Phật sự Quốc tế tại Ấn Độ: Thabarwa VN cúng dường 5 tấn gạo đến các chùa tại Bodhgaya (đợt 1)

Nghe đọc bài:

PSO - Phật Tử thuần thành các hệ phái Phật giáo tại Việt Nam cũng như trên thế giới đều tín kính nhất tâm Cúng dường tứ sự đến Tăng đoàn mỗi khi có điều kiện. Với các tịnh vật như: thực phẩm, gạo nước, thức ăn, hoa hương, nhang đèn, kinh sách, trú xứ, y áo, thuốc men…; để tri ân biết ơn và gieo ruộng phước điền. Vì tin sâu Nhân Quả.

Thể theo tinh thần giáo Pháp, cộng đồng thí chủ Thabarwa VN đã cúng dường 5 tấn gạo đến các chùa Tây Tạng, chùa Thái, chùa Ấn, chùa Lào, chùa Myanmar tại Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) nơi đức Phật thành đạo, trước kì An Cư năm 2024 (Phật lịch 2568) của Tăng đoàn Thabarwa tại Ấn. Mỗi tấn gạo trị giá 14 triệu VNĐ.

 Sư Pháp Đỉnh và Cô Tu nữ Yuzana Theingi (Hương) đã và đang trực tiếp đại diện Thabarwa VN dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Ottamathara – Viện chủ trên 125 trường Thiền tại Myanmar và nhiều nước phương Đông phương Tây thực hiện “Thiện pháp không giới hạn”, những mong lan tỏa Phật Pháp đến khắp các quốc gia trên thế giới.

Trong Kinh Tăng Nhất A-hàm, Đức Phật dạy: “Có ba căn lành chẳng thể cùng tận, tiến dần đến Niết-bàn. Thế nào là ba? Nghĩa là trồng công đức ở Như Lai, căn lành này chẳng thể cùng tận. Trồng công đức ở chánh pháp, căn lành này chẳng thể cùng tận. Trồng công đức ở Thánh chúng, căn lành này chẳng thể cùng tận”. Tăng bảo trụ thế hết sức quan trọng, bởi Đức Phật đã nhập Niết-bàn, chư Tăng thay Phật hành đạo, giữ gìn Tam Tạng kinh điển và hoằng truyền lời Phật trong nhân gian, giúp chúng sanh chuyển mê khai ngộ, chuyển phàm thành Thánh, ban vui cứu khổ. 

Hướng về Phật Pháp, lánh ác hành thiện, phát triển niệm lành, chánh niệm tỉnh giác trên Thân – Khẩu – Ý sao cho thanh tịnh trong mỗi phút giây hoàn cảnh, cũng là nối dõi truyền thống tốt đẹp của gia tiên, báo hiếu phụ mẫu, cầu siêu cửu huyền, hóa giải oan gia, sống bất hại với những người xung quanh, có ích lợi ý nghĩa với xã hội; đi đâu cũng là người hiền lương tuệ giác như một bông hoa nở cả vườn được thơm. Việc đạo việc đời vì vậy mà viên dung chu toàn, dù lý đạo luôn ngược dòng thế tục. Đó là nhận thức của người con Phật. 

Kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật cũng khuyến khích người bố thí nên: "Một là trước khi bố thí, ý được vui lòng. Hai là trong khi bố thí, tâm được tịnh tín. Ba là sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ". Việc cúng dường như là một phương pháp tu tập theo quan niệm của Đạo Phật, vừa là tự nguyện khi tin vào Pháp, vào Nhân Qủa; vừa là trách nhiệm của Phật tử trong sự nghiệp tu học tích lũy phước báu và hướng đến giải thoát sanh tử luân hồi. 

Cúng dường là hình thức tạo công đức, trong thực tế parami này được  người thế hiểu như là một hình thức từ thiện (giúp mở rộng lòng, thương tưởng tha nhân, bao dung giúp đỡ kẻ yếu, tạo sự đoàn kết cộng đồng…). Với Phật giáo, đây là Duyên, Nghiệp. Việc cúng dường hiệu quả khi dâng tới vị trưởng lão Hạ lạp cao và vị thông Pháp Học Pháp Hành, đến các bậc chân nhân, Tăng chúng rộng lớn. Chư Tăng tu hành chiêm nghiệm, hoằng đạo để gạt bỏ tham, sân, si, tâm hướng thượng, giới luật thọ trì, người bình thường khó có thể phát nguyện thực hành.

 Trong bối cảnh xã hội hiện đại, thời của công nghệ kĩ thuật số bùng nổ, việc cúng dường đến chư Tăng diễn ra dưới nhiều phương thức khác nhau, mục đích vẫn là gieo duyên bá tánh, để Phật tử hướng về nương tựa Phật Pháp Tăng gần gũi học hỏi giáo Pháp, tích tập phúc đức. 

Đức Phật tại thế dạy hàng đệ tử thuyết pháp giáo hóa cũng tùy từng vùng lãnh thổ, tùy căn cơ mà hóa độ người hữu duyên nhập vào dòng Thánh. Phật cũng không độ được người vô duyên, vì còn phụ thuộc vào dòng nghiệp lực của mỗi chúng sanh các kiếp sống do chính họ đã gây ra. Nhờ hướng dẫn họ làm phước mà nghiệp lực chuyển hóa dần dần, điều này rất vi tế khó đo được bằng tư duy logic hay định tính/ định lượng/ phân tích/ giải thích... của khoa học hay mắt nhục nhãn. 

Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Đức Phật dạy: “Cho một trăm người ác ăn, không bằng cho một người lành ăn; cho một ngàn người lành ăn, không bằng cho một người trì ngũ giới ăn; cho một muôn (10.000) người trì ngũ giới ăn, không bằng cúng dường cho một vị Tu-đà-hoàn ăn; cúng dường cho một trăm muôn vị Tu-đà-hoàn ăn, không bằng cúng dường cho một vị Tư-đà-hàm ăn; cúng dường cho một ngàn muôn vị Tư-đà-hàm ăn, không bằng cúng dường cho một vị A-na-hàm ăn; cúng dường cho một ức (100.000) vị A-na-hàm ăn, không bằng cúng dường cho một vị A-la-hán ăn; cúng dường cho mười ức vị A-la-hán ăn, không bằng cúng dường cho một vị Bích Chi Phật ăn; cúng dường cho một trăm ức vị Bích Chi Phật ăn không bằng cúng dường cho một Tam Thế Chư Phật ăn; cúng dường cho một ngàn ức Tam Thế Chư Phật ăn, không bằng cúng dường cho một vị Vô Niệm, Vô Trụ, Vô Tu, Vô Chứng ăn.” Tâm Chân Không Diệu Hữu, chánh niệm xả ly, vô ngã vô trụ, thanh tịnh rổng rang, vượt lên trên nhị biên kiến chấp. Do đó mà người bố thí không thấy người cho và người nhận có, chỉ để Pháp vận hành trong Nhân – Duyên – Qủa, công đức lại vô cùng thù thắng. 

Chúng sanh ai cũng có Phật tánh, Đạo Phật bình đẳng trong giác ngộ không phân biệt giai cấp giàu nghèo sang hèn. Việc bố thí cúng dường là quan trọng nhưng tâm giác ngộ sự thật Chân Đế còn vô lượng bất khả tư nghì hơn phước hữu vi. Đạo Phật là đạo của Tâm, Tâm thanh tịnh cả Pháp giới thanh tịnh, “nhất thiết duy tâm tạo”. Ai mỗi giờ mỗi phút thanh lọc tâm bằng các đề mục niệm ân đức Phật – Pháp – Tăng – bố thí cúng dường – niệm chư Thiên – kính quý giới, cũng là miên mật trong Trí Đức. Trí tuệ giác ngộ khác với trí thông minh mặc định của thế gian. Đạo Phật cho nên trên 2600 năm khi lan tỏa đến bất kể quốc gia, vùng miền, nơi nào cũng bất hại, lợi lạc chúng sanh ba cõi bốn loài; đặc biệt cần người có chánh kiến và thực hành thông Pháp thuần thục trong Vô Ngã Từ Bi. Tăng đoàn Thabarwa cũng như Tăng Ni Việt Nam và trên thế giới chân chánh đều hết lòng hộ đạo và hành đạo, nguyện làm cánh tay nối dài của đức Phật, đem ánh sáng tuệ giác của lời Phật lan tỏa trong nhân gian để nhân loại chung sống hòa bình, an vui, thịnh vượng, âm đức.

Sau đây là hình ảnh ghi nhận được:

TN Viên Giác

Download Android Download iOS
Trung ương Giáo hội dâng hương tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Tắc An

Sáng 5-10 (mùng 3-9 Giáp Thìn), tại chùa Thiền Tôn 2 (Tp.Thủ Đức) Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn - Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS cùng chư Giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội đã đến dâng hương tưởng niệm giác linh cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tắc An, nhân dịp lễ húy kỵ lần thứ 5 của Ngài.

Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

Trà Vinh: Chùa Quan Âm và chương trình Thức Ăn Chay Miễn Phí

Sáng nay,03/10/2024 (mùng 1 tháng 9 Giáp Thìn) Ni sư Thích Nữ Như Thức, Trưởng Phân ban Ni giới Phật giáo tỉnh Trà Vinh, trụ trì chùa Quan Âm (khóm 2 thị trấn Càng Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh) đã trao 400 phần Cơm tấm chay đến đồng bào địa phương.

Nghệ An: Khoá tu sinh viên "Sống Không Hối Tiếc" tại chùa Chí Linh

PSO - Sáng ngày 05/10/2024 (tức 03/09 âm lịch), chùa Chí Linh (Yên Thành) đã tổ chức khoá tu sinh viên “Sống Không Hối Tiếc kỳ 18" chủ đề “Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời” dành cho gần 500 các bạn sinh viên tại các trường Đại học khu vực phía Bắc.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online