Phóng sự: Tịnh xá Ngọc Tràng - Con đường Phật giáo Khất sĩ đến với người dân nơi biển đảo

PSO - Đến với hòn đảo Bình Ba thuộc vịnh Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, có một ngôi Tịnh xá của Phật giáo hệ phái Khất sĩ – đây không chỉ là chốn thiền môn thanh tịnh, nơi dấn thân vì đạo pháp của chư Tăng, mà còn là chốn quy ngưỡng của đồng bào Phật tử vùng hải đảo xa xôi của Tổ quốc.

Trải qua chuyến hành trình dài ngày đến với các cơ sở Tự viện từ các thành phố cho lớn đến miền đồng bằng và các vùng rừng núi heo hút, chúng tôi có dịp kết duyên với Tịnh Xá Ngọc Tràng. Nơi đây chính là miền đất lành để gieo mầm những hạt giống bồ đề thể hiện tinh thần tu tập, từ bi hỷ xả, vô ngã vị tha.

Đạo Phật du nhập và tiếp biến vào Việt Nam đến nay đã được hơn 2565, trải qua suốt chiều dài của lịch sử “hộ quốc an dân”, Phật giáo luôn thể hiện tinh thần bất hại, uyển chuyển, khéo léo dung hợp với tín ngưỡng bản địa mà vẫn tiếp thu cái mới của từng thời kì lịch sử nhưng vẫn giữ được những giáo lý căn bản của Phật giáo Nguyên Thủy và Đại thừa, Phật giáo tại Việt Nam vì vậy đã tự nhiên ăn sâu vào tâm hồn quần chúng nhân dân như một lẽ tự nhiên.

Phật giáo tại Việt Nam có những giai đoạn phát triển rất hưng thịnh như thời Lý – Trần, hai triều đại này đã coi đạo Phật như là Quốc đạo; nhờ vận dụng đúng đắn tinh thần thiền học “tùy duyên bất biến, cư trần lạc đạo”, ứng dụng tinh thần Phật giáo trong mọi lĩnh vực của cuộc sống mà thời Lý - Trần đã gặt hái nhiều thành công trên cả lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, ngoại giao;. Có thể nói, trong bất kỳ hoàn cảnh lịch sử nào thì Phật giáo cũng là một Tôn giáo với tôn chỉ và hành động luôn đồng hành cùng dân tộc!

Những ngày đầu năm mới 2021, dư âm của Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc luôn để lại những cảm xúc linh thiêng trong tâm hồn những người con mang dòng máu Lạc Hồng, cũng là khi Khánh Hòa đang đón những đợt gió mùa Đông Bắc cuối cùng của mùa lạnh đang tràn về; mặc dù thành phố biển Cam Ranh là vùng khí hậu nhiệt đới, luôn nóng, nhiệt độ cao, nhưng do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh từ phía Bắc, thời tiết nơi đây cũng thấy se lạnh. Theo những người dân vùng biển có kinh nghiệm thì đây là những ngày biển động.

Một hồi còi lớn, con tàu tạm biệt đất liền lướt sóng ra biển; chúng tôi theo chân đoàn Chư Tăng từ cảng Cam Ranh, vượt những con sóng bạc đầu để đến với Đảo Bình Ba.

Ngày thường khi biển sóng yên, từ đất liền ra với đảo Bình Ba chỉ khoảng gần 1h đồng hồ đi bằng xuồng cao tốc, nhưng hôm nay ngày biển động phải nhờ sự giúp sức của các đơn vị vận tải biển của quân cảng, đi bằng tàu lớn nên thời gian tới đảo sẽ lâu hơn. Gần 2h đồng hồ trên con tàu vượt qua những lớp sóng lớn nhấp nhô ào ạt ập vào mạn thuyền, cuối cùng, tàu chúng tôi cũng cặp bến. Và đoàn chúng tôi ngạc nhiên trước hòn Đảo xinh đẹp đến ngỡ ngàng như một bức tranh thủy mặc

Đảo Bình Ba xưa kia là một hòn đảo còn hoang sơ, ngày nay được sự đầu tư của Nhà nước, xã Đảo phát triển theo nhiều hướng dựa vào đặc điểm địa lý và dân cư, nhất là quan tâm phát triển mạnh mũi du lịch biển. Nhìn từ trên cao xuống, Bình Ba như một viên ngọc mọc lên giữa biển khơi.

Từ xưa, các bậc cao Tăng nước ta đã luôn xả thân vì Đạo pháp, quý Ngài không quản khó khăn gian khổ đi tới tất cả các miền của Tổ quốc mà chúng sinh cần sự khai sáng từ bi trí tuệ, kể cả vùng xa biên giới và hải đảo.

Lịch sử Phật giáo và Lịch sử Việt Nam ghi nhận tinh thần bồ-tát hạnh của bao thế hệ Tăng Ni kiên trì kham nhẫn truyền bá chánh pháp của đức Bổn sư, những mong gieo duyên lành đến quảng đại quần chúng. Tùy theo khế cơ, khế lý, khế thời, lập nên các ngôi Tự viện để làm cơ sở chuyên tu và hướng dẫn Phật tử tu tập.

Ngôi Tịnh xá Ngọc Tràng là một trong số ít những ngôi Tự viện được xây dựng trên hải đảo. Không những giúp bà con Phật tử biết đến giáo lý nhà Phật mà đây còn là những cột mốc Biên cương khẳng định chủ quyền Quốc gia với các vùng biển đảo.

Có thể nói, ý nghĩa của Tịnh xá Ngọc Tràng nằm ở nhiều phương diện cả đạo lẫn đời, chư Tăng và Phật tử nơi đây rất cần sự trợ duyên cả vật chất và tinh thần từ phía chính quyền cũng như giáo hội và sự quan tâm ủng hộ của dân chúng để Phật giáo có thể làm tốt công việc “phụng sự chúng sinh là thiết thực cúng dường mười phương chư Phật”, “tốt đời đẹp đạo”.

Trụ trì tịnh xá Ngọc Tràng hiện nay là Đại đức Thích Giác Hưng. Khi tiếp chuyện với chúng tôi, Đại Đức vui vẻ cho biết: ngôi Tịnh xá được Hòa thượng Thích Giác Kỷ khai sơn vào năm 1963 (một thời kỳ đầy biến động của Phật giáo nhất là tại khu vực miền Nam và miền Trung). Sau đó Hòa Thượng Giác Y làm Trụ trì và kế tiếp là Đại Đức Giác Hưng  một trong những đệ tử của Hòa Thượng Giác Y được kế tục cho đến ngày nay.

Trải qua thời gian Tịnh xá đã được kiến tạo và tu sửa lại nhiều lần để cho phù hợp với sự phát triển. Đối với dân hải đảo, thì Tịnh Xá là nơi sinh hoạt tâm linh, nơi gửi gắm những điều nguyện ước tốt đẹp cho gia đình và người dân đảo biển, nơi xây dựng tình đoàn kết giữa các giai tầng trong xã hội, nơi quy tập bà con Phật tử về đây tu tập để cầu nguyện cho quốc thới dân an, phúc lợi xã hội, gánh vác cùng Đảng và Nhà nước chăm lo đến dân chúng yên tâm sinh sống và phát triển kinh tế, bảo vệ bờ cõi.

Cũng như các ngôi Tự viện trên đất liền, Tịnh xá Ngọc Tràng cũng có đủ các công trình kiến trúc tâm linh như tòa Chánh điện, điện Quan Âm, lầu Địa tạng và các khu nhà Tăng, trai đường, Am cốc, cùng các công trình phụ trợ khác.

Tịnh xá Ngọc Tràng có diện tích khoảng hơn 1000m2 chia làm hai khu riêng biệt, Trụ sở chính tại thôn Bình Ba xã Đảo Cam Bình.  Khu Biệt cốc Chư Tăng được xây dựng trên một ngọn núi đá, xung quanh là vịnh Cam Ranh với nước biển xanh ngắt - một khung cảnh có thể nói là tuyệt đẹp và yên tĩnh. Nơi đây rất phù hợp là địa thế cho Chư Tăng chuyên tu tu tập, ngồi thiền, kinh hành. Và cũng là điểm nghỉ dưỡng cho những ai muốn thư giãn sau những áp lực của cuộc sống đô thị vội vã; du khách nước ngoài cũng có thể ghé thăm và ở lại sống hòa mình với biển trời, tiếp nhận năng lượng trong lành của tự nhiên.

Tâm sự cùng Đại đức trụ trì, Sư cho biết: Ngày xưa từ đất liền ra với đảo rất vất vả và nguy hiểm, vì các phương tiện ra đảo ít và thô sơ. Trước kia, khi xây dựng ngôi Tịnh xá Ngọc Tràng, mọi vật liệu phải mang từ trong đất liền ra, nên có nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng, nhiều khi phải nhờ các chiến sĩ bộ đội Hải quân giúp đỡ mới có thể hoàn thành được công trình ngôi Tịnh xá như ngày hôm nay; cũng từ đó mà tình đạo đời, tình quân dân được gắn kết, nương tựa vào nhau.

Xã đảo Bình Ba, TP Cam Ranh nằm ngay trên cửa vịnh với diện tích khoảng 3km vuông, dân số hơn 1000 hộ và hơn 5000 ngàn nhân khẩu. Người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề biển và dịch vụ.

Từ khi ngôi Tịnh xá dựng lên, nhờ có năng lượng tu tập của Chư Tăng và dưới sự hướng dẫn bà con Phật tử chăm lo tu tập giữ gìn thân, khẩu, ý trong chánh niệm và khuyến khích hành thiện, giữ gìn tam quy, ngũ giới, thập thiện, hiểu sâu nhân quả, nghiệp duyên, từ đó mà nhận thức của người dân nơi đây được cải thiện hơn, nhất là đời sống của Phật tử nơi đây luôn được yên bình, ngày càng có nhiều Phật tử về quy ngưỡng Tam bảo.

 

Dù ở nơi đảo xa nhưng việc các thời khóa tu tập của Tịnh xá luôn được Đại Đức Trụ trì chăm lo chu đáo. Tiếng chuông Chùa ngân lên, vang xa giữa biển khơi như một âm thanh nhắc nhở quay về tánh giác, mở lòng yêu thương, quân bình lại thâm tâm, quay lại chính mình để tự tu sửa và tịnh lạc trong mỗi khoảnh khắc hiện hữu, hòa mình vào với đất với hư không rộng lớn, cầu mong cho mọi nhà được no ấm, đất nước được yên ổn.

Có thể nói, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Phật giáo luôn phụng sự và dấn thân, chư Tăng Việt Nam thể theo tinh thần di huấn của đức từ phụ Bổn Sư Thích  Ca Mâu Ni Phật “đi về các hướng, làm lợi ích cho chư thiên và loài người”, các thế hệ chư Tăng của Tịnh xá Ngọc Tràng đã tiếp nhận lời dạy đó và dũng mãnh trong từ bi vô ngã đặt chân tới miền Biên giới hải đảo; và trên đất nước xinh đẹp của chúng ta xưa nay còn rất nhiều tấm gương Tăng Ni đạo hạnh như thế, đây là những sự chứng minh luôn khẳng định cho “Phật giáo đồng hành cùng dân tộc”.

PV: Tronghaitb

Download Android Download iOS
TP.HCM: Ban Trị sự PG cùng các Ban, Ngành Quận 3 và Công an Quận 10 chúc Tết Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội

PSO - Sáng ngày 20/1 năm 2025 (nhằm ngày 21/12 năm Giáp Thìn), tại Thiền viện Quảng Đức, số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, đã diễn ra một buổi gặp gỡ chúc Tết giữa chư Tôn đức lãnh đạo Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cùng các phái đoàn của Ban Trị sự Phật giáo Quận 3, Quận ủy, UBND, MTTQ Quận 3

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online