Quảng Nam: Thanh Long – nét chùa quê xứ Quảng

Nếu bạn đã đặt chân tới xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, vùng đất cực nam của tỉnh Quảng Nam. Mời bạn theo con đường quê ngược về phía tây để đến với chùa Thanh Long, thuộc thôn Long Phú, xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Chùa Thanh Long – xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

Tôi đã đến chùa Thanh Long nhiều lần nhưng chưa gặp được Sư cô trụ trì – vì bận nhiều Phật sự; trong dịp ghé thăm các chùa để đưa tin về Phật đản Vesak 2019, tôi mới có duyên lành được gặp tiếp chuyện Sư cô trụ trì. Ngồi nơi, nhà rường gỗ, hóng gió hè từ cánh đồng Long Phú, nhấp chung trà thơm, thấy lòng bình an đến lạ thường – chợt nhớ hai câu thơ: Nhân qua trúc viện phùng tăng thoại/Hữu đắc phù sinh bán nhật nhàn. (Hầu chuyện nhà sư trong viện trúc/Phù sinh hưởng tạm nửa ngày nhàn).

Sư cô trụ trì cùng Phật tử chụp hình lưu niệm trước ngôi chánh điện chùa Thanh Long năm 2011
Dáng người mảnh khảnh, gương mặt gầy thêm đôi kính cận, tôi cảm nhận được bao nỗi đa đoan Phật sự chùa làng mà Sư cô đang gánh vác. Với chất giọng Quảng đặc trưng, bản thân gắn bó với miền quê từ nhỏ, Sư cô Thích Nữ Huệ Phúc – Trụ trì chùa Thanh Long kể lại những giai đoạn thăng trầm lịch sử hình thành ngôi chùa tại vùng đất này.

Ngôi chùa Thanh Long được khai sơn vào những thập niên đầu thế kỷ 20. Không biết đã bao nhiêu lần di dời do chiến tranh, nhưng theo Sư cô trụ trì, vào thời kháng chiến chống Pháp (trước năm 1945), ngôi chùa ở trên vùng núi cao phía nam vị trí bây giờ gần Tượng Đài Chiến Thắng Núi Thành, có tên là chùa Thanh Sơn, chùa làm tạm bằng tranh tre, vách lá. Sau đó, chùa được chuyển đến thôn Long Phú và được đổi tên là chùa Thanh Long như bây giờ.

Sư cô Huệ Phúc là pháp tử của Ni sư Thích Nữ Hạnh Nguyên – Trụ trì chùa Minh Tân (thị trấn Núi Thành). Năm 2004, chùa Minh Tân bắt đầu trùng tu, theo lời Sư phụ, Sư cô Huệ Phúc phát nguyện hóa duyên tại vùng đất xã Tam Nghĩa, thường xuyên ghé chùa Thanh Long để hướng dẫn Phật tử tu học, được tín đồ nơi đây cảm mến, cung thỉnh Sư cô làm trụ trì vào năm 2006.

“Nhớ thuở ban đầu về chùa Thanh Long làm trụ trì, chùa thì dột trước dột sau, đạo hữu không có mấy người, có được một sào bảy đất ruộng, Sư cô phải tự trồng lúa để có cái ăn qua ngày” – Sư cô Huệ Phúc kể.

Cổng tam quan chùa Thanh Long năm 2011
Ruộng đồng quanh chùa Thanh Long

Đúng thật vậy, quanh ngôi chùa toàn là những đám ruộng xanh mượt, lưa thưa vài mái nhà của người dân, đời sống tại địa phương cũng còn rất khó khăn so với mặt bằng chung của toàn xã Tam Nghĩa. Đến đây mới thấy được công hạnh của một vị nữ tu trẻ tuổi, có tâm, luôn vượt khó để duy trì mạng mạch Phật pháp.

Năm 2016, Sư cô cũng phát nguyện đại trùng tu lại ngôi chánh điện chùa Thanh Long trang nghiêm, các công trình phụ trợ cũng dần được xây dựng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hiện nay. Khuôn viên chùa không được lớn lắm, nhưng cách bài trí thì rất hợp lý, tạo nên nét riêng của chốn thiền môn xứ Quảng.

Chánh điện chùa Thanh Long sau khi được trùng tu

Chào tạm biệt Sư cô, tôi ra trước chánh điện, chiêm ngưỡng và đảnh lễ tượng Phật sơ sanh. Lại một mùa Phật đản đã về, cầu chúc cho ngôi chùa Thanh Long ngày một hưng vượng, mong sư cô có nhiều sức khỏe để hoằng truyền Phật pháp.

Nguyên Đạo – Nguyễn Đình Tiến

The post Quảng Nam: Thanh Long – nét chùa quê xứ Quảng appeared first on Phật sự Online Miền Trung.
Download Android Download iOS
Lễ khai mạc Đại giới đàn Trí Tấn tại Bình Dương – Giới đàn khu vực thí điểm đầu tiên

Sáng 1/4 (nhằm 4/3/Ất Tỵ), tại Tổ đình Hội Khánh (Tp. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), lễ khai mạc Đại giới đàn Trí Tấn do Ban Tăng sự Trung ương phối hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương tổ chức. Đây là lần đầu tiên GHPGVN tổ chức Đại giới đàn thí điểm theo khu vực, quy tụ hơn 400 giới tử từ 5 tỉnh miền Đông Nam Bộ là Bình Dương, Đồng Nai, Bìn

[Video] Trung ương Giáo hội thành kính dâng hương tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh

Chiều 26-3, chư Tôn đức Giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự đã vân tập về chùa Vạn Đức (Tp.Thủ Đức) để thành kính dâng hương, tưởng niệm Lễ tiên thường nhân 11 năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Tổ sư pháp môn Tịnh độ Việt Nam, Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật, Chủ tịch đời thứ hai GHPGVN.

Phát động cuộc thi sáng tác “Ngọa Vân - Niềm tự hào lịch sử Phật giáo Việt Nam”

Nhằm lan tỏa vẻ đẹp và giá trị văn hóa, tâm linh của Ngọa Vân, Công ty Cổ phần Du lịch Văn hóa Ngọa Vân - Yên Tử tổ chức cuộc thi sáng tác với chủ đề “Ngọa Vân - Niềm tự hào Phật giáo Việt Nam”. Cuộc thi diễn ra từ ngày 7/3/2025 đến hết ngày 15/4/2025, dành cho tất cả công dân Việt Nam và người nước ngoài từ 18 tuổi trở lên.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online