Phật sự Quốc Tế - Srilanka: Thiền sư Ottamathara nhận Danh Hiệu Cao Qúy từ Ngài Tăng Thống phái Thứ Nhất và chuẩn bị đón bằng Tiến sĩ Danh Dự tại Srilanka

Nghe đọc bài:

PSO - Ngày 09/12/2023, tại Văn phòng Maha Nayaka Hamuduruwane, Cố đô Kandy, Ngài Thiền sư Ottamathara được nhận sắc phong danh hiệu “Kammaṭṭhānācariya Saddhamajotika Lokatthacariya Ashin Ottamathera” – “Hoà Thượng Trưởng Lão Cao Quý Có Nhiều Đóng Góp Cho Phật Giáo Thời Hiện Đại”  trong tinh thần: Yêu Chuộng Hoà Bình, Bất Hại; Phúc Lợi Xã Hội; Lục Hoà Tăng Đoàn; Chánh Niệm Xả Ly”, do Ngài Trưởng Lão Hoà Thượng Tăng Thống dòng thứ Nhất - đất nước Quốc giáo SriLanka, Thibbatuwawe Sri Siddhartha Sumangala, Mahanayaka của Tông phái Malwatta dòng Siyam Nikaya trao tặng vì những đóng góp không mệt mỏi của Ngài suốt hơn 20 năm qua cho Phật giáo & đại chúng. Buổi lễ có sự chứng minh của Ngài Tăng Thống dòng thứ nhất và 13 quý Hoà thượng Trưởng lão trong Hội đồng Quản lý Tăng già Tích Lan.

Tại Tích Lan, trong khuôn khổ chương trình nhận sắc phong danh hiệu Hòa thượng trưởng lão cao quý, Nhà xuất bản Quốc gia Tích Lan - Author Publication đã xuất bản và ấn tống 400 cuốn sách tiếng Anh tựa đề “The Lectures of Sayadaw Ashin Ottamathara” của Ngài Thiền sư Ottamathera; ngày 10/12/2023, chương trình ra mắt sách đã được tổ chức tại đây với sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Tích Lan, Đại diện Ban Tôn Giáo Chính phủ Tích Lan, Quý nhà khoa học, 30 Tăng Ni sinh người Miến Điện đang tu học và cư ngụ tại Tích Lan và đông đảo thanh niên, 200 học sinh, giáo viên, trí thức người Tích Lan. Buổi lễ chúc mừng Ngài thiền sư Ottamathara nhận danh hiệu Hoà thượng Trưởng lão cao quý và ra mắt sách tại Tích Lan đã thu hút gần 1000 người và các giới tham gia. 

Nằm trong chuỗi Phật sự tại Tích Lan, ngày 08/12/2023, tại Giảng đường chính Auditorium, Trường Đại học Phật học và Pali Tích Lan, Ngài Thiền sư Ottamathara đã tham dự pháp đàm chia sẻ phương pháp thực hành - ứng dụng Chánh niệm và Xả ly đến Ban giám Hiệu và Tập thể Giáo thọ sư, Học giả, Nhà nghiên cứu cùng 500 Tăng, Ni sinh Tích Lan, Myanmar và Quốc tế; Ngài ân cần thăm hỏi về điều kiện học tập, giảng dạy của trường cũng như tán thán tinh thần vượt khó, rèn luyện ý chí tu học và sách tấn Tăng Ni sinh cũng cần nỗ lực tham thiền quán chiếu nội tâm làm sáng chơn tâm Phật tánh mỗi người; sau đó, Ngài đã cúng dường hỗ trợ 5000 usd tịnh tài đến quỹ đời sống Tăng Ni sinh cư sĩ 500 vị đang theo học tại một trong những Trường Uy Tín Hàng Đầu Về Đào Tạo Phật Học Và Pali Trên Thế Giới này. 

Trong thời gian Phật sự tại Srilanka, Thiền sư Ottamathara có đặt chân tiền trạm đến Ấn Độ lần đầu tiên, trong nhân duyên tròn đủ thù thắng, Đại Lễ Trùng Tụng Tam Tạng Kinh Điển Quốc tế lần thứ XVIII, được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 12/12/2023 do Tăng đoàn Campuchia đăng cai tổ chức cùng với Hội đồng Trùng tụng Tam tạng kinh điển Quốc tế (ITCC) và Liên đoàn Ánh sáng Phật pháp Quốc tế (LBDFI), Ngài Thiền sư Ottamathara đã thực hiện chuyến Phật sự quang lâm đến nơi này. 

Nằm khuôn khổ của Đại thiện sự này, ngày 13/12/2024, Ngài Thiền sư Ottamathara cùng Tăng đoàn quốc tế tham gia Chương trình Thiền hành Chánh Niệm vì hòa bình (Peace Walk) lần thứ X, nhằm tái hiện bước theo dấu chân của Đức Phật trên cung đường dài 14km từ thung lũng Jẹthian, đến tinh xá Trúc Lâm (Veluvana), Rājgir, Ấn Độ. Sau đó, tại đây, Ngài Thiền sư trước đông đảo Chư Tăng Ni và Phật tử Quốc tế đã hai lần ban đạo từ về phép tri ân được kết nối và gần gũi hơn với hồng ân Đức Phật, tán thán tinh thần xiển dương đạo pháp -  Di huấn của Đấng Từ Phụ, nhấn mạnh tinh thần bi –  trí – dũng, đoàn kết lục hòa Tăng già, cùng nhau lan tỏa sự hòa hợp, bình an và đoàn kết của cộng đồng Phật tử từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. 

Tiếp đó, ngày 14/12/2023, tại Khu vực Bồ Đề Đạo Tràng, Ngài Thiền sư Ottamathara đã có buổi chia sẻ pháp hành thiền Vipassana tứ niệm xứ và cúng dường tứ vật dụng trong sạch hợp luật đến 500 Tăng Ni đến tham gia thính Pháp.

Tháng 5/2024, quay trở lại Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya/ Bodhgaya), Thiền sư Thabarwa đã có thêm một trung tâm mới cách chùa Chính nơi đức Phật thành đạo khoảng 2 cây; dự định kì Hạ (An Cư Mùa Mưa) năm nay, Tăng Ni sẽ về cùng hành thiền dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Ottamathara khoảng 500 người, con số này có thể tăng lên 800 đến 1000 vị. 

Cũng trong năm 2024, Thiền sư Ottamathara nhận được lời mời của nhiều trường Đại học ở Srilanka về việc đề cử tặng bằng Tiến sĩ Danh Dự đến Ngài vì những đóng góp của Thiền sư cho Phật giáo và nhân loại. 

Thiền sư Sayadaw Ottamathara hiện là một trong những vị nổi tiếng tại Myanmar và trên thế giới, viện chủ của gần 130 trường Thiền tại Myanmar và nhiều nước Đông Tây. Ngài chuyên dạy Thiền Vipassana theo truyền thống Nguyên Thủy Phật giáo. Ngài không chỉ thông giỏi tiếng Anh mà còn có kiến thức liên ngành trên nhiều lĩnh vực, được mệnh danh là “Thiền sư Sóng thần” bởi sự hoằng pháp “siêu xuất”, “hiếm có”; sự dấn thấn hành đạo “vượt trội”; đặc biệt nhấn mạnh vào Pháp Hành, pháp tu của Ngài không chống trái với Nguyên thủy, Bộ phái, Đại thừa, Kim Cang thừa; bởi mục đích là vô ngã từ bi theo con đường Trung Đạo mà vẫn hài hòa giới – định – tuệ, văn – tư – tu, 37 phẩm trợ đạo. Ngài nổi tiếng với Tâm Từ rộng lớn và bất hại với mọi chúng sanh trong sự định tĩnh của thân giáo và tâm thức bình yên vô trụ.

Hệ thống trường thiền Thabarwa vận hành mạnh từ năm 2007. Cho đến nay, các Bệnh viện Pháp Bảo mang ý nghĩa “nhập thế”, dấn thân, biểu hiện lý tưởng Bồ-tát hạnh đã và đang được mở rộng lớn ở nhiều địa bàn, nhất là tại Myanmar. Với thái độ phụng hiến, “làm Thiện pháp không giới hạn”, chánh niệm tỉnh giác, xả ly vô chấp. Tinh thần phụng sự Phật giáo dấn thân của Ngài đang được nhân loại yêu chuộng hòa bình đánh giá cao. 

Ngài Ashin Ottamathara sinh tại Katha, Myanmar vào Chủ nhật, ngày 26/10/1969 (ngày rằm của Thadingyut) tại bang Sagaing, Bắc Myanmar.  Ngài sinh ra trong gia đình kinh tế dư giả, Ngài được cho ăn học bài bản, kết quả luôn xuất sắc. Ngài vốn thông minh, nhớ lâu, thâm trầm, sâu sắc; có óc tổ chức và khả năng giải quyết rất nhanh các vấn đề một cách chính xác. Trước khi đi xuất gia, Ngài là doanh nhân thành đạt; từng theo học với nhiều phái thiền và các Thiền sư nổi tiếng như Ngài Ledi, SunLun, Mahasi, Mogok và TheInnGu…; từng có thời gian trải nghiệm ở Trung tâm Thiền Mogok (HQ), Trung tâm Thiền Quốc tế của Ngài U Ba Khin, Trung tâm Thiền Vipassana Joti của Ngài S.N Goenka….

Năm 2002, dưới sự chỉ định của Thiền Sư U Nayyasagara, Ngài Ottamathara bắt đầu dạy thiền Vipassana; trở nên nổi tiếng trong cộng đồng Phật tử cũng như cộng đồng các tôn giáo khác tại Myanmar. Ngài đã thành lập tổ chức “Từ Avijja đến Vijja” (Từ vô minh đến minh) - Tổ chức Lan toả Trí tuệ. Năm 2005, Ngài trở nên nổi tiếng với biệt hiệu “Thiền Sư Sóng Thần” (Tsunami Sayadaw). Năm  2007, 2008, Ngài thành lập Trung tâm thiền tại đường số 45, trung tâm thành phố Yangon (2007) và Trung tâm thiền Thabarwa, Thanlyin (2008). Năm 2012, với mục đích cung cấp nền giáo dục chất lượng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, Ngài đã thành lập “Trường Baka” đầu tiên ở Làng thiện chí 15ft. Ngài liên tiếp giúp đỡ các cộng đồng địa phương khó khăn trong việc xây dựng đường sá, cầu cống, trường học, bệnh xá, ký túc xá, chùa chiền, chánh điện, nhà vệ sinh công cộng, giếng thủ công và máy lọc nước, cung cấp nước sạch... Năm 2015, Ngài cho thành lập Trường Phật học cho Tăng Ni tại Trung tâm Thabarwa (Thanlyin), và đang có kế hoạch thành lập thêm trường mới. Cũng trong năm này, Ngài cho thành lập thêm Khu bảo tồn động vật đầu tiên ở Hlegu và dự định thành lập Khu bảo tồn động vật hoang dã ở phía nam Myanmar.

Năm 2016 Bệnh viện Pháp bảo 4 tầng trong khuôn viên trung tâm Thabarwa (Thanlyin) đi vào hoạt động, rồi Bệnh viện An Dưỡng Cuối Đời Pháp bảo 6 tầng; thành lập Trung tâm cai nghiện ma túy đầu tiên tại Tarchileik, bang Đông Shan tại Myanmar, trung tâm Tự nhiên Thabarwa ở một số nước phương Tây. Đưa Thiền Vipassana bằng nhiều phương tiện ứng dụng rộng rãi trên thế giới.

Các Trung tâm Thabarwa luôn sẵn sàng rộng mở đón tiếp mọi đối tượng khi họ có nhu cầu cần giúp đỡ, hiện số người theo Ngài khoảng 40 ngàn người, số Tăng Ni (tu nữ) khoảng 5000 vị, và con số này đang tiếp tục tăng trong điều kiện chính biến của Myanmar hiện nay. Trung tâm thiền chính Thabarwa Thanlyin cưu mang nhiều thành phần, nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ, hoàn cảnh và khả năng kinh tế khác nhau, như: người già, người vô gia cư, trẻ mồ côi, mẹ đơn thân, người thất nghiệp, người bệnh, người tàn tật, người tâm thần, người có bệnh mãn tính hoặc nan y (bao gồm cả bệnh nhân lao và AIDS) và những ai phải đối mặt với các khó khăn phức tạp về sức khỏe, xã hội hoặc tài chính đang cư trú… Trung tâm cũng tích cực bảo vệ môi trường, xử lý rác thải, sống gần gũi thiên nhiên…

Đối với vấn đề Hoằng pháp Quốc tế, Ngài cũng có kế hoạch thành lập một số Trung tâm Thabarwa Tự nhiên mới ở Hoa Kỳ, Châu Âu, Úc và Châu Á… Ngài sẵn sàng nối kết thiện pháp chân thành một cách vô phân biệt dựa trên lời dạy của Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Hàng năm Ngài phải thu xếp thời gian, công việc bận rộn trong nước để đi thuyết pháp, giảng thiền tại Singapore, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan, Ấn Độ, Srilanka, Mỹ và một số nước Châu Âu... 

Pháp Thiền của Ngài Ottamathara không phân biệt xuất gia hay tại gia, giới tính; không phân biệt tông phái, tông môn, vùng miền, quốc gia;… Ngài đến với cuộc đời bằng chính sự thực hành và thấu triệt lời dạy của Đức Phật; làm lợi ích cho chúng sanh một cách tự nguyện, tự nhiên, vô trụ; vượt qua các tướng chấp của thế gian mà vẫn hài hòa Sự-Lý, Thể-Tướng-Dụng.

 Ngài luôn nhấn mạnh về thái độ tu tập “như lý tác ý” trong hiện tại. Ngài Thiền sư Ottamathara đã thể hiện bi-trí-dũng hiếm có của một hành giả Phật giáo đắc Pháp thời hiện đại. Ngài đã đem Thiền Vipassana ứng dụng tích cực vào cuộc sống, khiến người thực hành luôn thấy ngay kết quả trong hiện tại, giúp nhiều người an vui. Thiền sư Ottamathara luôn thiết tha kêu gọi và ủng hộ hòa bình. Ngài không chỉ là một Thiền sư, một Pháp sư, một nhà tâm lý học, nhà xã hội học… mà còn là một người lãnh đạo Phật giáo có tầm ảnh hưởng lớn đối với Tăng đoàn, Phật tử, dân chúng ở Myanmar và nhiều nước trên thế giới hiện nay. Những tri nhận về Ngài trong giới xuất gia và giới lãnh đạo cũng như những trí thức học giả và nhân dân Quốc tế yêu chuộng cái đẹp là điều xứng đáng; Ngài góp phần tôn vinh giá trị đạo Phật ở Myanmar và trên thế giới.

 

TN Viên Giác

Download Android Download iOS
Đồng Nai: Ban Văn hóa Trung ương vấn an Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch và xin chỉ đạo

Chiều 11/11, Đoàn công tác Ban Văn hóa Trung ương do Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Văn hóa Trung ương làm Trưởng đoàn đã đến vấn an Đức Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, tại chùa Quốc Ân Khải Tường, tỉnh Đồng Nai.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Bình Định: Ban Trị sự Phật giáo Tp. Quy Nhơn tổ chức hiến máu tình nguyện lần thứ 9

PSO - Sáng 10/11/2024 tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN Tp. Quy Nhơn (tổ đình Minh Tịnh, 35 Hàm Nghi) Ban Trị sự Phật giáo Tp. Quy Nhơn phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện lần thứ 9 “Giọt hồng từ bi”.

Bình Định: Lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tp. Quy Nhơn

PSO - Sáng ngày 11/11/2024 (nhằm ngày 11/10/Giáp Thìn), tại Hội trường Khối Mặt trận Đoàn thể (Trung tâm hành chính Tp. Quy Nhơn, 30 Nguyễn Huệ) đã diễn ra lễ Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố giai đoạn 2024 - 2026.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online