Phú Thọ: Lễ khánh thành tu bổ chùa Thượng Lâm

Sáng ngày 16 tháng 10 năm 2022, tức ngày 21 tháng 09 năm Nhâm Dần, Ban quản lý di tích kết hợp cùng Ni sư trụ trì và chính quyền nhân dân Phật tử địa phương đã tổ chức Đại lễ khánh thành tu bổ di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia chùa Thượng Lâm (Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).

Quang lâm chứng minh buổi lễ có Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Hoằng pháp TW; Thượng tọa Thích Minh Nghiêm - Ủy viên thường trực HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Phú Thọ cùng chư Tôn đức Tăng Ni trong BTS GHPGVN tỉnh.

Về phía chính quyền có ông Lê Công Luận - Phó Giám đốc Sở nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Phú Thọ; ông Phạm Nga Việt - Phó trưởng phòng quản lý Di sản văn hóa Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ; bà Nguyễn Thị Kim Khánh - Thành ủy viên, chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ thành phố Việt Trì; bà Nguyễn Thị Hải Yến - Phó trưởng phòng văn hóa và thông tin thành phố Việt Trì cùng quý vị lãnh đạo đại diện cho các cơ quan chức năng, và đông đảo nhân dân Phật tử thập phương đã trở về tham dự Đại lễ. 

Chùa Thượng Lâm tọa lạc tại thôn Ngoại, xá Thụy Vân, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Theo lý lịch di tích được lưu trữ và chứng tích ghi nhận thì chùa Thượng Lâm được xây dựng vào thời Hậu Lê (Cảnh Hưng thứ 18) và đã qua nhiều lần tu sửa, chùa vẫn còn giữ lại nguyên bản nét văn hóa, truyền thống của thời Hậu Lê. Chùa được tạo dựng với kiến trúc theo kiểu chữ "Công" gồm 7 gian Tiền đường, 1 gian Thiêu hương và 3 gian Thượng điện, được kết hợp hài hòa tạo không gian thờ tự ấm áp linh thiêng. 7 gian Tiền đường dài 21m, rộng 6 mét 70, được làm bằng gỗ lim, các xà kèo được kết cấu kiểu con chồng giá chuông. Tòa tiền đường còn lưu giữ những bức hoành phi bằng gỗ mít, điêu khắc nghệ thuật cao mang đậm nét truyền thống, thể hiện sự hài hòa của các nghệ nhân xưa. Năm 2001, chùa Thượng Lâm được Bộ Văn hóa Thể Thao và Du Lịch trao bằng Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Trải qua thời gian mưa nắng, ngôi chùa đã xuống cấp nghiêm trọng. Đến năm 2015, UBND xã Thụy Vân đã lập dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Thượng Lâm, xã Thụy Vân, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trình các cấp phê duyệt và được Bộ Văn hóa Thể Thao và Du Lịch chấp thuận tại Công văn số 3690/BVHTTDL-DSVH ngày 11/9/2015. Nhưng do gặp khó khăn về kinh phí nên UBND xã Thụy Vân chưa tiến hành tu bổ Chùa được.

Đến năm 2018, gia đình đồng chí Tạ Ngọc Tấn - Nguyên Ủy viên BCH TW Đảng, Nguyên Giám đốc Học viện chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương là công dân quê hương xã Thụy Vân đã hướng tâm về quê hương kêu gọi các doanh nghiệp có tâm đức ở trong nước công đức tu bổ lại tòa Tam Bảo, UBND xã Thụy Vân đã lập hồ sơ đề nghị tu sửa và được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 3742/QĐ-UBND ngày 28/12/2018, kinh phí từ nguyền vốn xã hội hóa và nguồn vốn hợp pháp khác.

Ngày 11/6/2019, UBND xã, Ban quản lý di tích và đơn vị thi công làm lễ động thổ khởi công tu bổ Chùa với kiến trúc được giữ nguyên theo dự án đã được phê duyệt, không thay đổi kết cấu, chất liệu vật liệu, ngôi chùa được giữ nguyên kiến trúc văn hóa thời Hậu Lê. Công tác tu bổ hoàn thành trong tháng 01/2020, UBND xã và Ban quản lý di tích đã báo cáo và xin ý kiến UBND Thành phố Việt Trì để tổ chức lễ Khánh Thành công trình nhưng do ảnh hưởng của tình hình dịch Covid - 19 nên chương trình khánh thành phải hoãn lại.

Đầu năm 2022, doanh nghiệp đã phát tâm hỗ trợ kinh phí giúp Ban quản lý di tích tu bổ tòa Tam Bảo tiếp tục hỗ trợ tu bổ cổng Tam Quan của Chùa. Trong quá trình tu bổ Ban quản lý di tích cũng nhận được sự quan tâm, phát tâm công đức của một số mạnh thường quân, doanh nghiệp, của nhiều Phật tử nhân dân trong và ngoài xã, người góp của người góp công giúp Ban quản lý di tích tu bổ các hạng mục công trình khác như: Hai lầu chuông Trống, ngôi giảng đường, nhà khách, xây dựng tường bao, lát sân và bậc,...

Tổng chi phí cho quá trình tu bổ Chùa là 8 tỷ 450 triệu đồng. Đến nay các hạng mục tu bổ chùa Thượng Lâm đã hoàn thành đảm bảo khang trang, bền đẹp và giữ nguyên được giá trị của di tích.

Ông Lưu Đức Thọ phát biểu khai mạc Đại lễ

Ông Tạ Văn Hải báo cáo quá trình xây dựng chùa

Ni sư trụ trì đón nhận những lẵng hoa tươi thắm chúc mừng của chư Tôn đức chứng minh và lãnh đạo chính quyền các cấp

Nghi thức cắt băng khánh thành

Diệu Tường

Download Android Download iOS
Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

PSO - Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh

Hà Nội: Cực Lạc Đường chùa Long Hưng – Lối về tâm linh trong nếp sống mai táng của Phật tử

PSO - Trong dòng chảy vô thường của kiếp người, ngày càng nhiều Phật tử không còn chọn an táng tại nghĩa trang, mà gửi tro cốt người thân về chùa – nơi an trú thanh tịnh dưới bóng Từ bi và tiếng kinh chiều sớm. Tại Hà Nội, Cực Lạc Đường chùa Long Hưng (Đông Anh) đang trở thành một mô hình mai táng tâm linh tiêu biểu, dung hòa giữa truyền thống Phật

Bắc Giang: Những đóng góp thầm lặng của các tình nguyện viên trong sự kiện chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại chùa Phúc Sơn

PSO - Từ ngày 22-25/5/2025, diễn ra sự kiện chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại chùa Phúc Sơn (Tân Yên- Bắc Giang). Ấn tượng lưu lại trong lòng quý Đại biểu và quan khách về chiêm bái, đảnh lễ hẳn không thể thiếu những tính từ như: Trang nghiêm, long trọng, thiêng liêng, đông đảo,.  Đằng sau những thành công của các sự kiện được diễn ra chu toàn, thì khô

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online