng kinh, niệm Phật, bái lạy Chư tổ.

nguoiphattu_com_ha_tinh_tuowng_niem_to_su_21911.jpg

nguoiphattu_com_ha_tinh_tuowng_niem_to_su_2198.jpg

nguoiphattu_com_ha_tinh_tuowng_niem_to_su_2196.jpg

nguoiphattu_com_ha_tinh_tuowng_niem_to_su_2195.jpg

Từ năm 2016 đến nay, BTS GHPGVN tỉnh Hà Tĩnh lấy ngày 3.11 (âm lịch) hằng năm là ngày tưởng niệm Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông và lịch đại Chư vị Tổ sư Phật giáo Hà Tĩnh nhằm thể hiện tinh thần tri ân Sơ tổ Trúc lâm và nhắc nhở mọi người trân trọng và biết ơn các bậc tiền nhân vì đạo pháp dấn thân trên vùng đất này.

Một số hình ảnh ghi nhận tại buổi lễ tưởng niệm.

nguoiphattu_com_ha_tinh_tuowng_niem_to_su_2191.jpg

nguoiphattu_com_ha_tinh_tuowng_niem_to_su_2193.jpg

nguoiphattu_com_ha_tinh_tuowng_niem_to_su_2194.jpg

nguoiphattu_com_ha_tinh_tuowng_niem_to_su_2197.jpg

nguoiphattu_com_ha_tinh_tuowng_niem_to_su_2199.jpg

nguoiphattu_com_ha_tinh_tuowng_niem_to_su_21912.jpg

nguoiphattu_com_ha_tinh_tuowng_niem_to_su_21917.jpg

nguoiphattu_com_ha_tinh_tuowng_niem_to_su_21919.jpg

nguoiphattu_com_ha_tinh_tuowng_niem_to_su_21913a.jpg

nguoiphattu_com_ha_tinh_tuowng_niem_to_su_21914.jpg

nguoiphattu_com_ha_tinh_tuowng_niem_to_su_21915.jpg

nguoiphattu_com_ha_tinh_tuowng_niem_to_su_21916.jpg

nguoiphattu_com_ha_tinh_tuowng_niem_to_su_21918.jpg

nguoiphattu_com_ha_tinh_tuowng_niem_to_su_21922.jpg

nguoiphattu_com_ha_tinh_tuowng_niem_to_su_21927.jpg

nguoiphattu_com_ha_tinh_tuowng_niem_to_su_21930.jpg

Hồng Lam

The post Phật giáo Hà Tĩnh tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông và lịch đại Tổ sư năm 2019 appeared first on Phật Sự Online Miền Bắc.

Download Android Download iOS
Hà Nội: CLB Cựu chiến binh Phật tử Quán Sứ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 18-12-2024 (18/11 năm Giáp Thìn) Câu lạc bộ cựu chiến binh Phật tử Quán Sứ long trọng tổ chức buổi giao lưu gặp mặt cựu chiến binh Phật tử nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944 -22/12/2024 nhằm tri ân và tôn vinh các Phật tử cựu chiến binh và các Phật tử đã có nhiều đóng góp vào công tác phụng đạo yêu nước.

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online