02/12/2019 22:59

Quảng Ninh: Phật tử chùa Tân Hải kỷ niệm 711 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn tại Yên Tử

PSO – Trong khuôn khổ chuyến hành hương Hành trình trở về cội nguồn mang tên “Về Miền Quê Cha”, ngày 1/12/2019 (nhằm ngày 6/10 năm Kỷ Hợi), Đại đức Thích Quảng Hiếu – Bản tự chùa Tân Hải, trưởng BTC chương trình đã cùng hơn 1.000 Phật tử chùa Tân Hải (thôn Phương Ngoại, xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) vân tập về khu Di tích danh thắng non thiêng Yên Tử, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh để tổ chức Pháp hội kỷ niệm 711 năm Đức vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1308 – 2019).

Quang lâm, tham dự buổi lễ có sự hiện diện của Thượng tọa Thích Đạo Hiển –  Ủy viên HĐTS, Phó trưởng ban, kiêm chánh thư ký BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; Đại đức Thích Quảng Hiếu – Bản tự chùa Tân Hải, trưởng BTC đại lễ, cùng hàng ngàn Phật tử đang tu học tại đạo tràng Tịnh Độ chùa Tân Hải.

Từ sáng sớm, Đại đức Thích Quảng Hiếu đã cùng các Phật tử chùa Tân Hải thượng sơn, vân tập về trước Bảo tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông lớn nhất Việt Nam trên đỉnh Non thiêng Yên Tử để cử hành khóa lễ tụng kinh A Di Đà, cầu nguyện Thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc, âm siêu, dương khánh. Trước đó, Đại đức Thích Quảng Hiếu đã chia sẻ cùng toàn thể đại chúng về lịch sử, công trạng của các Vua Hùng, cũng như cuộc đời, sự nghiệp, đạo hạnh của Đức Vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông khi còn tại thế.

Đại chúng tụng tinh A Di Đà trước Bảo tượng Đức vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Theo đó, Đức Vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308) là người có vị trí đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Ngài là một vị vua anh minh kiệt xuất, đã từng lãnh đạo nhân dân 2 lần đánh thắng giặc Nguyên – Mông, một đội quân xâm lược mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Sau khi nhường ngôi báu cho người kế vị, Ngài đã dành tâm huyết để xây dựng và thực thi kế sách khoan hòa trong nhân dân, đề ra chính sách dưỡng dân, an dân, để xây dựng, mở mang Đất nước. Phật Hoàng Trần Nhân Tông không chỉ là một nhà chính trị xuất sắc, mà Ngài còn là một nhà quân sự tài ba, một nhà tư tưởng lớn. Ngài chính là người đã sáng lập ra dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử mang đậm dấu ấn Việt; kết nối và tổ chức giới tu hành thành lập Giáo hội, kết dựng Thiền phái với tư tưởng “Hòa quang đồng trần”, giải thoát không rời thế gian. Những đóng góp to lớn của Ngài đã được sử sách ghi nhận đó là: “Vị vua nhân từ hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp trung hưng sáng ngời thuở trước, thực là bậc vua hiền của nhà Trần”.

Buổi tối, hơn 1.000 Phật tử đã vân tập về sân Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử  tham dự Đêm hoa đăng kỷ niệm 711 năm Đức vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1308 – 2019). Trong không khí linh thiêng, trầm lắng, Đại đức Thích Quảng Hiếu đã cùng toàn thể đại chúng cử hành nghi thức niêm hương, bạch Phật, đỉnh lễ Đức vua Phật Hoàng. Tiếp đó, Đại đức đã đón nhận ánh sáng từ bàn Phật, ánh sáng của từ bi, trí tuệ, ánh sáng của tình thương và sự hiểu biết, rồi truyền trao cho các Phật tử có mặt tại buổi lễ. Đây chính là ngọn đèn tiếp nối mạng mạch chính pháp từ Đức Thế Tôn, sang tới Chư Lịch đại Tổ Sư, rồi tới Việt Nam, tiếp đến là tới Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông và từ đó lan tỏa đi khắp muôn nơi với mục đích giúp chúng sinh thoát khỏi khổ đau, đạt tới giác ngộ, giải thoát.

Ban văn nghệ chùa Tân Hải diễn trích đoạn Chèo: ”Lời Phật dạy” nói về tư tưởng của Đức vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Dưới ánh nến lung linh, huyền ảo, cùng với hơi ấm của ngọn nến đã làm cho toàn thể đại chúng dường như không còn cảm thấy lạnh lẽo giữa mùa đông giá rét khắc nghiệt của miền Bắc. Khi đón nhận ngọn nến từ Đại đức trưởng Ban tổ chức, nét mặt ai cũng cảm thấy hân hoan phấn khởi, mang theo đó là cái Tâm thành kính nhất của mình kính dâng lên Chư Phật, kính dâng lên Đức vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhân kỷ niệm 711 năm Ngài nhập niết bàn. Trong không khí linh thiêng giữa núi rừng Yên Tử trập trùng, Đại đức Thích Quảng Hiếu cùng toàn thể đại chúng đã thành tâm cầu nguyện, mong ánh sáng đó sẽ xua tan màn đêm vô minh si ám, thắp sáng ngọn đèn chính pháp của Đức Như Lai trên non thiêng Yên Tử, cầu mong cho Phật Pháp được mãi mãi trường tồn, xiển dương chính pháp  để đáp đền ân đức Tam Bảo và cầu nguyện cho đất nước phồn thịnh, mưa thuận gió hòa.

Ban đạo từ tại buổi lễ, Thượng tọa Thích Đạo Hiển đã có lời sách tấn, tán thán công đức của các Phật tử chùa Tân Hải, Thượng tọa mong rằng cho dù ở trong bất cứ hoàn cảnh hay môi trường nào thì các Phật tử vẫn luôn giữ vững lòng tin nơi Tam Bảo, cố gắng tinh tấn, siêng năng tu học, thực hành theo đúng lời Phật dạy, noi theo tấm gương đức hạnh của Đức vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông để có cuộc sống an vui và hạnh phúc. Nhân đây, thượng tọa cũng đã cùng các Phật tử ôn lại lịch sử, công trạng, hạnh nguyện, cũng như tư tưởng của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông. Đó là tư tưởng “Hòa Quang Đồng Trần”. Tư tưởng, triết lý này đã được Phật Hoàng Trần Nhân Tông đúc kết trong 4 câu thơ của bài Phú: “Cư Trần Lạc Đạo”:

TT. Thích Đạo Hiển ban đạo từ Nhân kỷ niệm 711 năm Đức vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

“Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên Cơ tắc xan hề khốn tắc miên Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch Ðối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.”

                                     Tạm dịch thơ:

“ Ở đời vui đạo, hãy tuỳ duyên, Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền. Trong nhà có báu thôi tìm kiếm Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền.

Đây là một triết lý sống kết hợp giữa Đạo và Đời, thổi thêm sức sống cho Phật giáo đương thời tăng trưởng như một tôn giáo nhập thế, luôn đồng hành cùng dân tộc Đại Việt.

Buổi lễ đã khép lại trong tiếng niệm danh hiệu Đức vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông trầm hùng, da diết giữa núi rừng non thiêng Yên Tử nhân kỷ niệm 711 năm Đức vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1308 – 2019).

Sau đây là hình ảnh ghi nhận:

      

                                 

 

Thành Trung

The post Quảng Ninh: Phật tử chùa Tân Hải kỷ niệm 711 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn tại Yên Tử appeared first on Phật Sự Online Miền Bắc.
Download Android Download iOS
TP.HCM: Ban Trị sự PG cùng các Ban, Ngành Quận 3 và Công an Quận 10 chúc Tết Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội

PSO - Sáng ngày 20/1 năm 2025 (nhằm ngày 21/12 năm Giáp Thìn), tại Thiền viện Quảng Đức, số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, đã diễn ra một buổi gặp gỡ chúc Tết giữa chư Tôn đức lãnh đạo Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cùng các phái đoàn của Ban Trị sự Phật giáo Quận 3, Quận ủy, UBND, MTTQ Quận 3

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online