Tổng kết cộng đồng Thí chủ Thabarwa VN trong và ngoài nước hộ trì chư Tăng quốc tế an cư tại Bodhgaya (Ấn Độ)

Nghe đọc bài:

PSO - Từ ngày 11/5 - 09/8/2024, cộng đồng Thí chủ Phật tử nhóm Zalo Thanbarwa VN (khoảng 800 thành viên) và Fanpage Thiền sư Ottamathara hơn 21k đã cùng nhau hùn phước hộ trì Thabarawa Ấn dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Ottamathara; đồng hộ trì hơn 700 Tăng Ni (chủ yếu bao gồm các  nước Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Lào) tại 6 điểm cộng tu trong 3 tháng an cư mùa mưa tại Bodhgaya - nơi đức Phật thành đạo. Trung Tâm Thiền Thabarawa Ấn hình thành song song với khóa An cư mùa mưa năm Giáp Thìn (2024).

6 điểm cộng tu khoảng 700  Tăng Ni bao gồm:

  1. Chùa Cambodia (Campuchia)

  2. Chùa Lào

  3. Chùa Thái

  4. Thabarwa Ấn

  5. Chùa Myanmar Pháp học

  6. Chùa Myanmar Pháp Hành

Ngoài ra, Cộng đồng Thabarwa VN còn hộ trì đến chư Tăng Ni quốc tế hàng ngày ra cộng tu tại chùa chính (Mahabodhi Mahavihara).

Thanbarwa VN chỉ thông báo các chương trình Phật sự, cộng tu cùng đạo hữu tùy duyên phát tâm. Có thể nói, đây là lần đầu tiên tại đất Phật, lần đầu tiên cộng đồng Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước (gồm Mỹ, Canada, Úc, Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ) cùng nhau hộ trì Tăng đoàn rộng lớn thời hiện đại; cùng hộ trì Tăng Ni tu tập suốt 3 tháng tại Bodhyaga trong tinh thần đoàn kết, lục hòa, phụng sự thiện pháp không giới hạn. Những mong chánh Pháp trường tồn, chúng sanh an lạc, mưa thuận gió hòa, bệnh dịch tiêu tan, chiến tranh dập tắt, âm siêu dương thới; cùng nhau tích âm đức thiện pháp trong các kiếp sống cả hiện tại và vị lai; hướng đến Niết-bàn tịch tịnh.

Từ ngày 11/5 - 09/8, sau khoảng 3 tháng hùn phước rộng rãi, Thabarwa VN đã vận động cộng đồng được hơn 1.576.183.454 VNĐ để phục vụ thiện pháp Phật sự cho Thabarawa Ấn và hơn 500 chư Tăng, hơn 200 Ni/Tu nữ cộng tu cùng đông đảo hành giả Xuất gia gieo duyên và cư sĩ quốc tế. Con số phục vụ hàng ngày lên đến cả ngàn người.

Với tịnh tài của đại chúng hùn phước cho Thabarwa VN và để chuẩn bị các khâu căn bản cho khóa hạ an cư diễn ra thuận duyên, dưới sự chứng minh của Thiền sư Ottamathara (Viện chủ gần 130 Trường Thiền Vipassana tại Myanmar và nhiều nước trên thế giới, hiện cưu mang hơn 5000 Tăng Ni và khoảng 40.000 người nạn dân đang nương tựa tại các Trung tâm Thiền). Thabarwa VN đã trao tận tay tịnh tài đến Thiền sư Ottamathara cùng Tăng đoàn 450 triệu VNĐ cúng dường Thabarwa Ấn mới hình thành và phát triển, xây dựng kiến thiết; và 73 triệu VNĐ mua xe tuk tuk, Thabarwa Ấn – Thabarwa VN phục vụ Phật sự tại Bodhayaga. 

Cũng trong phần phước tổng hơn 1,5 tỷ VNĐ này, Thabarwa VN đã mua xe mới 26 chỗ đến trường thiền Thabarwa Ấn, trị giá khoảng hơn 750 triệu VNĐ, cả phụ kiện. Sư Pháp Đỉnh – đại diện Thabarwa VN đã triển khai cùng đại diện Tăng đoàn Thabarwa Myanmar – Thabarwa Ấn. Phương tiện di chuyển thiết yếu này nguyện cúng dường phục vụ Phật - Pháp - Tăng rộng lớn không chỉ Tăng Ni Thabarwa mà cả Tăng Ni và Phật tử nghèo quốc tế cần giúp đỡ. Hiện tại xe 26 chỗ đang rất hữu dụng trong khóa thiền 3 tháng để vận chuyển người, đồ đạc, các điểm di chuyển và đưa đón hành giả.

Trong số tiền 1,5 tỷ VNĐ này, cộng đồng cũng đã hỗ trợ: (1) 5 tấn gạo đến chùa Tibet, chùa Lào, chùa Thái, chùa Ấn, Thabarwa Ấn (đợt 1), mỗi tấn trị giá khoảng 11 triệu 500 ngàn VNĐ; (2) Sư Pháp Đỉnh và Cô Tu nữ Yuzana Theingi (cô Hương) cùng Tình Nguyện Viên Thabarwa Ấn đã mua 500 khay đựng đồ ăn, 500 muỗng, 500 mền, 500 khăn trải nằm, 500 gối; 200 xô, 100 gáo múc nước, trị giá khoảng 90 triệu VNĐ; (3) chuẩn bị các vật dụng sinh hoạt cần thiết cho Tăng đoàn An Cư (xà bông, đồ giặt, đồ sinh hoạt hàng ngày), mua 500 vở tặng học sinh nghèo quanh khu vực Bodhyaga cộng tu cùng Thabarwa Ấn, trị giá khoảng 24 triệu VNĐ; (4) hỗ trợ thêm thực phẩm Thbarawa Ấn cùng công nhân xây dựng hơn 1 tháng trước khóa An Cư bắt đầu khoảng 15 triệu VNĐ; (5) cúng dường chùa Ấn 1000 usd (khoảng 25 triệu); (6) cúng dường 230.000 rupee (khoảng 70 triệu VNĐ), Cô Tu nữ Sayalay 119 quản lý hành chính Thabarwa Ấn tiếp nhận; (7) cúng dường đồ đựng hành lý trên nóc xe 26 chỗ (30.000 rupee – khoảng gần 10 triệu VNĐ). 

Ngoài ra, cộng đồng thí chủ Thabarwa VN trước đó cũng đã cúng dường tổng 19 máy nước đến người nghèo quanh Bodhya Gaya, mỗi giếng nước trị giá 8 triệu VNĐ; trong đó chú Bình Kappiya Ngài Ottamthara nhận 5 giếng (42 triệu VNĐ); nhóm chị Loan nhận 17 giếng nước (đã tổng kết); dưới sự trợ duyên triển khai của ĐĐ. TS Thích Đồng Đắc và bạn Sulu người Ấn. Tất cả các Phật sự đều được đạo hữu Thabarwa VN hỏi ý kiến tư vấn từ quý Sư và quản lý người Việt cũng như quý Sư quản lý các chùa người Ấn và Ngài Thiền sư Ottamathara chứng minh triển khai.

Trong tất cả các phước bố thí cúng dường theo tinh thần Phật giáo không gì hơn Phật Pháp Tăng chân chánh, đó là thửa ruộng tốt đức Phật đã tán thán. [Thường chỉ có trường hợp bố thí cúng dường mạnh: (1) Phật tử thuần thành/ những thí chủ đại phước báu mới có thể xả ly tịnh tài dễ dàng với tâm kính tín Tam bảo tuyệt đối vì tin Nhân Qủa Nghiệp Báo; và cũng do có phước nên họ thuận duyên dễ được thân cận hộ trì chư Tăng và Ban Tổ Chức - số này rất ít. (2) Hoặc trong xã hội, Mạnh thường quân, những người đại gia giàu có, với lòng bắc ái nhân từ thương người, họ dễ mở lòng giúp đỡ vô tư người nghèo khó, hỗ trợ an sinh phúc lợi xã hội; ở mỗi quốc gia và trên thế giới đều có]. 

Khi thực hành hạnh bố thí cúng dường, hành giả với tâm thanh tịnh, với bi và trí sẽ không lăn tăn tác ý rằng: “Nếu quyên góp tiền bạc cho một người hay một tổ chức nào đó để làm từ thiện (như bố thí cúng dường) nhưng sợ quý vị không làm đúng, sợ bị lợi dụng lòng tốt, sợ cá nhân hay tổ chức đó làm việc sai trái sẽ không được phước”. Trên thực tế theo tinh thần Phật giáo, khi đạo hữu thí chủ tự nguyện, phát tâm tùy hỷ tịnh tài dù chỉ là 10 ngàn VNĐ đến một việc thiện lành giúp đời, giúp Tam Bảo với tâm “vị tha vô ngã”, vì người quên mình, vì lòng từ, thì tâm lành ngay đó Đức đã trổ quả theo sự tùy hỷ. Còn người quyên góp hay tổ chức đó làm có đúng hay không thì quả báo họ phải tự nhận theo Pháp Luật thế gian và Luật Nhân Qủa của Pháp. Nhân nào Quả đấy, Pháp vận hành, đệ tử Phật tin sâu Nhân Qủa nên tình nguyện làm thiện và luôn chánh niệm tỉnh giác giữ gìn thân-khẩu-ý. Huống chi quý đạo hữu cúng dường bố thí hộ độ người thật việc thật và cúng dường đến chư Tăng chứng minh, cư sĩ đồng tu hàng ngày chia sẻ trong chánh Pháp, cúng dường bố thí đúng thời tùy hỷ. Hoằng pháp thời hiện đại đa dạng trên nhiều hình thức, nếu muốn kiểm chứng thí chủ đều có thể gặp gỡ và trao đổi trực tiếp; cần nhất trí tuệ quán chiếu và sự trải nghiệm sâu sắc qua các sự việc hành động để đánh giá đúng không hiểu lầm người hiền trí tổn âm đức. 

Hạnh bố thí dù là Tài thí, Pháp thí hay Vô úy thí, đều đem lại phước báu bất khả tư nghì theo Phật giáo. Nếu như làm với thiện tâm, tâm vô trụ, phát Bồ-đề nguyện cứu vớt chúng sanh, hồi hướng cho ba cõi bốn loài đồng đều cả thảy, với Tâm Chân Không Diệu Hữu, Bình đẳng vô phân biệt phủ trùm tất cả - năng lượng tâm Vô Ngã Từ Bi Thanh Tịnh thể nhập Pháp giới… thì “Tâm hành giả đồng Tâm chư Thánh Hiền, Chư Bồ-tát, chư Phật”.

 Việc làm của Cộng đồng Phật Tử Quốc Tế Thabarwa VN không những thể hiện vai trò trách nhiệm hộ độ Tứ sự của Cư sĩ Phật tử với Tam Bảo mà còn có ý nghĩa tiếp tục đưa Phật giáo Việt Nam “đồng hành cùng dân tộc”; gắn kết mối quan hệ lục hòa giữa chư Tăng trong nước với chư Tăng Quốc Tế, nối kết cộng đồng Phật tử Việt Nam với cộng đồng Phật tử Quốc Tế; nâng cao chất lượng hình ảnh con người Việt Nam với bạn bè Quốc Tế: trí tuệ, trách nhiệm, hào phóng, nhiệt tâm thiện pháp, yêu mến cái thiện lành, yêu chuộng hòa bình, thương người, ham học hỏi cầu thị những tiến bộ và sẵn sàng tiếp thu các tinh hoa cốt yếu của Phật giáo vào đời sống an vui mình lợi người; tốt đời đẹp đạo; kết duyên lành thiện tri thức rộng lớn; góp phần phục hưng Phật giáo thời hiện đại.

Nhóm Thiện nguyện Thabarwa VN

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online