Phú Thọ: Lễ Vu lan Báo hiếu tại chùa Linh Quang, huyện Thanh Thuỷ

Nghe đọc bài:

PSO - Một mùa Vu Lan nữa lại về, những cánh hoa tâm bắt đầu đua nhau rộ nở. Mùa đã làm thổn thức bao trái tim của người con Phật - mùa báo ân, báo hiếu của đạo làm con. Tất cả chúng ta đều hướng tâm về hai đấng sinh thành dưỡng dục với những tình cảm chân thành thắm thiết. Hiếu kính Cha Mẹ là một truyền thống rất tốt đẹp và lâu đời của dân tộc Việt Nam chúng ta. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho đến ngày nay.

 

Hòa chung vào không khí trang nghiêm, ấm áp của mùa Vu Lan báo hiếu 2024, chùa Linh Quang (xã Đồng Trung, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ) đã long trọng tổ chức Đại lễ Vu lan Báo hiếu  PL.2568 - DL.2024.

 

Đến tham dự và chứng minh buổi lễ có TT. Thích Minh Thuận, UV HĐTS, Phó trưởng ban Hoằng pháp TƯ, Phó trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Phú thọ, trụ trì chùa Linh Quang, Trưởng BTC buổi lễ; ĐĐ. Thích Đạo Viên, UV Ban Kinh tế Tài chính TƯ, Trưởng ban Kinh tế Tài chính GHPGVN tỉnh; ĐĐ. Thích Đạo Nguyên, UV Ban Văn hoá GHPGVN tỉnh, Chánh Thư ký BTS GHPGVN Tp. Việt Trì; ĐĐ. Thích Đạo Minh, UV Thường trực Ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh; ĐĐ.Thích Huệ Lương, Phó trưởng ban Thường trực Phân ban Hoằng pháp Thanh thiếu niên Phật tử thuộc Ban Hoằng pháp TƯ; SC. Thích Diệu Tuệ, UV Ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh, cùng chư Tôn đức Tăng Ni trong và ngoài huyện thuộc tỉnh Phú Thọ cũng đã quang lâm chứng minh buổi lễ.

 

Về phía chính quyền Hà Ngọc Viên, Phó Bí thư Đảng Uỷ, Chủ tịch UBND xã Đồng Trung; ông Nguyễn Quang Thơm, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ; Hà Công Tường, Chủ tịch MTTQ xã; Nguyễn Văn Tư, Trưởng ban Văn hoá xã, cùng các vị trong ban lãnh đạo của 6 khu hành chính trong xã Đồng Trung, cùng với hơn 500 Phật tử đồng tham dự.

 

Được biết chùa Linh Quang là một trong những ngôi Chùa làng quê thuộc vùng sâu của tỉnh Phú thọ, với tinh thần hoằng dương Phật pháp, TT. Thích Minh Thuận đã cùng với nhân dân địa phương và quý Phật tử tại bổn tự tu sửa lại một số hạng mục trong chùa để làm nơi sinh hoạt và tổ chức các sự kiện Phật giáo cũng như khoá tu mùa hè để phục vụ tính ngưỡng cho bà con nhân dân sở tại.

Mở đầu chương trình buổi lễ TT. Thích Minh Thuận đã giảng giải về ý nghĩa, nguồn gốc và thông điệp của Đại lễ Vu lan. Trong cung bậc tri ân và báo ân của dân tộc, Phật giáo đã từ lâu luôn trân trọng và lấy hạnh hiếu làm đầu. Sự tương phùng của tinh thần đó đã tạo nên nên những gương hiếu hạnh sáng ngời trong quá khứ cũng như hiện tại và ghi mãi dấu ấn với thời gian.

Không phải ngẫu nhiên, cứ đến ngày rằm tháng bảy âm lịch hằng năm, Phật Giáo long trọng tổ chức đại lễ Vu lan Báo hiếu thật trang nghiêm, hoành tráng từ hình thức tổ chức cho đến nội dung mang ý nghĩa nhân văn trên bình diện tâm linh - văn hóa của con người. Lễ hội xuất phát từ điển tích Phật giáo được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn.

 

“Vu Lan” là danh từ gọi tắt của “Vu Lan Bồn”, tiếng Phạn là Ullambana. “Ullam” dịch là “treo ngược” (đảo huyền), dụ cho cái khổ của người chết như bị treo ngược, cực kỳ thống khổ. Chữ “bồn” tiếng Phạn là “bana”, dịch là “cứu giúp”. Như vậy “Vu Lan Bồn” là giải cứu tội bị treo ngược. “Báo hiếu” là sự đền đáp công đức sinh thành dưỡng dục của người con đối với cha mẹ hiện tiền và cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp.

Theo Thượng toạ "nguồn gốc lễ Vu lan báo hiếu xuất phát từ Kinh Vu Lan, Phật kể câu chuyện về Tôn Giả Mục Kiền Liên cứu mẹ mình là bà Thanh Đề đã qua đời thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Để làm được điều này, Mục Kiền Liên đã tìm đến Đức Phật và được Phật dạy: Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu được mẹ, phải nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương. Ngày rằm tháng bảy là ngày chư Tăng tự tứ sau ba tháng an cư kết hạ, tu học tinh nghiêm, đạo lực mạnh mẽ là ngày thích hợp, hãy sắm sửa lễ vật dâng cúng vào ngày đó và cầu thỉnh chư Tăng chú nguyện cho mẹ ông. Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.

Thượng toạ nhấn mạnh rằng, câu chuyện về ngài Mục Kiều Liên đã dạy và nhắc nhở chúng ta việc báo ân, báo hiếu quý báu như thế nào đồng thời cũng dạy chúng ta việc cầu nguyện không chỉ dành cho cha mẹ trong nhiều đời nhiều kiếp mà còn phải cần phụng dưỡng, có hiếu cho cha mẹ thời hiện tại. Đặc biệt trong cuộc sống hiện nay với sự phát triển về mọi mặt, việc lan tỏa tinh thần hiếu nghĩa, hiếu kính cho thế hệ trẻ là rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn. Trên tinh thần Phật giáo đại thừa của người đệ tử Phật việc tri ân không chỉ dừng lại ở việc Báo hiếu Cha Mẹ mà rộng hơn nữa là phải báo đền tứ trọng ân: Ân Cha mẹ; Ân thầy tổ; Ân chúng sanh thí chủ; Ân tổ quốc đất nước. Qua đây, Thượng toạ cũng muốn nhắn nhủ tới quý Phật tử hãy cùng lan tỏa thông điệp tốt đẹp, nhân văn của Đại lễ Vu lan tới con cháu, các bạn trẻ... từ đó sẽ góp phần giúp cho xã hội ngày càng tiến bộ, văn minh hơn. 

Kết thúc buổi lễ là nghi thức tụng Kinh Vu Lan để hồi hướng công đức có được cho cửu huyền thất tổ, cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp sớm sanh về cảnh giới lành, cha mẹ hiện tiền được nhiều sức khoẻ và bình an.

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online