Phật pháp ứng dụng yêu thương trẻ con đúng cách

Nghe đọc bài:

Ngài Tỳ kheo Panyananda đã vận dụng trí tuệ từ giáo pháp của Đức Phật, để khuyên các bậc cha mẹ thương yêu, dạy dỗ con cái mình đúng cách. “Hãy ghi nhớ những người tốt, người xấu trên thế giới ngày nay là kết quả phần lớn do sự dạy dỗ của chính cha mẹ. Con trẻ là tương lai của mỗi quốc gia. Nếu cha mẹ dạy dỗ con cái họ đúng cách, chúng sẽ trở thành những công dân tốt. Khi lớn, chúng có thể làm việc và trở nên lợi lạc cho cộng đồng”. Rất nhiều các đức tính tốt lành như: khiêm cung, nhẫn nại, yêu thương, tri ân… được ngài Panyananda diễn giải dung dị, dễ hiểu, giúp các bậc cha mẹ biết cách gieo những mầm thiện nơi thân tâm con trẻ.

Bất kỳ việc làm nào của người lớn đều ảnh hưởng tới con trẻ. Cha mẹ là những người lãnh đạo trong gia đình, bởi vậy cha mẹ không được nói những lời vô nghĩa, thiếu trung thực và cay nghiệt. Nếu cha mẹ nói những lời như thế, không khác nào đang làm lây lan căn bệnh truyền nhiễm cho con trẻ. Đừng để bất kỳ dấu ấn xấu ác nào trong tâm hồn con trẻ.

DẠY TRẺ BIẾT SỐNG TRUNG THỰC

Cha mẹ cần dạy cho con trẻ biết sống trung thực, tức luôn suy nghĩ và nói lời trung thực. Đó là quy tắc căn bản cho bất kỳ ai mong muốn có một cuộc đời hạnh phúc. Đức Phật đã dạy rất cặn kẽ bốn đức tính cần có của một con người là: tính trung thực, khoan dung, biết tự chăm sóc bản thân và có một trái tim rộng lượng. Bốn đức tính này vô cùng quan trọng cho mỗi cá nhân, cho cộng đồng bởi nếu không sống trung thực, mọi người sẽ nghi ngờ lẫn nhau. Khi mọi người không tin tưởng nhau, họ sẽ dễ dàng tranh đấu và mâu thuẫn. Hạnh phúc và sự an bình sẽ không thể tồn tại ở cộng đồng đó được. Bởi vậy đức tính trung thực rất cần thiết với mỗi người. Rất cần dạy trẻ sống trung thực, giá trị của trung thực, những tác hại của lừa dối, và khả năng phân biệt được giữa lừa dối và trung thực. Khi dạy dỗ con trẻ về chủ đề này, cha mẹ hãy nên kể những câu chuyện cụ thể để phân biệt rõ đâu là người trung thực, đâu là kẻ lừa dối.

Bản tính con trẻ vốn trong sáng. Thông thường, chúng tiếp nhận tri thức từ người lớn và môi trường bên ngoài trong mọi lúc. Con trẻ vốn không thường xuyên nói dối. Nhưng nếu người lớn không biết rèn giũa, để chúng nhận ra đúng và sai trong mỗi hành vi, chúng có thể sẽ nói dối như một thói quen mà không nhận ra. Ví như, nhiều người không coi trọng đức tính này. Khi họ tra hỏi con trẻ một vài thông tin, họ quát tháo ầm ĩ và không ngừng tra hỏi. Mặc dù con trẻ muốn nói sự thật nhưng họ không tin tưởng chúng và vẫn kết tội chúng nói dối bằng mọi giá. Con trẻ trả lời với tâm lý sợ hãi. Kiểu dạy dỗ như vậy tạo ra các tư tưởng tiêu cực trong tâm trẻ. Chúng có thể nghĩ “khi mình nói sự thật nhưng vẫn bị trừng phạt, nếu thế tốt nhất là không nên nói toàn bộ sự thật”. Khi ấy chúng bắt đầu nói dối và dần thành thói quen rất khó thay đổi. Vậy ai đã sai trong trường hợp này? Có phải cái sai do lỗi trong cách dạy dỗ của người lớn không?

Một điều nữa là cần dạy cho con trẻ biết rằng bất kỳ những thứ gì chúng muốn có trong cuộc đời, chúng phải nỗ lực chăm chỉ làm việc. Những thứ tốt lành luôn sẵn có nhưng chỉ dành cho những người chăm chỉ và lương thiện.

Nhiều người dù vô tình nói dối con trẻ nhưng lại có thể dẫn tới gieo vào tâm chúng những hạt giống xấu ở nhiều mức độ khác nhau. Ví như, một đứa trẻ đến hỏi bạn: “Bác có biết mẹ con đang ở đâu?”. Bạn muốn đùa và dọa đứa trẻ một chút cho vui nên bạn nói: “Mẹ con bị cảnh sát bắt rồi”. Thực tế không phải như vậy. Bạn chỉ đùa nhưng đứa trẻ lại nghĩ là sự thật và bắt đầu kêu khóc. Với người lớn, đùa kiểu đó là không phù hợp và không đúng đắn. Người lớn không bao giờ nên đùa cợt như vậy với con trẻ.

Đôi khi, con trẻ thích một thứ đồ gì đó nhưng bạn lại không muốn đưa cho chúng dù bạn đang giữ. Bạn nói rằng bạn đang không có và đứa trẻ đương nhiên tin như vậy. Nhưng sau đó, chúng biết rằng sự thật là bạn vẫn đang giữ thứ đồ đó. Khi người lớn đánh lừa trẻ con như vậy, dù bất kỳ lý do nào, chúng sẽ học theo thói xấu này. Đúng là một cách làm vấy bẩn tâm hồn con trẻ! Bởi vậy chúng ta không nên nói dối con trẻ. Bất kỳ những gì bạn có, bạn thấy biết, hãy nói cho chúng theo đúng như mình thấy. Nếu cần thiết, hãy nói với chúng lúc này chưa được phép chơi món đồ đó, hãy thẳng thắn và giải thích rõ ràng cho chúng. Nói lời chân thật luôn tốt hơn nói dối. Nói dối gây tổn hại to lớn cho con trẻ. Xin hãy luôn ghi nhớ: Trẻ sinh ra vốn tính bản thiện, trong sáng và trung thực. Cha mẹ cần biết nuôi dưỡng những mầm thiện đó. Đừng giữ định kiến sai lầm rằng đứa trẻ này mới ngoan ngoãn, trung thực, còn đứa trẻ kia hư đốn, không trung thực và không biết vâng lời.

Hãy luôn ghi nhớ, dù con trẻ sẽ luôn muốn nói sự thật nhưng chúng có thể chưa thể hiểu được ý nghĩa sự thật phía ẩn phía sau mỗi tình huống. Quý vị cần dành thời gian chỉ cho chúng cách phân biệt rõ đâu là sự thật, đâu không phải là sự thật và ý nghĩa của lời nói chân thật. Khi trẻ lớn hơn một chút, quý vị nên thường xuyên giải thích ý nghĩa của lời nói thật và tác hại của lời nói dối. Những người tử tế là những người không nói dối.

Khi phát hiện ra mình mắc lỗi, hãy nhận lỗi. Gửi lời xin lỗi tới người mình nói dối và hứa nỗ lực không lặp lại lỗi lầm. Việc làm đó là dấu hiệu của một người tốt. Bạn nên chỉ ra cho con trẻ biết những tác hại xa hơn nữa của việc nói dối: nếu một người nói dối nhiều lần, họ sẽ bị khinh ghét, chẳng ai coi trọng kẻ dối trá cả. Kẻ nói dối sẽ không nhận được chữ tín từ những người xung quanh. Khi rơi vào trong những hoàn cảnh cần giúp đỡ, họ sẽ không nhận được sự giúp đỡ từ mọi người. Khi lớn lên, đi làm việc, nếu dối trá, người đó có thể bị sa thải, thậm chí bị bỏ tù.

Bất kỳ việc làm nào của người lớn đều ảnh hưởng tới con trẻ. Cha mẹ là những người lãnh đạo trong gia đình, bởi vậy cha mẹ không được nói những lời vô nghĩa, thiếu trung thực và cay nghiệt. Nếu cha mẹ nói những lời như thế, không khác nào đang làm lây lan căn bệnh truyền nhiễm cho con trẻ. Đừng để bất kỳ dấu ấn xấu ác nào trong tâm hồn con trẻ. Thường con trẻ sẽ tiếp nhận những thói xấu rất dễ dàng. Nếu bạn để cho con trẻ nghe được lời nói dối của mình, chúng sẽ học theo cách của quý vị. Tới khi cha mẹ dạy dỗ con trẻ, chúng sẽ cãi lại hoặc ngầm không phục, bởi cha mẹ cũng thường nói dối như thế. Niềm tin tưởng, tôn trọng cha mẹ sẽ vơi dần. Con trẻ sẽ nói dối như một thói quen. Bởi vậy cha mẹ phải hết sức cẩn trọng. Đức Phật đã dạy: “Nếu muốn dạy dỗ bất kỳ ai điều gì, đức hạnh đó phải thấm nhuần trong thân tâm bạn trước”. Khi ấy bạn mới không trở thành kẻ đạo đức giả!

Đức Phật đã dạy rất cặn kẽ bốn đức tính cần có của một con người là: tính trung thực, khoan dung, biết tự chăm sóc bản thân và có một trái tim rộng lượng.

RÈN LUYỆN TRẺ KHÔNG ÍCH KỶ VÀ HỌC CÁCH BIẾT SẺ CHIA

Tôi xin chia sẻ lý do tại sao con trẻ dễ khởi lòng tham và cách cha mẹ phải dạy dỗ, chỉnh sửa tính xấu này cho con trẻ như thế nào. Mong rằng tất cả các bậc cha mẹ thương yêu con trẻ có thể ghi nhớ và biết dạy dỗ chúng. Đức Phật đã dạy rằng, ích kỷ là nguyên nhân của mọi thứ xấu ác. Người ích kỷ có hại cho chính bản thân và xã hội. Đó là lý do ngài truyền trao những giáo pháp về tâm vô ngã vị tha và những tác hại của lòng tham. Ngài đồng thời cũng chỉ ra con đường tận trừ tâm ích kỷ bản ngã và sống cuộc sống an vui bằng cách không bị tham cầu quá mức vào những đối tượng chỉ mang vui thú giác quan bên ngoài.

Bản tính con trẻ dù trong sáng nhưng nếu không được dạy dỗ đúng đắn sẽ luôn nghĩ về bản thân trước hết. Và bất kỳ những gì gần gũi như: cha mẹ, thức ăn, đồ chơi… chúng đều nghĩ là của mình. Chúng không muốn ai lấy đi khỏi mình bất kỳ thứ gì, dù bất kỳ lý do nào. Lúc này tư tưởng ích kỷ sở hữu đã xuất hiện trong tâm con trẻ! Thậm chí khi lớn hơn một chút, chúng lại còn bám chấp vào các tài sản này nhiều hơn. Nếu chịu khó quan sát, bạn sẽ thấy rằng một đứa trẻ nhỏ sẽ kêu khóc ngay khi ai đó lấy đi đồ của chúng. Nếu cần thiết, cha mẹ sẽ phải khuyên giải chúng hay đôi khi họ phải cương quyết, cứng rắn không chiều theo ý thích của con trẻ. Chúng còn quá nhỏ để tự biết đâu là điều nên làm, đâu là điều không nên, đâu là phải, đâu là trái, bởi vậy cha mẹ phải rất cẩn trọng định hướng con trẻ biết suy nghĩ và có hành vi đúng đắn.

Khi dạy cho con trẻ không ích kỷ, quý vị có thể thể hiện tâm sẻ chia bằng những hành động cụ thể trong đời sống thường nhật. Ví như, khi có nhiều thức ăn và đồ chơi, người mẹ nên chia thêm phần cho những đứa trẻ khác xung quanh. Đứa trẻ có thể nhìn thấy hành động chia sẻ mà cha mẹ làm với người khác. Chúng nhận ra bản thân cũng thường nhận được phần quà từ người khác. Điều này tạo ra suy nghĩ trong tâm trẻ rằng, chúng đang cùng chung sống với mọi người, được nuôi dưỡng và bao bọc bởi mọi người, bởi vậy thật vui khi chia sẻ mọi thứ với mọi người xung quanh. Bản thân người lớn cũng sẽ chia sẻ thức ăn và những vật phẩm khác với mọi người. Khi ấy sẽ tạo ra thói quen chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, cho phép trẻ bỏ đi những suy nghĩ chỉ cho riêng mình. Khi con trẻ lớn hơn, tới tuổi đến trường, cha mẹ phải cố gắng rèn luyện để con trẻ hiểu chúng không sống tách rời với môi trường bên ngoài. Đức Phật đã dạy rất kỹ càng giáo pháp về mối liên hệ tương hỗ. Thức ăn, quần áo, mọi thứ tạo nên đời sống đều có mối liên hệ tương hỗ. Mọi thứ đang nuôi dưỡng con trẻ, từ vật chất tới tinh thần đều tới từ môi trường xung quanh.

Cha mẹ hãy chỉ cho con trẻ ghi nhớ, tại trường học, có sách vở lưu giữ tri thức là công sức của bao thế hệ, thầy cô giáo nỗ lực dạy dỗ ta kiến thức, những người bạn cùng lớp hỗ trợ chia sẻ cho nhau, người bảo vệ giữ an ninh cho học sinh, cảnh sát giao thông hướng dẫn ta trên đường tới trường… Tất cả công việc của mọi người xung quanh đều trực tiếp hay gián tiếp nuôi dưỡng thân thể và tâm hồn các con. Do vậy, khi mỗi người các con nhận được những tiện nghi và chăm sóc từ người khác, các con cũng cần phải cố gắng làm điều tương tự cho mọi người xung quanh. Điều này có nghĩa là mỗi người sống trong cuộc đời cần biết trợ giúp và làm lợi lạc cho người khác. Ở phạm vi lớn hơn là biết chia sẻ, làm lợi lạc cho hạnh phúc, an bình của cộng đồng, quốc gia và thế giới. Tôi mong các bậc cha mẹ hãy dạy con trẻ biết nuôi dưỡng tấm lòng rộng mở, không chỉ biết suy nghĩ về lợi ích bản thân; hãy đối xử tốt không chỉ với con người mà cả các loài vật nữa.

DẠY TRẺ KHÔNG THAM LAM, BIẾT TÔN TRỌNG SỞ HỮU CỦA NGƯỜI KHÁC

Trong xã hội, rất nhiều người bị tâm tham lam chi phối. Tham lam là thói quen xấu dù chỉ tham của người khác một đồ dùng không nhiều giá trị nhưng nó thể hiện tâm ích kỷ, không biết tôn trọng sở hữu của người khác. Bổn phận của cha mẹ là phải dạy trẻ không được tham. Cần dạy cho trẻ biết rèn luyện và nuôi dưỡng thói quen biết hài lòng với những gì mình có, trước hết là không được lấy và sử dụng đồ của người khác mà không xin phép. Tại sao thói quen này lại có ở con trẻ? Bởi đơn giản trong mỗi con người đều có hạt giống của tham. Bất kỳ khi nào con trẻ quan tâm, thích thú những thứ xung quanh, tâm tham sẽ hiện khởi. Không chỉ con trẻ mà cả người lớn cũng có loại tật xấu này. Nhiều thứ có vẻ bề ngoài không hấp dẫn và không nhiều giá trị, nhưng thật kỳ lạ nhiều người vẫn muốn lấy về làm của riêng cho mình.

Cha mẹ cần giải thích cho chúng biết rằng những thứ đó không phải là đồ chơi của con, đó là đồ của người khác. Họ đã phải làm việc chăm chỉ, kiên nhẫn, phải dành dụm mới có được, chứ không phải thứ tự dưng mà có. Ai nỗ lực làm việc sẽ được hưởng thành quả xứng đáng. Nếu con lớn, biết làm việc chăm chỉ, con sẽ được hưởng thành quả và ngược lại. Những người lười biếng thì không có quyền sở hữu những thứ đó. Bởi vậy nếu mình muốn lấy những đồ của người khác mà không xin phép là rất xấu. Người có tâm muốn sở hữu đồ của người khác là người xấu. Vậy con có muốn trở thành kẻ xấu xa không?

Một điều nữa là cần dạy cho con trẻ biết rằng bất kỳ những thứ gì chúng muốn có trong cuộc đời, chúng phải nỗ lực chăm chỉ làm việc. Đức Phật đã dạy, một người chăm chỉ và lương thiện sẽ gặp nhiều thuận duyên. Bởi vậy điều quan trọng là con trẻ cần biết trở thành người lương thiện, chăm chỉ, sẽ kiềm chế được bản thân trước những cám dỗ và đi đúng đường trong cuộc đời.

Mong tất cả các bậc cha mẹ, không chỉ là đấng sinh thành, mà cần là những người thầy cô giỏi để góp phần mang lại những người con trung thực và hữu ích cho cuộc đời. Con cái chắc chắn cũng sẽ rất tự hào khi có những bậc cha mẹ như vậy!

TS. Anh Vũ và La Sơn Phúc Cường
(Trích dịch và tổng hợp từ Love your Children the right way, Panyananda Bhikkhu, Buddhanikhom Chiangmai, 2000)

 

Download Android Download iOS
Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

Hạnh phúc lứa đôi dưới góc nhìn Phật giáo

Được cung phụng mẹ cha Yêu thương gia đình mình Được hành nghề thích hợp Là phước đức lớn nhất (Kinh Phước đức)

Cà Mau: 1000 bạn trẻ về chùa Vạn Phước huyện Phú Tân tham dự Vui Hội Trăng Rằm

Ngày 8/9/2024 (06 tháng 8 Giáp Thìn) Sư cô Thích Nữ Diệu Minh, Phó Ban Trị sự Phật giáo huyện Phú Tân, trụ trì chùa Vạn Phước (xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân, Cà Mau) đã tổ chức khóa tu Tuổi trẻ Hướng Phật cho hơn 400 thanh thiếu nhi và chương trình Vui Hội Trăng Rằm cho hơn 1000 học sinh huyện nhà.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online