28/09/2018 17:51

Khánh Hòa: Phỏng vấn Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm bên lề Hội thảo Hoằng pháp 15 tỉnh thành miền Trung – Cao Nguyên

Chiều ngày 28 tháng 09 năm 2018, nhằm ngày 19 tháng 08 năm Mậu Tuất, Ban tổ chức Hội thảo Hoằng pháp khu vực 15 tỉnh thành miền Trung – Cao nguyên với chủ đề “Hoằng pháp trong thời đại mới” vô cùng vinh dự được đón tiếp Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch HĐTS GHPGVN và Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban Hoằng pháp TW GHPGVN cùng Chư Tôn đức Ban thường HĐTS quang lâm và chứng minh hội thảo tại chùa Long Sơn, trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa.

  https://www.youtube.com/watch?v=jvoLi6WQRUQ&t=6s

Đúng 15h00 chiều, Ban tổ chức đã có mặt tại sân bay Cam Ranh để cung đón nhị vị Hòa thượng và Chư Tôn đức Ban thường HĐTS. Nhân dịp này, phóng viên PSO cũng đã có buổi phỏng vấn ngắn với Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban Hoằng pháp TW trước thềm khai mạc Hội thảo Hoằng pháp khu vực 15 tỉnh thành miền Trung – Cao nguyên: PSO: Kính bạch Hòa thượng, Hòa thượng hoan hỷ chia sẻ về mục đích và ý nghĩa của chủ đề hội thảo lần này ạ?

Hòa chung với xu thế phát triển của thời đại, nhất là khi những ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ngày một mạnh mẽ, Phật giáo cũng không thể đứng ngoài những tác động này. Ý thức được điều đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã và luôn luôn khẳng định tầm quan trọng vai trò của công nghệ trong hoạt động của mình nói chung, của công tác Hoằng pháp kết hợp cùng truyền thông của thời đại kỷ nguyên số nói riêng.

Điều này đã được Nghị quyết về Phương hướng hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VIII của Đại hội Phật giáo toàn quốc thông qua vào ngày 22/11/2017 với nội dung : ”Đổi mới, sáng tạo trong sự nghiệp hoằng dương chính pháp, trong phương thức hướng dẫn Phật tử…”, và “Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp và chuyển tải các hoạt động Phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu cao giá trị Từ bi – Trí tuệ của đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của tăng, ni, Phật tử, của tổ chức Giáo hội các cấp trong sự nghiệp phụng đạo yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Có thể nói đây là một nhiệm kỳ mà các nhà hoằng pháp của chúng ta sẽ phải có nhiều thay đổi trong phương thức hoạt động, công cụ và phương tiện hoằng pháp để phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

Hội thảo được tổ chức với mục đích tạo sự nhận thức sâu rộng về vai trò, tác động của công nghệ đến hiệu quả của hoạt động hoằng pháp; về sự cần thiết phải thay đổi cách thức hoằng pháp; sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động hoằng pháp; sự thống nhất về quan điểm của các thành viên của ngành Hoằng pháp trong cả nước; để từ đó, tìm kiếm giải pháp vận dụng các phương tiện công cụ của thời đại kỷ nguyên số vào sự nghiệp hoằng pháp hiện nay, giúp cho công tác này ngày một phát triển và phù hợp với sự phát triển cũng như yêu cầu của thời đại, đúng theo Nghị quyết về Phương hướng hoạt động Phật sự của Đại hội Phật giáo toàn quốc khóa VIII đã đề ra.

PSO: xin Hòa thượng hoan hỷ chia sẻ về những kết quả đã đạt được khi áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động hoằng pháp ạ. 

Hòa thượng: Kính thưa quý độc giả, Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hoằng pháp là một phương thức quan trọng trong xã hội ngày nay đã chắp cánh cho lời kinh ý Phật bay xa vạn dặm để đến với tất cả những ai quan tâm tìm hiểu. Nhờ có công nghệ thông tin của thời đại kỷ nguyên số mà người Phật tử dễ dàng tìm đến nghe pháp và nắm bắt các thông tin về hoạt động Phật sự của Giáo hội trong cả nước. Nhờ công nghệ thông tin mà văn hóa Phật giáo lan truyền một cách nhanh chóng đến với mọi tầng lớp trong xã hội. Cũng nhờ ứng dụng công nghệ thông tin mà Phật giáo nhanh chóng tiếp cận được với các quan điểm mới, những ý kiến thuận chiều hay trái chiều từ xã hội để có thể khẳng định quan điểm của mình, định hướng dư luận hay phản  ánh những gì chưa chính xác – điều mà chúng ta khó có thể làm trước đây.

Một số kết quả đáng ghi nhận: - Các Website của Giáo hội các cấp và của các tự viện trong cả nước phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Trên các trang mạng này đều đưa khá đầy đủ, phong phú các bài pháp, thông tin Phật sự, các bài viết thể hiện quan điểm của đạo Phật v.v…thỏa mãn cho tất cả những ai muốn tìm hiểu về Phật giáo hay muốn học Phật hoặc cần nắm bắt các thông tin hoạt động Phật sự… - Trang mạng xã hội như : Facebook, Twitter, Zalo, Youtube của các cá nhân, đặc biệt là một số vị giảng sư danh tiếng trong nước cũng như hải ngoại như những bông hoa rực rỡ đủ sắc màu và hương thơm làm lan tỏa những gì tinh túy nhất của Phật pháp ra khắp nơi. - Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập Ban Thông tin – Truyền thông vào năm 2012 tại Đại hội VII vào nhiệm kỳ VIII (2017-2022) thì Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội đã cho thành lập Tổ thông tin Tuyên truyền, vào 28/3/2018 đã ra mắt kênh Thông tin – Kênh truyền hình trực tiếp Phật sự Online trực thuộc Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội, để kịp thời phản ánh mọi mặt hoạt động của GHPGVN qua các hình thức báo đọc, Ban Trị sự Giáo hội các cấp từ báo ảnh, tin tĩnh và video đã từng ngày từng giờ cập nhật trên các trang mạng xã hội. Gần đây Tổ Thông tin - Tuyên truyền Văn phòng 2 đã kịp thời có các video phóng sự phản biện một số vấn đề có liên quan đến niềm tin Phật giáo đang lan truyền trong đời sống xã hội. Đặc biệt là Cầu truyền hình nhân lễ Phật Đản Phật lịch 2562 – DL 2018 vừa qua đã thổi một làn gió mới trong sinh hoạt Phật giáo của cả nước.

Kênh Thông tin – Kênh truyền hình trực tiếp Phật sự Online và Phật sự Miền Tây, Hoằng pháp Online đặc biệt đã cho ra đời app ứng dụng cài đặt trên điện thoại để xem tin tức hoạt động Phật sự, nghe giảng pháp trên điện thoại và các thiết bị nghe nhìn di động là một minh chứng rõ nét trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hoằng pháp. Mỗi thông tin Phật sự vừa đưa lên lập tức có hàng chục ngàn đến hàng trăm ngàn lượt người xem, tạo nên hiệu ứng tốt đẹp trong sinh hoạt Phật giáo cả nước, tạo nên sự phấn khởi của Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước cùng các hội đoàn Phật tử tại hải ngoại, vì có thể liên tục cập nhật tin tức hoạt động Phật sự của Phật giáo nước nhà cũng như có thể xem hay nghe giảng pháp trực tiếp qua các kênh Hoằng pháp online.

Có thể nói, ứng dụng công nghệ thông tin vào công cuộc hoằng pháp là xu thế tất yếu của hoạt động hoằng pháp nói riêng và các hoạt động khác của GHPGVN cũng như toàn xã hội. Thực tế, thời gian qua đã chứng minh tính hiệu quả của nó. Tuy nhiên, trước sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của công nghệ thông tin, Ban Hoằng pháp Trung ương cùng nhiều ban/ngành khác của Giáo hội cần nâng cấp những ứng dụng đang có và tiếp tục đầu tư các thiết bị cần thiết để theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ và tiếp tục đầu tư thêm một số hình thức ứng dụng, đồng thời nâng cao tầm mức của nội dung truyền tải và các tiện ích nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hoằng pháp trong thời gian tới.

PSO: Xin cảm ơn Hòa thượng về những chia sẻ vừa rồi. Kính chúc Hòa thượng thân tâm an lạc, Phật sự viên thành.

https://www.youtube.com/watch?v=jV6LaNqI7I4 Một số hình ảnh ghi nhận:  

                                                        Phân ban Truyền thông Ban Hoằng Pháp TƯ

Download Android Download iOS
TP.HCM: Ban Trị sự PG cùng các Ban, Ngành Quận 3 và Công an Quận 10 chúc Tết Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội

PSO - Sáng ngày 20/1 năm 2025 (nhằm ngày 21/12 năm Giáp Thìn), tại Thiền viện Quảng Đức, số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, đã diễn ra một buổi gặp gỡ chúc Tết giữa chư Tôn đức lãnh đạo Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cùng các phái đoàn của Ban Trị sự Phật giáo Quận 3, Quận ủy, UBND, MTTQ Quận 3

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online