Phật sự Quốc Tế: Thiền sư Ottamathara Tăng đoàn Thabarwa cộng tu cùng 700 hành giả xuất gia tại Bodhgaya Ấn Độ cùngThabarwa VN cúng dường 1000 tấm Y đến chư Tăng Ni Đại Thừa Việt Nam sau 3 tháng An Cư Kiết Hạ

Nghe đọc bài:

PSO - Từ ngày 19/8 – 23/8/2024 (nhằm ngày 16/7 – 20/7 năm Giáp Thìn), Thabarwa VN đã chuyển cúng dường 1000 tấm Y cùng tứ sự đến các Trường Phật học và Tổ Đình một số điểm ba miền Phật giáo Đại thừa Việt Nam, ngoài ra hướng dẫn đạo hữu cúng dường 1000 tinh dầu đến Thiền viện Phước Sơn, Đồng Nai trị giá khoảng 100 triệu, dưới sự hướng dẫn chứng minh của Thiền sư Ottamathara.

1. Trường Trung cấp Phật học Đồng Nai và Tổ Đình chùa Đại Giác (Hòa Thượng Thích Huệ Thiền – trụ trì chùa Phước Hội nhận 90 Y và 90 bàn chải đánh răng Hàn Quốc).

2. Trường Hạ Ni viện Diệu Đức (Sư Minh Trân thủ quỹ Trường Hạ đại diện nhận 350 phần Y và 350 bàn chải đánh răng Hàn Quốc).

3. Trường Trung cấp Phật học Bình Định, 240 phần Y và 240 bàn chải đánh răng Hàn Quốc (Thầy Đồng Kim đại diện nhận chia chúng).

4. Trường Trung cấp Phật học Đà Lạt và Tổ Đình chùa Giác Nguyên 230 phần Y (Sư Cô Diệu Qúy đại diện nhận gửi chia chúng hai nơi).

5. Trường Trung cấp Phật học Nha Trang 90 phần Y và 90 bàn chải đáng răng (Thầy Đức Hải đại diện nhận gửi chia chúng).

 

Tăng đoàn Quốc Tế cộng tu Tăng đoàn Thabarwa tại Bodhgaya nơi đất Phật thành đạo trong mùa An Cư năm 2024 khoảng 700 hành giả, đến từ nhiều quốc gia khác nhau: Việt Nam, Thái lan, Myanmar, Ấn, Lào, Campuchia với 7 điểm: chùa Wat Lào, Wat Thái, chùa Campuchia, chùa Myanmar Pháp Học, chùa Myanmar Pháp Hành, Bồ đề đạo tràng, Thabawra Ấn. 

Thiền sư Ottamathara đã đưa khoảng 300 Tăng Ni Thabarwa Quốc Tế đến Bodhgaya cộng tu, kết tình tăng thân với Tăng đoàn Phật giáo Quốc Tế, qua sự hộ độ của Tăng Ni cư sĩ Phật tử Thabarwa cúng dường trai Tăng hàng ngày đến các trú xứ cộng tu ba tháng An Cư Mùa Mưa.

Đây là duyên lành bắt đầu khởi điểm cho nhiều thắng duyên tương lai để Phật giáo Quốc Tế không ngừng phát triển giữa xu hướng thời đại đầy biến động, cần lan chuyển bánh xen Pháp vì hòa bình để chiến tranh, bệnh dịch, suy thoái kinh tế, ô nhiễm môi trường, bất thiện pháp, đạo đức suy thoái,… được ngăn chặn và giảm trừ,từ sự nỗ lực chung tay của cộng đồng Phật tử khắp năm châu.

Lý do An Cư theo Luật Tứ phần, Đức Phật chế vì sáu thầy Tỳ-kheo (lục quần Tỳ-kheo) thường du hành trong nhân gian bất kể mọi thời điểm, nhất là vào mùa mưa đi lại nhiều dẫm đạp lên côn trùng. Đức Phật chế Tỳ-kheo phải An Cư ba tháng vào mùa mưa để tránh thương tổn mạng chúng sinh, đồng thời chuyên nhất thúc liễm thân tâm, tịnh tu ba nghiệp.

Chư Tăng Ni theo truyền thống Bắc tông Đại thừa kiết túc An cư từ ngày 16/4 âm lịch đến hết ngày 15/7 âm lịchlàm lễ Tự tứ và giải hạ kết thúc. Truyền thống Nguyên thủy chỉ giành cho Tỳ-kheo Tăng, bắt đầu từ ngày 16/6 đến ngày 16/9 âm lịch. Hậu An cư (Pacchimikāvassā) được tính sau 1 tháng nếu chư Tỳ-kheo có duyên sự. Phật giáo Việt Nam thường gọi là “An cư kiết hạ” - tức An cư trong ba tháng hạ (theo truyền thống Phật giáo Bắc tông).Cũng có những nước tháng 12 mới An cư, gọi là Kiết Đông. Vì nằm trong mùa hạ nên gọi là Hạ An cư, Ấn Độ mưa nhiều, nên gọi là vũ an cư (An cư Mùa Mưa). Khởi sự hạ An cư gọi là kiết hạ/ nhập hạ. Kết thúc ancư gọi là giải hạ/giải chế, Tăng Ni một tuổi đạo gọi là hạ lạp.

Lễ Tự tứ (Pavāraṇā)/ tùy ý, có ý nghĩa cực kì quan trọng trong các truyền thống Phật giáo, đánh dấu sự kết thúc ba tháng An cư miên mật hành trì của Tăng chúng. Tăng chúng mỗi năm có một mùa ấn định một khu vực không được ra ngoài, và nếu có Phật sự/duyên sự đều theoLuật chế mà thực hiện. An cư để thúc liễm thân tâm, hành trì giới - định - tuệ để tấn tu đạo nghiệp, hành trì thân -miệng - ý chánh niệm tỉnh giác, công phu công quả tu học rốt ráo các parami.

Trong kì An cư, công đức đại chúng cộng tu vô cùng lớn, người tu làm tròn bổn phận và cư sĩ hết lòng chuyên nhất hướng về Tăng đoàn hộ trì Tứ sự để Tăng Ni yên tâm tu tập. An cư, hành giả nương nhờ uy đức rộng lớn của Đại Tăng mà tâm linh thăng tiến, trí đức phát triển. Phật tử nhờ bố thí cúng dường mà phước sâu dày, duyên lành vững bền sâu sắc với Phật pháp kiếp này và các kiếp sau. Tứ chúng cộng tu, từ đó năng lượng chuyển hóa vũ trụ, mưa thuận gió hòa, sở cầu như ý trong thiện pháp, ba cõi bốn loài đều được lợi lạc, chuyển phàm sang Thánh.

Đời sống Tăng đoàn không thể thiếu các nghi lễ Bố-tát(là trưởng tịnh, đọc lại giới bổn Tỳ-kheo đã thọ). An cư(là thúc liễm thân tâm, tham thiền học đạo, nghĩa đen là ở yên). Tự tứ (là thỉnh cầu/ thỉnh tội; thỉnh cầu chư Tăng từ bi chỉ lỗi do thấy/ nghe/ nghi để vị Tỳ-khưu thấy lỗi của mình mà sửa sai và hoàn thiện bản thân; đối thú xưng tội, cách kiểm điểm lại bản thân, từ đó hoàn thiện từ trong ý nghĩ lời nói, trưởng dưỡng tâm Bồ-đề ngày càng lớn mạnh, xứng đáng là bậc phước điền của nhân thiên; là sự soi sáng, thức tỉnh cho nhau trong nội bộ giới Tỳ-kheo, tốt cho hậu lai; hướng đến đời sống Tăng đoàn lục hòa, không tội lỗi, để Luật tạng phát triển; lễ kết thúc sau ba tháng An cư, ngày chư Tăng mãn hạ); thể hiện giới tướng, tính logic, tương duyên lẫn nhau để đời sống phạm hạnhđược hoàn thiện, Tăng đoàn được duy trì trong nhân gian và phát triển. 

Nghi lễ bắt đầu với việc chư Tăng Ni nhập hạ chung mặc y phục chỉnh tề, lễ bái Tam bảo, ngồi theo thứ tự hạ lạp, lớn hạ đọc trước nhỏ hạ đọc sau.Văn bản tiếng Hán (phiên âm): “Đại đức nhất tâm niệm. Kim nhật chúng Tăng Tự tứ, ngã Tỷ-khưu... diệc Tự tứ. Nhược hữu kiến - văn - nghi tội, nguyện Đại đức ai mẫn ngữ ngã, nhược hữu kiến tội, đương như pháp sám hối”. Nghĩa: Đại đức nhất tâm niệm. Hôm nay chúng Tăng Tự tứ. Tôi Tỷ-khưu… cũng Tự tứ. Nếu có tội được thấy, được nghe và được nghi, nguyện Đại đức thương tưởng chỉ giáo cho tôi.Nếu tôi thấy có tội, sẽ như pháp sám hối (nói ba lần).Người nhận Tự tứ đáp: Thiện. Người Tự tứ đáp: Nhĩ. (Đại Chính 22, tr.837a). Nghi thức tuy đơn giản nhưng vô cùng thâm sâu đạo vị của những người xuất gia phạm hạnh, thực hiện trong niệm đoàn kết, lục hòa.Truyền thống Ancư và Tự tứ diễn ra hàng năm. Tự tứ còn làm tăng trưởng lòng tin trong sạch cho Phật tử. Sau lễ Tự tứ Tăng Ni tăng trưởng hạ lạp, thêm một tuổi đạo.

 Mỗi mùa an cư đối với Tăng đoàn có một ý nghĩa quan trọng thể hiện tinh thần sống chung hòa hợp của cộng đồng Tăng lữ tại một trú xứ, tiến tu thông qua học tập, thảo luận giới pháp, hành thiền. Chư Tỳ-kheo cùng trú xứ giáo giới nhắc nhở lẫn nhau, chỉ điểm và sách tấn cùng nhau tu học. Chư Tỳ-kheo thường sống không gia đình, không cố định một trú xứ nào, ba tháng là thời điểm cùng nhau sống chung một ngôi chùa, kết nối nhau thành một cộng đồng thống nhất bằng giới bổn (Pratimoksa), cùng nhau đọc tụng mỗi nửa tháng. Tự tứ là một hình thức bố tát (Uposatha) nhưng không đọc giới bổn, nhưng khác Bốtát không thuộc tính cách tự nguyện và tự giác sám hối; vì vậy yết ma thuyết giới và yết ma Tự tứkhác nhau, yết ma Tự tứ sâu hơn. Mục đích của Tự tứ giống như thuyết giới, là biểu hiện sự thanh tịnh và hòa hợp của Tăng đoàn. Sau thời hạn ba tháng sống chunggiữa Tăng chúng, là sư tinh tấn du hóa của mỗi vị Tỳ-kheo “hoằng pháp thị gia vụ, lợi sinh là sự nghiệp”. Phật giáo Đại thừa vừa kết thúc An Cư mùa Hạ và Làm Lễ Tự Tứ, sự cúng dường kịp thời Y áo và Tứ sự của Thabarwa VN dưới sự chứng minh của Thiền sư Ottamathara rất ý nghĩa và thể hiện tâm đạo rộng lớn vô phân biệt của người con Phật mà tinh thần “Thiện pháp không giới hạn” Ngài Ot đã đưa ra cho Tăng Ni cư sĩ đại chúng Thabarwa thực hiện.

Hiện tại, theo truyền thống Nguyên Thủy Phật giáo (Theravāda), thời điểm này chư Tăng đang trong mùa An Cư. Thiền sư Ottamathara (Ngài Ot) và đông đảo chư Tăng Thabarwa của Myanmar cũng cộng tu tại Ấn Độ, Bồ-đề đạo tràng. Với tâm đạo rộng lớn, Ngài Ot nhấn mạnh vào việc thực hành pháp Chánh niệm Xả ly, Từ bi Vô ngã Trung đạo, lấy tinh thần Thiền Vipassana làm hệ tư tưởng chính. Vì vậy, Ngài hiện đang là một trong số những Thiền sư khá trẻ đương đại có công lớn trong việc phục hưng Phật giáo thời hiện đại, thông qua các hình thức Bồ-tát hạnh nhập thế đi vào đời hóa độ bằng nhiều phương tiện an sinh phúc lợi xã hội, với Tứ nhiếp pháp, Tứ vô lượng tâm và tâm Từ bất động. 

Ngài Ot, trong thời gian 3 tháng Hạ chuyên tu với cộng đồng Tăng già Quốc Tế, gieo duyên 7 điểm cộng tu, các Phật sự vẫn tiếp nối, đảm nhận viện trưởng gần 130 Trung Tâm Thiền, hướng dẫn khoảng 5000 đệ tử xuất gia, cưu mang khoảng 40.000 người tại Myanmar với đủ mọi hoàn cảnh: người già, bệnh, tâm thần, HIV-AIDS, nghèo đói, vô gia cư, mẹ đơn thân, trẻ em mồ côi, người không nơi nương tựa, nạn dân…; triển khai thực thi dự án bảo vệ động vật, bảo vệ môi trường tái chế rác thải; hướng dẫn thi công trường thiền Thabarwa Quốc Tế Ấn vẫn đang xây dựng; trợ duyên bà con nạn dân giữa tình hình nội chiến Myanmar ngày càng theo lang, kéo dài, nguy hiểm,… Nhưng Ngài Ottamathara và Tăng đoàn Thabarwa vẫn định tĩnh nhiếp niệm chuyên tu và “tùy duyên hóa độ bất động tâm” trên tinh thần người con Phật lấy Pháp làm Thầy, lấy Tam bảo làm nơi y cứ, hết lòng phụng sự chúng sanh vô điều kiện, những mong chánh Pháp lan tỏa trong nhân gian, chuyển mê khai ngộ,…Chứng tỏ sự thực hành rốt ráo của Thiền sư là hiếm có khó tìm trong bối cảnh hiện nay.

Việc làm đạo chưa bao giờ dễ dàng đối với người chân tu kể cả thời Phật và các đời Tổ Sư, vì sở chấp và vô minh của chúng sanh, kinh luận nói đến rất nhiều. Chỉ khi nào chứng đắc Thánh Qủa hành giả mới buông được ngã và ngã sở; chỉ khi nào tin sâu Nhân Qủa Nghiệp Báo nhiều đời nhiều kiếp và tuệ quán sâu sắc hành giả mới thiết tha nhiệt tâm kiên trì hành thiện. Chỉ khi nào tận cùng của nghiệp báo bất thiện xảy đến còn những hơi thở cuối cùng và mất hết mọi thứ (chồng vợ, con cái, nhà cửa gia sản, thân mạng) có lẽ hành giả mới chịu buông trên giường bệnh, thì đã quá muộn. Nên Ngài Ot thường chia sẻ: con người thường có xu hướng phát triển bất thiện hơn hành thiện, nên Ngài tinh tấn càng làm thiện, thân và tâm này chỉ để sử dụng, chỉ để làm và làm với chánh niệm xả ly không vướng mắc. Hiểu sâu sắc được Nhân và Qủa, trân trọng kiếp người ngắn ngủi, tận dụng thiện pháp ý nghĩa, Ngài Thiền sư Ottamathara dù bận trăm công nghìn việc Phật sự nhưng Ngài vẫn không quên tri ân Tăng Ni Việt Nam nhiều năm qua đã hoan hỷ, nâng đỡ, đồng hành, kết duyên lành cùng hoằng pháp Quốc Tế. Ngài đã cùng Tăng Ni cư sĩ Phật tử Việt Nam và những người có duyên với Ngài ở nhiều nước trên thế giới hùn phước cúng dường Tăng Ni Đại thừa Việt Nam nhân kì Mãn Hạ An Cư, kì Tự Tứ. Trong đó cộng đồng Thabarwa VN hùn phước được khoảng 30 triệu. Điều này, thể hiện tinh thần lục hòa của người con Phật, tinh thần tri ân báo ân, tôn trọng hệ phái pháp tu, còn là đem lại hình ảnh nối kết tình hữu nghị Quốc Tê giữa nhân dân hai nước, thắt chặt hơn mối quan hệ Phật giáo hai nước và gửi gắm tấm lòng nhân văn yêu chuộng hòa bình đến toàn nhân loại bên cạnh mục đích chính của người con Phật là kết duyên lành tích các âm đức parami trong kiếp sống hiện tại vị lai để chấm dứt khổ sanh tử luân hồi.

TN Viên Giác

 

Download Android Download iOS
Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

Yên Bái: Phật giáo huyện Hoa Lư (Ninh Bình) trao quà đến đồng bào vũng lũ

Ngày 19/9/2024 (17 tháng 8 Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Hoa Lư, đã đến tỉnh Yên Bái trao 4 tấn hàng ủng hộ đồng bào bị lũ lụt do ảnh hưởng cơn bão số 3 (bão Yagi).

Đồng Nai: Phân Ban TTXH Giáo dục Trung ương tổ chức Trung thu tại chùa Thiền Lâm

Tạo điều kiện cho các em vùng sâu vùng xa có được niềm vui trong mùa trăng trung thu. Vào ngày 13-14/09/2024. (nhằm ngày 11-12/8/Giáp Thìn). Phân Ban Từ thiện xã hội Giáo dục TƯ GHGPVN kết hợp với Chùa Thiền Lâm (ấp 4, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã trao tặng hơn  1000 phần quà trung thu đến các em nơi địa phương.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online