Ấn Độ: Thabarwa cúng dường 500 Y tắm mưa và 1000 tứ sự đến chư Tăng quốc tế tại Bodhgaya

Nghe đọc bài:

PSO - Cúng dường và bố thí là pháp tu phổ biến của cư sĩ tại gia để gieo trồng phước báu cho bản thân và gia đình trong hiện đời và các kiếp sống về sau khi còn trong Tam giới.

Ngày 20/07/2024 (nhằm ngày 15/06 năm Giáp Thìn), tại khu đất mới của Trung tâm Thabarwa Ấn đã diễn ra buổi lễ dâng Y tắm mưa đến đông đảo chư Tăng quốc tế trước ngày an cư mùa mưa theo truyền thống Nguyên thủy Phật giáo. Dâng Y tắm mưa xuất phát từ thời Phật, khi nữ thí chủ Visakha thỉnh Phật để chư Tăng thuận sử dụng trong ba tháng an cư.

Thabarwa dưới sự chứng minh của Thiền sư Ottamathara - Viện chủ trên 125 trường tThiền tại Myanmar và nhiều nước phương Đông, phương Tây, cũng đã dâng thêm Tứ sự đến 500 chư Tăng Ni (bao gồm cả quý thầy Đại thừa, Tỳ-kheo Ni, tu nữ và Sa-di, chú tiểu các hệ phái) trong tinh thần “Thiện pháp không giới hạn”, lục hòa Tăng đoàn rộng lớn trong Pháp và Luật; vì mục đích chuyển mê khai ngộ, chuyển phàm thành Thánh cho chúng sanh mọi căn cớ có duyên tu theo đạo lộ giải thoát mà Đức Phật đã tuyên thuyết.

Buổi lễ đã thu hút hơn 1000 người tham gia trong không khí trang nghiêm, linh thiêng, chánh niệm mà vẫn giản dị, chân thành, gần gũi ấm cúng, tự nhiên, thấm đẫm tình pháp lữ quốc tế, thắt chặt giữa những giữa người con Phật ở các quốc gia và các truyền thống khác nhau cùng giao lưu tụng kinh, niệm Phật, hành thiền, nghe pháp, hài hòa Tăng thân “như sữa với nước”. 

Sư trụ trì chùa Lào điều hành buổi lễ theo nghi thức truyền thống Phật giáo Theravada, ngôn ngữ chính tiếng Pali được sử dụng trong tụng niệm. Ngôn ngữ tiếng Anh được dùng để trao đổi thông tin, thông dịch qua tiếng Việt. Sư đã thỉnh hơn 1000 chư Tăng Ni đồng tụng kinh Lễ bái Tam Bảo và chúc phúc đến ba cõi bốn loài bằng tiếng Pali.

Thí chủ dâng Y tắm mưa năm nay là cộng đồng Thabarwa rộng lớn, sự chung tay của quý Tăng Ni đạo hữu tại Myanmar và thế giới; đặc biệt của thí chủ của thiện nguyện Thabarwa VN trong và ngoài nước. Phật tử Vương Văn Thuận (Toàn/ Pháp danh Pali: PyinNyar SuKha – Trí Tuệ An Lạc) tại Hà Nội, là thí chủ chính trong lễ dâng đại Y rộng lớn lần đầu tiên trên đất Ấn của Tăng đoàn Thabarwa. Mỗi phần Y cùng tứ sự (khăn mặt, thuốc, thực phẩm khô…) được cộng đồng Thabarwa VN chuyển đường bay qua Gaya.

Phát biểu tại buổi lễ dâng y, Phật tử Hoàng Thu Trang (Pháp danh Tịnh Nhi) – Giám đốc công ty TNHH Đầu tư Phát triển và TMVD Đông Bắc, đại diện thí chủ và Cộng đồng thiện nguyện Thabarwa VN tỏ bày niềm xúc động đặc biệt khi được chứng kiến, được cúng dường hộ độ chư Tăng Ni rộng lớn ở nhiều truyền thống tu tập. Trước màu huỳnh Y của chư Tăng Ni quốc tế cộng tu trên đất Phật - Bồ đề đạo tràng, thay mặt cộng đồng thí chủ Thabarwa VN, chú Quang, chị Tịnh Nhi đã tác bạch lên Tăng chúng về khả năng hộ trì tứ sự cúng dường trong 3 tháng an cư mùa mưa và lễ dâng Y Kathina sau khi mãn hạ.

Lễ dâng Y tắm mưa là đặc trưng của văn hóa Phật giáo Nguyên thuỷ. Ngày nay mang ý nghĩa tẩy rửa những phiền não nơi tâm và những bất thiện nghiệp nơi thân, thực hành công đức an vui mình lợi lạc chúng sanh. Vì vậy, Y tắm mưa chư Tăng có thể sử dụng để chấp tác Phật sự trong trường thiền, trong chùa, chứ không nhất thiết mặc để tắm ngoài trời như thời Đức Phật. Vì thời hiện đại, hầu hết các chùa đều có phòng tắm, nên lễ dâng Y tắm mưa cũng đồng ý nghĩa là thiện pháp parami để thí chủ cúng dường tứ sự hộ độ Tăng Ni nhập hạ. Theo bộ Từ điển chú thích Phật học - Pháp thí hội, “bốn món vật dụng cần dùng cúng dường chư Tăng là: đồ ăn uống, quần áo, thuốc men, vật trải tọa thiền (luôn cả mùng mền) để chư Tăng có đủ phương tiện tu tập thực hành đạo giải thoát”.

Nghiệp có nghiệp cũ và nghiệp mới, có biệt nghiệp và cộng nghiệp. Tạm hiểu cộng nghiệp là nghiệp chung của một nhóm người, tập thể, cộng đồng, xã hội, quốc gia, thế giới, có mối quan hệ trùng trùng duyên khởi tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau. Theo luật Nhân quả, thời gian mau hay chậm, trong hiện tại hay tương lai, đời này hay đời khác tùy theo mức độ, tính chất của nghiệp và các điều kiện nhân duyên khác nữa mà nghiệp trổ. Tam Bảo và thiện tri thức, minh sư, luôn là duyên lành để thế nhân chúng sanh nương tựa, giải nghiệp, chuyển nghiệp và dừng nghiệp xấu. Nhân quả - Nghiệp báo trong ba thời (quá khứ, hiện tại, vị lai) bất khả tư nghì vô cùng vô tận. Đức Phật đã nói trong kinh Tăng chi bộ: “Có bốn phạm trù không thể tư duy, đó là Phật giới, thế giới tâm, thiền định của người tu thiền định và quả dị thục của Nghiệp”. Chỉ có bậc Thánh giác ngộ (Phật, Bồ-tát, A-la-hán…) mới thông được sự phức tạp của Nhân quả - Nghiệp báo. Nhưng bản chất của Nghiệp là Duyên sinh Vô ngã, bất định, nên có thể chuyển hóa. Việc chuyển nghiệp xấu, tiêu cực, có hại thành nghiệp tốt, tích cực, có lợi cho mình và cho người là các pháp thiện để mỗi người tự hoàn thiện bản thân, tiến đến tu tập để giác ngộ, chuyển phàm thành Thánh. Những lời dạy của Thiền sư Ottamathara luôn sát với yếu chỉ Pháp số Phật học. Tinh thần kết duyên lành cùng tích âm đức của Thabarwa VN cũng không nằm ngoài yếu chỉ Tam Tạng.

Quả báu của Phước Thiện Bố Thí Vải, trong bộ Apàdàna, sự tích Ngài Đại Trưởng Lão Pilindavaccha - bậc Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Phật Gotaṃa. Ngài nhớ lại những tiền kiếp của mình đã từng làm phước thiện bố thí, trong đó có phước dâng vải (dussànisaṃsa) và quả báu: “Tôi đã cung kính cúng dường những tấm vải, đến Đức Phật cùng chư Đại đức Tăng cao thượng, Tôi hưởng được tám quả báu của phước thiện ấy, tùy theo thiện nghiệp của tôi đã tạo như: (1) Tôi là người có màu da óng ánh như vàng ; (2) Bụi bặm dơ dáy không thể bám vào thân ; (3) Có hào quang sáng ngời lan tỏa xung quanh ; (4) Có ánh sáng đặc biệt hơn các chư thiên khác ; (5) Thân hình của tôi rất xinh đẹp, mềm mại. Kiếp tử sinh luân hồi của tôi: (1) Có một trăm ngàn tấm vải màu trắng, (2) Có một trăm ngàn tấm vải màu vàng ; (3) Có một trăm ngàn tấm vải màu đỏ, như vải lụa, vải gấm, vải bông, vải len, mà tôi có được trong khắp mọi nơi. Đó là quả báu của phước thiện bố thí vải, Mà tôi đã làm trong kiếp quá khứ

Trong thời Phật Pháp còn trên thế gian, chư Tỳ-kheo đang còn tồn tại, là cơ hội tốt hy hữu để những thí chủ có đức tin trong sạch nơi Taṃ Bảo được làm phước bố thí cúng dường tứ sự, nguyện các kiếp sau gặp Phật, giải thoát sanh tử. Để thành tựu những quả báu cần phải hợp đầy đủ những nhân tố như: “Vật thí phải được phát sinh một cách hoàn toàn trong sạch. Thí chủ có tác ý thiện tâm hoàn toàn trong sạch. Bậc thọ thí là người có giới đức hoàn toàn trong sạch, hành thiện pháp cao thượng”. 

Với tâm lành kết duyên Tam bảo thanh tịnh rộng lớn, không quên ân tứ ân, Thabarwa VN cùng ngày 20/07/2024 cũng gửi 300 Y tắm mưa đến chư Tăng thiền viện Phước Sơn – Đồng Nai, 450 tọa cụ cho nữ tu và cư sĩ, hiện đang tiếp tục chuyển khoảng 350 tọa cụ tiếp tục đến thiền viện Phước Sơn và nhân duyên.

Truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, 15/06 âm lịch có nhiều đại ý nghĩa như: Bồ tát giáng trần, Bồ tát xuất gia, đức Phật chuyển pháp luân, đức Phật sử dụng thần thông chinh phục ngoại đạo và lên cung trời Ðao Lợi thuyết tạng Vô Tỷ Pháp độ thân mẫ; sau ba tháng, Ngài về nhân gian - thành Sankassa, khởi điểm An Cư Mùa Mưa của chư Tăng Nam tông. Trước khi bước vào mùa an cư, Đức Phật cho phép chư Tăng thọ nhận Y tắm mưa trong một tháng, thời gian nhận từ ngày 16/05 đến hết ngày 15/06 âm lịch.

Hội đủ duyên lành, cộng đồng thí chủ Thabarwa hùn được hơn 500 Y tắm mưa đến chư Tăng Phật giáo Nguyên thủy các nước đang cộng tu tại đất Phật một cách viên mãn. Với sự nhiệt tâm tinh tấn của Ban Điều Hành Thabarwa VN khởi xướng, đã là duyên lành cơ hội cho đại chúng tạo phước bố thí hợp thời cùng các vật dụng cần thiết để chư Tăng sử dụng. 

Tại Bodhgaya, đời sống chư Tăng Ni luôn “thiểu dục tri túc” vì nơi đây chủ yếu là người bản địa Hindu và dân chúng kinh tế không phát triển như các nơi khác ở Ấn Độ. Rất nhiều Tăng Ni, cư sĩ quốc tế đã về đây cùng tu tập nương tựa vào nhau không phân biệt quốc gia, hệ phái, đồng thời cùng yểm trợ an sinh phúc lợi xã hội dân nghèo dần cải thiện đời sống. Người Việt luôn gây được cảm tình tại Bodhgaya về sự: kính tín Tam bảo, hào phóng, thương người, hoan hỷ, trách nhiệm, uy tín, tinh tấn thực hành tâm linh.

Kinh Trung bộ, Đức Phật tuyên bố rằng “Với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhiên, vượt tri kiến phàm tục, ta thấy cách chúng hữu tình sinh tử như thế nào. Ta thấy rõ cao quý hay hạ liệt, thông minh hay ngu si, mỗi chúng sinh được tái sinh cõi lành hay cõi dữ tùy theo hạnh nghiệp của mình”. Đức Phật cũng xác định: “Tất cả chúng sinh đều mang theo cái nghiệp của chính mình như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa. Chính vì cái nghiệp riêng của mỗi chúng sinh mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữa các chúng sinh” (Trung A-hàm, kinh Anh vũ, 170; Trung bộ, kinh Tiểu nghiệp phân biệt, 135). Và trong kinh Tăng chi bộ, Đức Phật khẳng định: “Ta là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào sẽ tạo, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy” (chương 10 pháp, phẩm Thân do nghiệp sanh). Công đức Dâng Y Tắm Mưa và vật phẩm Tứ sự của cộng đồng thí chủ Thabarwa cũng là một trong nhiều thiện pháp (parami) tích lũy các nghiệp thiện trước - trong -  sau khi làm của thí chủ; lan truyền cảm hứng thiện lành đến Phật tử và quần chúng trong niệm tri ân, vị tha, giúp đỡ, nhân văn; mục đích duy trì Tam Bảo trụ thế lâu dài, là trách nhiệm và bổn phận của người con Phật, nhân tái sanh cõi người và các cõi trời cho đến ngày chứng Thánh giải thoát sanh tử luân hồi. 

Theo triết lý Phật giáo, Nghiệp là hành vi của thân, khẩu, ý (suy nghĩ, nói năng, hành động) trở thành thói quen; là “hành động có tác ý”. Nghiệp tạo ra đặc điểm, tính cách, thân phận, hoàn cảnh sống của mỗi người; dẫn con người tái sinh từ cảnh giới này sang cảnh giới khác sau khi xả bỏ xác thân. Vì vậy Thiền sư Ottamathara – Myanmar với trí tuệ và từ tâm luôn khuyến khích Tăng Ni Cư sĩ Thabarwa: Hãy tinh tấn làm thiện pháp, làm thiện pháp với tâm rộng lớn không giới hạn vì biết kiếp người ngắn ngủi mà sự chết và những bất toàn luôn rình rập bởi thiên tai, bệnh dịch, ốm đau, chiến tranh, bất như ý… Tin vào Nhân Qủa, Nghiệp báo, là do bởi các nghiệp bất thiện từ trong quá khứ trổ quả. Vì vậy, chỉ có tích lũy Thiện Nghiệp, nương tựa Tam Bảo, nương tựa vào Pháp, cùng nhau tu tập và làm thiện pháp thì sẽ chuyển nghiệp xấu từ nặng thành nhẹ, và nhẹ trở lên triệt tiêu, hướng đến chấm dứt sự khổ và vòng luân hồi bất tận với các parami, nhất là công đức hành thiền với tâm thanh tịnh trong sáng bình yên, thân và tâm này chỉ để sử dụng, chỉ làm và làm thiện pháp trong sự không dính mắc với trí tuệ hiểu biết đúng và tâm từ bất hại.

TN Viên Giác

Download Android Download iOS
TP.HCM: Ban Trị sự Phật giáo Thành phố Cần Thơ chúc Tết Ban Thường trực HĐTS và Văn phòng 2 TƯGH

PSO - Nhân dịp đón Xuân về, trong không khí rộn ràng của những ngày đầu năm mới, thừa lệnh của Hòa thượng Đào Như, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN TP. Cần Thơ, cùng các chư tôn đức lãnh đạo Ban Trị sự, sáng ngày 17/1 (nhằm ngày 18/12 năm Giáp Thìn), Đại đức Thích Thiện Hữu, Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN TP. Cần Thơ, cùng chư

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online