Phật sự Quốc Tế: Trung Tâm Dưỡng Lão Liên Hoa Bố thí Cúng dường đến các Trường Thiền Thabarwa

Nghe đọc bài:

PSO - Thiền sư Sayadaw Ottamathara nổi tiếng tại Myanmar và trên thế giới, được mệnh danh là “Thiền sư Sóng thần” bởi sự hoằng pháp “siêu xuất”, “hiếm có”; sự dấn thấn hành đạo “vượt trội”, làm tất cả thiện pháp một cách vô phân biệt. Ngài nổi tiếng với Tâm Từ rộng lớn, chuyên giảng dạy về chánh niệm - xả ly thiền Vipassana.

Năm 2007, 2008, Ngài Thiền sư Ottamathara thành lập Trung tâm thiền tại đường số 45, thành phố Yangon và Trung tâm thiền Thabarwa, Thanlyin ngoại thành thủ đô. Hiện Ngài đang là Viện chủ trên 125 trường thiền tại Myanmar và nhiều nước trên thế giới. Hàng năm, Ngài đều thu xếp thời gian đi thuyết pháp tại Singapore, Malaysia, Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Srilanka, Mỹ, Ý…

Khoảng 25 năm chuyên tu và hành đạo, Ngài Ottamathara hướng dẫn Tăng đoàn Thabarwa luôn hỗ trợ các Tăng viện, Ni viện, cô nhi viện; xây dựng đường sá, cầu cống, trường học, bệnh xá, ký túc xá, chùa chiền, nhà vệ sinh công cộng, giếng thủ công và máy lọc nước...; quan tâm đến các phúc lợi an sinh xã hội; hỗ trợ các trường hợp khẩn cấp: như thiên tai, người tị nạn, bảo vệ động vật, bảo vệ môi trường.

 Trung tâm thiền Thabarwa cưu mang nhiều loại người: người già, người vô gia cư, trẻ mồ côi, mẹ đơn thân, người thất nghiệp, người bệnh, người tàn tật, người tâm thần, người có bệnh mãn tính hoặc nan y (bao gồm cả bệnh nhân lao và AIDS)… Hiện nay con số nương tựa Thabarwa lên đến khoảng 40.000 người.

Năm 2016, Bệnh viện Pháp bảo 4 tầng trong khuôn viên Trung tâm Thabarwa (Thanlyin) đi vào hoạt động giúp cho rất nhiều người, nhất là trong tình hình hiện nay của Myanmar. Trung tâm chính Yangon, hiện có khoảng 3.000 thiền sinh từ khắp đất nước Myanmar và Quốc tế đang tu học. Tại Trung tâm Thiền này, Ngài thường hướng dẫn thiền cho hơn 1200 Tăng Ni Myanmar; cưu mang hơn 1000 người bệnh, người già khoảng 2500 vị; mẹ đơn thân, trẻ em mồ côi khoảng 50 người; chăm lo tình nguyện viên khoảng 2000 người…

 Trung tâm Thabarwa Thanlyin như “một làng cộng tu”, các thành viên sống đồng cảm nương tựa vào nhau, thiểu dục tri túc; luôn sẵn sàng đón tiếp mọi đối tượng không phân biệt, cả người Myanmar và người nước ngoài. Rất nhiều Tăng Ni Việt Nam qua học Pháp và hành thiền ở Myanmar, khi ốm đau hay cần hỗ trợ giấy tờ, Ngài Ottamathara luôn sẵn sàng trợ duyên. 

Trung Tâm dưỡng lão Liên Hoa địa chỉ Ấp Hồng Rạng, Xã Bình Đông, TX. Gò Công, Tỉnh Tiền Giang, do chị Trần Thị Thùy Trang làm giám đốc, đã tiếp nhận, chăm sóc và nuôi dưỡng khoảng 50 người cao tuổi; trong quá trình đến và đi hiện còn khoảng 27 Cụ. Trung Tâm trước đó đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ Thiền sư Ottamathara và Thiện nguyện TNC.

Vốn là Phật tử thuần thành, có tấm lòng bắc ái, đức độ, bao dung, thương người, ảnh hưởng sâu sắc bởi tinh thần Phật giáo và Ngài Thiền sư Ottamathara; chị Trang nhiều năm qua đã “dũng cảm” kham nhẫn mạnh dạn tiếp nhận nhiều hoàn cảnh các Cụ cao tuổi neo đơn, có điều kiện kinh tế khó khăn; chị Trang cố gắng nối kết bạn bè MTQ phát tâm trợ duyên, nuôi dưỡng, chăm sóc miễn phí; các bạn đạo luôn nhiệt tâm ủng hộ qua nhiều giai đoạn và thời gian, nhất là Thiện nguyện Thabarwa.

Trong chuyến thiện nguyện của Trung Tâm dưỡng lão Liên Hoa đến Myanmar giữa tình hình nội chiến số người nghèo gia tăng, từ ngày 22-6-2024 đến ngày 29-6-2024, đoàn chị Trang dẫn đầu đã bố thí cúng dường: (1) 5000 phần cháo chay; (2) 1100 Bánh, Sữa; (3) 400 phần vở, viết, bánh, kẹo, đến các cô Tu nữ Trường thiền Cô Khema Rama quản lý; (4) Cúng dường buổi ăn sáng và phát quà 160 phần ở Trung Tâm Naypyidaw; (5) Cúng dường Trường Thiền Thabarwa ở khu nghĩa địa; (6) Cúng dường 950 vị tại chùa Mahavihara; (7) Cúng dường 300 vị sư tại Học Viện Sitagu.

Kinh điển Phật giáo ghi lại: Bố thí cơm nước được 10 quả báu: Sống lâu, Sắc thân xinh đẹp, Thân và tâm an lạc, Thân tâm có sức mạnh, Có định tâm mau lẹ, Có trí tuệ sáng suốt, Có nhiều bạn bè (tùy tùng), Có tâm dũng cảm, Có cơm đầy đủ (không thiếu ăn), Có nước uống đầy đủ. Bố thí cháo được 10 quả báu: sống lâu, thân xinh đẹp, tâm an lạc, thân tâm có sức mạnh, trí tuệ nhanh nhẹn, giảm sự đói và khát, làm cho chất gió lưu thông, rửa đường ruột, tiêu hoá vật thực. Bố thí nước được 10 quả báu: Sắc thân sạch sẽ, sáng sủa; Thân tâm nhẹ nhàng, nhanh nhẹn; Có nhiều bạn bè, tùy tùng; Có tiếng tốt lan rộng khắp mọi nơi; Không bị khát nước; Tuổi thọ sống lâu; Sắc thân xinh đẹp; Thân, tâm an lạc; Thân, tâm có sức mạnh; Có trí tuệ sáng suốt.

Ðức Phật dạy Ðại Ðức Ānanda bố thí cúng dường có bốn trường hợp:

"Này Ānanda, sự trong sạch đối với người bố thí và người thọ thí có 4 trường hợp:

1- Người bố thí có thiện tâm trong sạch, còn người thọ thí không có tâm trong sạch.
2- Người bố thí không có tâm trong sạch, còn người thọ thí có thiện tâm trong sạch.
3- Người bố thí lẫn người thọ thí đều có tâm không trong sạch.
4- Người bố thí và người thọ thí đều có thiện tâm trong sạch”

Trong đó, người thọ thí được phân chia có 14 hạng, từ cao đến thấp: Làm phước thiện bố thí cúng dường đến Ðức Chánh Ðẳng Giác, đến Ðức Phật Ðộc Giác, đến bậc Thánh A-ra-hán, đến bậc Thánh Bất Lai hành giả đang tiến hành thiền tuệ, để chứng đắc thành bậc Thánh A-ra-hán; đến bậc Thánh Bất Lai; đến bậc Thánh Nhất Lai hành giả đang tiến hành thiền tuệ, để chứng đắc bậc Thánh Bất Lai, đến bậc Thánh Nhất Lai; đến bậc Thánh Nhập Lưu hành giả đang tiến hành thiền tuệ, để chứng đắc bậc Thánh Nhất Lai, đến bậc Thánh Nhập Lưu; đến hành giả đang tiến hành thiền tuệ, để chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu, đến hành giả ngoài Phật giáo chứng đắc thiền, có thần thông; bố thí cúng dường đến hạng phàm nhân (Tỳ khưu, Sa di, cận sự nam, cận sự nữ) có giới đức trong sạch; làm phước thiện bố thí đến hạng phàm nhân phạm giới, không có giới; bố thí đến loài súc sanh. Trong 14 hạng cá nhân thọ thí này, thí chủ làm phước thiện bố thí đến hạng nào cũng được 5 quả báu: Sống lâu, sắc đẹp, an vui, sức mạnh  trí tuệ. Bậc thọ thí có đầy đủ 5 đức: giới – định – tuệ – giải thoát – giải thoát tri kiến hoàn toàn chừng nào thì quả báu vô lượng, vô lượng chừng ấy. 

Nên biết rằng, công đức của chị Trang và Thiện nguyện Trung Tâm Dưỡng Lão Liên Hoa là thù thắng trong giáo Pháp; góp phần làm đẹp văn hóa người Việt, gắn chặt hơn tình cảm Phật tử hai nước Myanmar-Việt Nam, lan tỏa hình ảnh người con Phật, chung tay chuyển bánh xe Pháp khắp năm châu vì hòa bình, an lạc, thịnh vượng, tiến bộ, khát vọng chạm đến chân lý giác ngộ, đạo đời viên dung – tốt đời đẹp đạo.

 

TN Viên Giác

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online