07/12/2018 17:06

Quảng Ninh: Trang nghiêm đêm hội hoa đăng "Phật giáo Trúc Lâm hội tụ và lan tỏa"

Tối ngày 6 tháng 12 năm 2018, nhằm ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất, tại chùa Trình - trụ sở BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh, TW GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra đêm hoa đăng tưởng niệm 710 năm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn.

Chứng minh và tham dự có: Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban hoằng pháp TW GHPGVN; Thượng tọa Thích Thanh Quyết - Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban giáo dục Phật giáo TW, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh cùng chư tôn đức Tăng Ni và đông đảo Phật tử đến từ các tỉnh thành trong cả nước.
  
  
  
  
Trước khi bắt đầu vào chương trình đêm hoa đăng tưởng niệm 710 năm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn, chư tôn đức chứng minh và đại diện quan khách chính quyền đã cắt băng khánh thành công viên chữ Tâm trong khuôn viên chùa Trình. Dự án do BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư, thực hiện từ nguồn xã hội hóa.
 
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Kế đến, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã phát biểu khai mạc nói lên ý nghĩa quan trọng của chuỗi sự kiện đã – đang diễn ra tại Cung Trúc Lâm vào ngày 30/10 và ngày 1/11 năm Mậu Tuất. Qua đó, Hòa thượng đã nhắc lại ơn đức sâu dày của Đức Phật hoàng cũng như chư vị lịch đại Tổ sư, Hòa thượng chia sẻ đêm hội hoa đăng này nhằm “tưởng nhớ tới công ơn sâu dày của Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông và chư vị lịch đại Tổ sư trong quá khứ đã truyền ngọn đèn chính pháp từ dưới cội Bồ Đề năm Đức Thế Tôn thành đạo cho tới ngày hôm nay, chính pháp của Đức Phật đã được tuyên giảng, không những ở trong lưu vực đất Ấn Độ mà trên khắp năm châu này đều thấm nhuần giáo lý của Đức Phật. Càng ngày càng nhiều người hướng về Phật, học theo giáo Pháp của Phật, tu tập theo các pháp môn mà Đức Phật đã dạy. Ngọn đèn chính pháp đó đã được sáng tỏ. Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông đã tiếp nối tinh thần chính pháp của Đức Thế Tôn, cũng là tiếp nối ngọn đèn thiền của dòng thiền non thiêng Yên Tử - nơi sơ Tổ Hiện Quang truyền cho nhị Tổ Pháp Loa, truyền tới tam Tổ Huyền Quang và mãi mãi cho thế hệ Phật giáo ngày hôm nay. GHPGVN từ khi hợp nhất năm 1981 tới nay đã tổ chức thành công 8 đại hội trong 37 năm qua. Phật giáo tỉnh Quảng Ninh cũng nằm trong tinh thần kế thừa của GHPGVN, không ngừng phát triển. Đặc biệt những nhiệm kỳ qua, nhờ sự chỉ đạo trực tiếp của TW GHPGVN, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh nhà, với sự lãnh đạo khéo léo, uyển chuyển, tinh thần nhập thế “hòa quang đồng trần” của Tổ mà thượng tọa Thích Thanh Quyết đã chèo lái con thuyền Phật giáo tỉnh nhà ngày càng phát triển. Với cương vị là Phó chủ tịch HĐTS, Trưởng ban giáo dục Phật giáo TW đã đưa nền giáo dục của Phật giáo nước nhà từ chương trình đào tạo cử nhân cho Phật giáo với khuôn khổ bằng cấp có hạn trong Giáo hội, mà ngày nay đã nâng cấp lên thành đào tạo sau đại học. Giá trị bằng cấp tại học viện đã được Quốc gia công nhận. Cách đây đúng 10 năm, vào dịp kỷ niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn cũng là mở ra một thời kỳ mới, bây giờ và mãi mãi mai sau, con cháu Đông A nhớ tới Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông qua những trang sử vẻ vang mà Ngài đã cống hiến cho đời, cho đạo”.
Hòa thượng mong rằng đại chúng hãy thắp sáng ngọn đèn, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước, giữ yên bờ cõi, “nguyện duy trì ngọn đèn chính pháp mãi mãi rạng ngời trên thế gian, mang lại an lạc hạnh phúc cho mọi người. Đó chính là mong muốn của Đức Thế Tôn và cả của Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông”.
 
  
  
  
  
  
  
  
Trong không gian trầm lắng, nghi thức truyền đăng đã được bắt đầu vô cùng trang nghiêm và linh thiêng. Sau nghi thức niêm hương bạch Phật, đỉnh lễ Đức Phật hoàng, từ bàn thờ Phật, chư tôn đức đã đón nhận ánh nến rồi truyền lại cho Tăng ni, Phật tử phía dưới, như trao truyền ánh sáng của niềm tin vào những điều tốt đẹp. Đây chính là ngọn đèn chính pháp từ Đức Thế Tôn, truyền trao tới các bậc tổ, tới Việt Nam, truyền trao tới Phật hoàng Trần Nhân Tông và từ ấy lan tỏa đi tất cả mọi nơi. Trong ánh nến ấm áp, nét mặt của những người đã đón nhận ngọn đăng càng thêm sáng bừng. Giây phút ấy, chư tôn đức cùng toàn thể đại chúng đã cầu nguyện, mong ước ánh sáng ấy sẽ xua tan đêm tối, xua tan màn vô minh si ám, thắp sáng ngọn đèn chính pháp của Đức Thích Ca trên non thiêng Yên Tử, thắp lên ánh sáng của trí tuệ, từ bi, hiểu biết và yêu thương, cầu nguyện cho đất nước phồn thịnh, mưa hòa gió thuận, mong cho tất cả mọi nhà hoan ca lạc nghiệp.
 
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Chương trình văn nghệ cúng dàng đại lễ
  
  
  
  
  
  
  
  
Kết thúc chương trình đêm hoa đăng, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban hoằng pháp TW; Thượng tọa Thích Thanh Quyết – Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban giáo dục Phật giáo TW, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh; Thượng tọa Thích Đức Thiện – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký HĐTS GHPGVN đã dẫn đại chúng lên đỉnh lễ Tam Bảo chùa Hoa Yên và đỉnh lễ, nhiễu tháp Phật hoàng trên non thiêng Yên Tử cầu nguyện thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc, Phật pháp trường tồn.
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Thập Bát Công - Thành Trung - Diệu Tường - Phúc Thông
Download Android Download iOS
Hà Nội: CLB Cựu chiến binh Phật tử Quán Sứ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 18-12-2024 (18/11 năm Giáp Thìn) Câu lạc bộ cựu chiến binh Phật tử Quán Sứ long trọng tổ chức buổi giao lưu gặp mặt cựu chiến binh Phật tử nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944 -22/12/2024 nhằm tri ân và tôn vinh các Phật tử cựu chiến binh và các Phật tử đã có nhiều đóng góp vào công tác phụng đạo yêu nước.

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online