Phật sự Quốc Tế - Myanmar: Thiện nguyện Mahasati và Thabarwa VN cùng Thiền sư Ottamathara hỗ trợ nạn dân

Nghe đọc bài:

PSO - Phật giáo không chấp nhận chiến tranh dưới bất cứ hình thức nào, dù đó là chiến tranh dưới danh nghĩa gì. Vì chiến tranh là ác pháp, đưa đến nghèo nàn, bệnh tật, đói khát. Kinh điển Phật giáo không ủng hộ việc này. Như khi dòng họ Sakya (Thích-ca) và dòng họ Koliya chuẩn bị xung đột vì tranh chấp dòng nước. Đức Phật quán chiếu nhân duyên nên đã đến thuyết pháp, nhờ duyên lành can thiệp đúng thời điểm mà hai bên dừng chiến và đàm phán. 

Dưới tinh thần tu tập và hộ đạo của người cư sĩ thuần thành, các đạo hữu quản lý page Thiện nguyện Mahasati kết hợp Thiện nguyện Thabarwa VN vừa qua đã có chuyến hỗ trợ nạn dân Myanmar (đặc biệt là vùng Myawaddy địa phận thuộc biên giới Thái Lan), từ ngày 5-9/5/2024; dẫn đoàn là Sư Pháp Đỉnh – chùa Viên Không Tăng, Cô Tu nữ Pháp Kiến – Ni sinh Trường Đại học Quốc tế Truyền bá Phật giáo Nguyên Thủy Yangon Miến Điện, Cô Tu nữ Ngọc Dung – Thabarwa, TNV Hoàng Thu Trang, Hà Nội, Nữ Cư sĩ Diệu An - Tp HCM. Hành động lan tỏa Phật Pháp vì hòa bình, lục hòa, tương trợ, hướng đến cái đẹp của giới – định – tuệ, bất hại, an vui mình lợi lạc số đông, tự độ độ tha, mang ý nghĩa ứng dụng Phật Pháp; “Pháp Học và Pháp Hành trọn vẹn” theo đúng đạo lộ Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Trung đạo – không vướng mắc, từ bi vô ngã.

Được biết, cuộc xung đột đã diễn ra vào ngày 20/4/2024 dl, tại vùng Myawaddy – Myanmar; 2 quả bom ném xuống cùng rất nhiều đạn pháo giữa 2 phe đối lập khiến người dân nơi đây rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”, thương vong xảy ra có cả trẻ em và người già, nhiều xác chết không được bên nào thừa nhận vì ngại rắc rối. Truyền thông Myanmar và Thái Lan đưa tin rất nhiều về nội chiến đau thương lần này.

Ngài Thiền sư Ottamathara “trước, trong và sau” các cuộc nội chiến luôn kịp thời trợ duyên đến những người dân vô tội nhiều nhất có thể, như một việc làm đã quen thuộc nhiều năm nay, vì sự sống và thiện pháp. Ngài đã chỉ đạo Tăng Ni và Tình Nguyện Viên (TNV) Thabarwa dựng Bệnh viện Pháp Bảo dã chiến ở Trung tâm Thiền Thabarwa Myawaddy, yểm trợ nơi chốn, nhu yếu phẩm, thuốc men cần thiết kịp thời trong hoàn cảnh cấp bách. Hiện nay, Bệnh viện Pháp Bảo này vẫn đang trong quá trình xây dựng dở dang, nhưng Thiền Sư vẫn chỉ đạo đệ tử mở cửa Thiền viện 24/24 sẵn sàng hỗ trợ nạn dân ở biên giới Myanmar – Thái Lan (Mae Sot camp). Đội Thiện nguyện đã kịp cùng chung tay hùn phước xây dựng trú xứ.

Theo khảo sát của đoàn Thiện nguyện, hậu quả của những cuộc giao tranh, xung đột nhiều hơn những gì báo chí Myanmar và Thái Lan đưa tin; rất nhiều những đau thương và mất mát khó có thể tri nhận thông qua hình ảnh hay kể lại. Ví dụ, sau xung đột, con sông biên giới giữa hai nước Myanmar và Thái Lan đã nồng nặc mùi tử khí, rất nhiều xác chết không được chôn cất, không được hỏa táng… vì nhiều lý do, đã và đang đe dọa đến môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước và sinh hoạt cũng như tâm lý của người dân hai nước ở khu vực con sông chảy qua. Ngài Thiền sư Ottamathara nhiều năm nay luôn nỗ lực với các dự án bảo vệ môi trường, Ngài đang kết hợp với chính quyền tại Myanmar để có những biện pháp thích hợp nhằm giảm bớt và ngăn chặn những hậu quả do nội chiến mang lại. 

Hiện, tại trường Thiền Thabarwa Quốc tế Naypyitaw, mặc dù vừa mới hình thành, mọi cơ sở vật chất đều thô sơ, Ngài Thiền sư Ottamathara đã bắt đầu tiếp nhận số lượng lớn các nạn dân về đây tái định cư. Trải qua nhiều khó khăn, nhưng âm đức số nạn dân này vẫn còn được bảo vệ tính mạng, được nương tựa Phật Pháp Tăng, tránh xa nơi bom đạn. Khu đất này, nước vẫn là nguồn thiết yếu trong sinh hoạt ngoài gạo và thực phẩm, Thiện nguyện Mahasati kết hợp Thiện nguyện Thabarwa VN cũng đã kịp thời hỗ trợ.

Nhóm cũng gửi tịnh tài và hiện vật đến các trường thiền khác tại Myanamar đang nâng cưu mang nạn dân. Yểm trợ cac hoạt động phát cơm thường xuyên tại Trường thiền Thanlyin – Trung tâm chính tại Yangon; yểm trợ phát cơm hàng ngày tại Trung tâm Thiền Thabarwa Thayettaw (Thanlyin). Người dân đứng trước cửa các trung tâm Thiền, nhận nhu yếu phẩm; trước khi thọ thực, đều được chư Tăng hướng dẫn tụng một bài kinh ngắn tri ân thí chủ và hồi hướng phước lành đến chúng sanh ba cõi bốn loài. Với tinh thần người con Phật, dù đói khát vất vả chờ nhận cơm cả tiếng đồng hồ, nhưng không thấy cảnh chen lấn xô đẩy, người dân luôn kham nhẫn xếp hàng ngay ngắn và hiền lành chậm rãi nhận vật thực dưới sự sắp xếp của Tăng Ni Thabarwa. Theo con số thống kê, hệ thống các trường thiền Thabarwa dưới sự quản lý của Thiền sư Ottamathara có đến khoảng 40 ngàn người nương tựa; vật thực luôn khó khăn và các điều kiện sống luôn bị hạn chế; vì Ngài Thiền sư luôn cưu mang tất cả mọi hoàn cảnh: ốm đau, già nua, trẻ mồ côi, mẹ đơn thân, người tâm thần, người HIV, người bệnh nặng, người không có giấy tờ tùy thân,…biến họ thành Phật tử thuần; giúp đỡ đúng hoàn cảnh người cần thật giá trị và phước báu, nhất là Tăng Ni cư sĩ đều nương tựa Phật Pháp Tăng, trong sự thực hành tuệ quán Vipassana.

Phật tử đạo hữu nhóm Mahasati và Thabarwa VN, cộng đồng Phật tử Nguyên thủy hai nhóm nhiều năm qua mang ơn Pháp Ngài Thiền sư Ottamathara nói riêng và quý Trưởng lão Myanmar nói chung ban dạy, nhờ đó tinh tấn duy trì hạt giống Bồ-đề; mang ơn Phật giáo Myanmar góp phần tiếp thêm động lực tu tập để trở thành Phật tử chân chánh, tích cực tham gia an sinh xã hội nước nhà, lại không quên bạn đạo, nên đã cùng nhau kêu gọi trong nhóm hội và kiều bào nước ngoài để kịp thời trợ duyên đến Tăng Ni Phật tử và nạn dân trong cuộc xung đột đáng tiếc vừa qua, những mong nối dài thiện pháp, thể hiện thái độ bi – trí – dũng của người con Phật, tình nguyện sống trong thiện pháp “đâu cần Phật tử có”, Phật giáo vượt qua cả ranh giới vùng miền quốc gia trong tình thương vô điều kiện vì trân quý sự sống. Đó cũng là tiêu chỉ mục đích của ABCP được thành lập năm 1970, là tổ chức tôn giáo – xã hội được Liên Hợp Quốc công nhận, nhằm xây dựng nền hòa bình ở châu Á và thế giới, ủng hộ hòa bình thế giới, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa các giáo hội Tăng già các truyền thống Phật giáo, giữa nhân dân và chính phủ các nước trong khu vực và thế giới. 

 Đất nước Quốc giáo Myanamar dù có những mâu thuẫn nội tại giữa các bên chưa giải quyết được nhưng hầu hết người dân đều là những chư Tăng và Tu nữ, những Cư sĩ giữ năm giới, tám giới… Hành động hỗ trợ kịp thời của các đạo hữu Phật tử ở nhóm Mahasati và Thiện nguyện Thabarwa VN vừa qua thể hiện tấm lòng người con Phật nương tựa vào nhau, Phật pháp vượt qua giới hạn của quốc gia vùng miền, thể hiện tinh thần Phật giáo vì hòa bình, tránh sát sanh; thể hiện văn hóa người Việt từ bao đời “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”, yêu chuộng hòa bình…. Riêng nhóm Mahasati đã hùn phước được 264.500.000 VNĐ. Nguyện cho mối quan hệ giữa Phật tử Myanmar và Phật tử Việt Nam luôn gắn kết, mối quan hệ Việt Nam và Myanmar luôn tốt đẹp, nguyện cho những người con Phật ở khắp năm châu luôn đoàn kết lục hòa.

 

Mongols-map

 

Tại Đại hội đồng lần thứ 11, ngày 21-24 tháng 6 năm 2019, tổ chức ABCP thống nhất thông qua các chủ đề: (1)  Phật giáo về hòa bình, giải trừ quân bị và tránh xung đột; (2) cam kết cùng nhau phát triển bền vững, chịu trách nhiệm về biến đổi khí hậu, bảo tồn thiên nhiên, phát triển toàn cầu của LHQ, các Trung tâm Quốc gia ABCP hãy hợp tác chặt chẽ với chính phủ tại quốc gia mình, trong sự tương tác với Liên Hợp Quốc vì lợi ích của nhân loại; (3) đối thoại và hợp tác liên tôn, thống nhất và hòa hợp giữa các nhóm tôn giáo,  các tổ chức tôn giáo ở tất cả các quốc gia, trân trọng hòa bình trong các tổ chức tôn giáo, chống bạo lực tôn giáo, thúc đẩy các yếu tố truyền cảm hứng và xây dựng hòa bình của các tôn giáo và giữa thế giới chính trị và tôn giáo là cần thiết; (4) về bình đẳng giới; (5) quyền bải vệ trẻ em và thanh thiếu niên; (6) vấn đề truyền thống, văn hóa và di sản Phật giáo… Ngoài ra, tổ chức này cũng khuyến khích mở rộng các tổ chức phi chính phủ Phật giáo nhằm tích cực và thực chất trong việc cứu trợ thiên tai, phúc lợi xã hội và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Điều đáng lưu ý, tất cả các nội dung này đã được Thiền sư Ottamathara – Myanmar tự nguyện hoạt động rộng lớn trong suốt hơn 20 năm qua; là tấm gương cho nhiều giai tầng tán thán hoan hỷ; với sức người không phải xuất chúng khó có thể làm được; vì vậy Ngài Thiền sư được cộng đồng gọi biệt hiệu là “Thiền sư Sóng Thần” với nhiều hoạt động tu tập và ứng dụng Phật Pháp thần tốc, siêu xuất, vượt trên mức bình thường của người phàm.

Kinh điển dạy, vị Thánh đệ tử hiểu rõ các bất thiện pháp và gốc rễ là người có chánh kiến, có lòng tin vững chắc vào Chánh pháp và đã thành tựu Giáo pháp này; như biết rõ: Sát sanh, lấy của không, tà hạnh, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham dục, sân hận, tà kiến là bất thiện. Đây là các bất thiện pháp; gốc rễ do tham sân si (Theo Trung Bộ Kinh, số 9, tr.112-113). Do đó, hành giả phải hằng từng phút giây phải canh giữ tâm ý, không cho ý niệm xấu ác sanh khởi; muốn vậy, các đề mục đối trị như tụng kinh, bái sám, làm thiện pháp, bố thí Ba-la-mật, nghe pháp, kham nhẫn, hoan hỷ, vui theo, cung kính, phục vụ, xả ly… là những parami tốt đẹp đức Phật đã chỉ để chuyển hóa nghiệp. Càng chạy theo pháp ác thì phước đức càng bị tổn giảm, đại họa dễ đến, nặng thì chấm dứt mạng sống; nhẹ thì bệnh tật, đói nghèo, không danh dự… Thực hành thiện nghiệp thì Pháp tự vận chuyển, tiên quyết phải có chánh kiến.

Giáo lý nhà Phật khuyên sống từ bi, tránh Tham, Sân, Si, không gây nghiệp ác; khuyến khích phát triển thiện nghiệp, tránh sát sinh, sống thân thiện với môi trường. “Sở dĩ Như Lai xuất hiện ở đời là vì những người khổ đau, không ai giúp đỡ này. Cúng dường cho sa-môn, đạo sĩ bệnh hoạn và người già cô độc, nghèo khó thì sẽ được phước vô lượng, sở nguyện như ý. Ví như nước năm sông chảy vào biển cả, phước này cũng nhiều như thế. Nhờ đó, công đức từ từ viên mãn và có thể đắc đạo. (Kinh Tăng nhất A-hàm). Phật cũng dạy các vị Tỳ kheo: “Các thầy sở dĩ xuất gia đồng một Thầy, hòa hợp như nước sữa, mà không chăm nom lẫn nhau. Từ nay về sau nên lần lượt chăm sóc thăm nom nhau. Nếu Tỳ-kheo bệnh không có đệ tử, trong chúng nên cử người lần lượt làm khán bệnh. Vì sao? Ngoài việc này ra, không thấy có việc gì hơn phước của người chăm sóc bệnh. (Kinh Tăng nhất A-hàm). Bảy cách bố thí Đức Phật nói: (1) Nhan thí – cho nét mặt nụ cười niềm nở đến những người gặp hàng ngày; (2) Ngôn thí – cho lời nói ấm áp, động viên, hòa hợp; (3) Tâm thí – cho tấm lòng rộng lớn chân thành; (4) Nhãn thí – cho ánh mắt tâm từ; (5) Thân thí – cho hành động nhân ái, giúp đỡ; (6) Tọa thí – cho chỗ ngồi như khi đi tàu xe, chỗ đông đúc; (7) Phòng thí – cho nơi ở, phòng ở còn trống, nhà trống không cần dùng đến. Tất cả những việc làm này đức Phật dạy trong kinh điển, nhiều năm qua Thiền Sư Ottamathara vẫn khởi xướng và thực hành cùng trên 40 ngàn người nương tựa (cho đến nay).

Theo quan điểm Phật giáo, chúng sanh chịu chiến tranh, bệnh tật, nghèo đói, bất an… tất cả do nghiệp từ những đời quá khứ và hiện tại; như do không bố thí, cúng dường, sát sanh, trộm cắp… Nghiệp báo là quy luật tự nhiên, quả báo do chính các hành động nhân loại hiện nay đã làm; chuyển nghiệp bằng việc cúng dường chư Tăng là điều lành tối thượng trong các việc bố thí, bởi vì hành động này hỗ trợ truyền bá Chánh pháp. Như Retnolds đã viết: “Sự cúng dường trực tiếp đến chư Phật và chư Tăng được cho là điều quan trọng nhất trong việc duy trì Phật pháp ở trong xã hội và trong thế giới tự nhiên, và vì thế nó cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoặc phát triển của cải của xã hội”. Ngài Thiền Sư Ottamathara và Thiện nguyện Mahasati, Thabarwa VN cũng đang phát huy nỗ lực các lời dạy đúng đắn của đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, tất cả các thiện pháp đều làm trong xả ly vô chấp, thân và tâm này chỉ để sử dụng, thiện pháp làm không giới hạn như quan điểm vô ngã của Phật giáo; nương tựa Phật Pháp Tăng trong tâm từ bất hại dưới ánh sáng trí tuệ để nghịch duyên trở thành thuận, ác duyên trở thành nâng đỡ kinh nghiệm giác ngộ.

Sau đây là hình ảnh ghi nhận được:

TN Viên Giác

Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh khánh thành cầu và tặng quà cho đồng bào nghèo xã Tân Đức

Sáng nay, ngày 22/12/2024 tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, Ni sư Thích Nữ Diệu Chánh, Phó Ban Trị sự, Trưởng ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh, phối hợp cùng chánh quyền địa phương tổ chức khánh thành cầu nông thôn và tặng 60 phần quà đến đồng bào xã Tân Đức.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online