Phật giáo Long An đón tiếp Cựu Tổng thống Hàn Quốc - Lee Myung-Bak viếng thăm chùa Pháp Minh

Nghe đọc bài:

PSO - Chiều ngày 03/12/2023, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An, Ban Phật giáo Quốc tế GHPGVN tỉnh Long An, Ban Trị sự GHPGVN huyện Đức Hòa, chư Tăng và Phật tử chùa Pháp Minh long trọng đón tiếp Ngài Trương Tấn Sang - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Ngài Lee Myung-Bak - Cựu Tổng thống Hàn Quốc nhân chuyến công tác tại Long An đã viếng thăm chùa Pháp Minh, ấp Giồng Lớn, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Đón tiếp phái đoàn có: HT. Thích Minh Thiện - Uỷ viên HĐTS, Phó ban Hoằng pháp TƯ, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Long An; TT. Thích Quảng Tâm - Uỷ viên HĐTS, Phó ban Từ thiện xã hội TƯ, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh; TT. Thích Lệ Trí - Uỷ viên HĐTS, Phó ban Văn hóa TƯ, Phó Trưởng BTS GHPGVN tỉnh; ĐĐ. Thích Lệ Duyên - Phó ban kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh, Trưởng BTS GHPGVN huyện Đức Hòa; TT. Thích Lệ Tấn - Trưởng BTS GHPGVN huyện Tân Thạnh; NT. Thích Nữ Như Hương - Chứng minh Phân ban Ni giới GHPGVN huyện Thạnh Hóa; chư Tôn đức Ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Long An, huyện Đức Hòa, chư Tôn đức Tăng Ni đồng tham dự đón tiếp.

Về phía chính quyền có: ông Nguyễn Văn Được - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An; ông Nguyễn Văn Út - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Minh Hùng - Bí thư Huyện ủy Đức Hòa; ông Lê Thành Phong - Quyền Chủ tịch UBND huyện; đại diện các cấp lãnh đạo chính quyền tỉnh Long An, huyện Đức Hòa, xã Mỹ Hạnh Nam sở tại.

Tại buổi đón tiếp, HT. Thích Minh Thiện đã giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và phát triển của chùa Pháp Minh. Chùa Pháp Minh do Hoà thượng Thích Liễu Lạc (1878-1937) thành lập vào năm 1933. Hòa thượng là ông 5 của Ngài Trương Tấn Sang (nội tổ của Ngài Trương Tấn Sang thứ 3). Trong thời kỳ chống thực dân Pháp (1948), chùa là địa điểm bí mật nuôi giấu dân quân kháng chiến. Bọn mật thám của giặc Pháp dò biết, quan huyện Đức Hoà ra lệnh cho Cai Nhung đem lính Mã Tà cướp phá chùa Pháp Minh và chở cột, kèo, mè… về huyện.

Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, chùa là trạm cứu thương, tiếp tế, che giấu cán bộ và nuôi dưỡng thương bệnh binh. Hiện nay ở chùa còn lưu lại những căn hầm bí mật mà các vị lãnh đạo thường đến họp và trú ngụ khi có những trận bố càn của quân địch.

 

Trải qua hai cuộc chiến tranh và thời gian dài không có người trong nôm, chùa bị xuống cấp trầm trọng, đất khuôn viên chùa bị sang nhượng mua bán và dần dần xây thành nhà ở của người thế tục.

Năm 2010, pháp tôn của Hoà thượng Liễu Lạc là Phật tử Tắc Nghiêm (bà Trương Minh Tuyết) đã mua lại toàn bộ các thửa đất của chùa, và năm 2012 cho khởi công xây dựng mới toàn bộ chùa Pháp Minh bằng gỗ như diện mạo khi xưa. Vào ngày 10 tháng 9 năm 2014 (17/8/Giáp Ngọ), nhân dịp lễ khánh thành, gia tộc họ Trương hiến cúng chùa Pháp Minh cho Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Chùa Pháp Minh hiện là Cơ sở 3 Trường Trung Cấp Phật Học Long An. Cuối cùng, Hòa thượng tri ân sự thân lâm của nhị vị nguyên thủ quốc gia Hàn Quốc, Việt Nam và mong muốn có những chiến lược hợp tác của Hàn Quốc đối với quê hương Long An ngày một nhiều hơn nữa.

Sau đây là một số hình ảnh được ghi nhận:

phatgiaolongan.org

Download Android Download iOS
Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

Trà Vinh: Chương trình Trao Gửi Yêu Thương tại chùa Quan Âm- thị trấn Càng Long

Sáng nay, ngày 06/10/2024, tại chùa Quan Âm (huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh) Ni sư Thích Nữ Như Thức, trụ trì chùa đã tổ chức tiệc Buffet chay miễn phí và trao 150 phần quà đến đồng bào nghèo.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online