Quảng Ninh: Trang nghiêm tưởng niệm ngày viên tịch Đệ Nhị Tổ Pháp Loa lần thứ 694 tại Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Nghe đọc bài:

 

PSO - Ngày 11/04 (nhằm ngày 03/03 ÂL), nhân lễ Tưởng niệm ngày viên tịch Đệ Nhị Tổ Pháp Loa lần thứ 694 (1330-2024), tại Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh; hàng ngàn Tăng Ni và Phật tử đã trở về chốn Tổ cung kính dâng hương và tưởng nhớ đến công đức của ngài. 

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử hay còn gọi là chùa Lân, tên chữ là Long Động Tự, ngụ tại thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh; nằm trong quần thể di tích danh thắng Yên Tử. Được biết, ngôi thiền viện trực thuộc Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, đây là nơi tổ chức các dịp Lễ giỗ các vị Tổ sư quan trọng của hệ phái Trúc Lâm Yên Tử, quy tụ đông đảo Phật tử các nơi về tham dự. Lễ Tưởng niệm Đệ Nhị tổ Pháp Loa được tổ chức trang nghiêm, dưới sự chủ trì của TT. Thích Tuệ Phúc, Phó Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử cùng chư Tôn đức đại diện các Thiền viện khu vực phía Bắc trong Ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, cùng hàng nghìn Phật tử tham gia dự lễ. Dịp này, TT Phó Trụ trì trùng tuyên hành trạng của Tổ sư Pháp Loa đối với sự phát triển rực rỡ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. 

Tổ sư Pháp Loa – Đệ Nhị Tổ Thiền phái Trúc Lâm, tên tục là Đồng Kiên Cương, sinh ngày 7 tháng 5 năm Giáp Thân (tức 23 tháng 5 năm 1284) niên hiệu Thiệu Bảo thứ 6, thời vua Trần Nhân Tông, quê ở hương Cửu La, huyện Chí Linh, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang (nay thuộc phường Ái Quốc, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương). Cha ngài là Phật tử họ Đồng, pháp danh Thuần Mậu; mẹ tên là Vũ Từ Cứu. Sau khi xuất gia, hành trì và lãnh ngộ yếu chỉ Thiền tông, ngài được Sơ Tổ Phật Hoàng Trần Nhân Tông trao y bát làm người kế thừa Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Sự nghiệp hành đạo của Tổ sư Pháp Loa: Ngài đã cho xây dựng và mở rộng hai ngôi chùa Báo Ân, Quỳnh Lâm; dựng năm ngọn bảo tháp; mở hơn 200 Tăng xá; hoá độ 15.000 Tăng Ni; in khắc một bộ Đại Tạng Kinh; tạc 1.300 pho tượng Phật lớn nhỏ, 2 bộ tượng sơn mài và hàng trăm tượng bằng đất. Theo sử liệu ghi chép, Nhị Tổ Pháp Loa có hơn 3000 đệ tử xuất gia đắc pháp, nổi bật là các vị Thiền sư Huyền Quang, Cảnh Ngung, Cảnh Huy, Kim Sơn, Tuệ Chúc, Tuệ Nhiên, Hải Ấn, Tuệ Quán, Hoàng Tuế, Huyền Giác, Cảnh Trưng, Vô Sơn Ông... cùng những vị cư sĩ ngộ đạo, tiêu biểu là hai vua Trần Anh Tông và Trần Minh Tông. 

Trong Tam Tổ Trúc Lâm, Thiền sư Pháp Loa tuy trẻ tuổi nhất nhưng đã kế thừa và phát triển rực rỡ Thiền phái Trúc Lâm ở triều đại nhà Trần, ngài là người vừa uyên thâm về giáo lý Thiền tông, vừa có tài tổ chức các hoạt động Phật giáo ở trong nước thời bấy giờ. Nhờ sức trí tuệ nơi công phu viên mãn của ngài mà Phật giáo Thiền tông Trúc Lâm đã lan tỏa rộng rãi, ảnh hưởng và thấm sâu trong lòng quần chúng. Đồng thời, nhờ sự ủng hộ toàn diện của các vị vua mà công tác hoằng pháp của ngài được phát huy rộng rãi tột bực, hầu hết mọi người đều xem những lời dạy Phật pháp làm đạo lý căn bản nên xã hội theo đó được thanh bình, đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được Tam Tổ Huyền Quang tiếp tục kế thừa, sau đó bị ẩn chìm theo thế cuộc của lịch sử đất nước. Vào khoảng thế kỷ XVIII, được các vị thiền sư Chân Nguyên, Hương Hải trung hưng rồi lại ẩn tàng. Mãi đến cuối thế kỷ XX, mạch nguồn Trúc Lâm Yên Tử lại được Hòa thượng Thiền sư Thích Thanh Từ khai thông, tiếp nối phục hưng, phát triển rộng khắp trong nước và nhiều quốc gia trên thế giới.

Thiền sư Pháp Loa là người kế thừa sự nghiệp của Đức Sơ tổ Phật Hoàng Trần Nhân Tông, mở rộng và phát triển rực rỡ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ở triều đại nhà Trần. Ngài đã để lại khối lượng lớn những giá trị tinh hoa cho Thiền phái Trúc Lâm nói riêng, cho Phật giáo Việt Nam nói chung. Có thể nói, sự ra đời và hình thành phát triển của Thiền Phái Trúc Lâm đã mang đến lợi ích tinh thần cho nhân dân Phật tử, cùng những di sản mang tầm vóc quan trọng đối với đất nước Việt Nam. Lịch sử Phật giáo Việt Nam mãi mãi ghi nhận công trạng ấy của Tổ sư Pháp Loa cũng như các đời Thiền sư trong lịch sử truyền thừa và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm.

 

Chư Tôn đức Thiền phái Trúc Lâm thăm và đảnh lễ Bảo Tháp Viên Thông nơi lưu giữ xá lợi của Tổ sư Pháp Loa tại chùa Thanh Mai tọa lạc trên sườn núi Phật Tích thuộc địa phận xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương nhân ngày giỗ Tổ.

 

Ngọc Trúc

Download Android Download iOS
Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

TP.HCM: Chùa Giác Tánh tưởng niệm cố TT.Thích Thiện Ngộ và trao quà cho người dân khó khăn

Sáng ngày 7-9-2024 (nhằm ngày 5-8-Giáp Thìn), môn đồ tứ chúng đã trang nghiêm tưởng niệm lễ húy kỵ lần thứ 12 cố Thượng tọa Thích Thiện Ngộ - Nguyên Trụ trì chùa Giác Tánh và trao 200 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

Hội Từ Thiện Chùa Tường Nguyên khởi động chương trình "Trung thu cho em 2024"

Với tinh thần sẻ chia và yêu thương, Hội từ thiện Chùa Tường Nguyên (quận 4, TP.HCM) dưới sự hướng dẫn của Thượng tọa Thích Minh Phú - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Từ thiện - Xã hội GHPGVN TP.HCM, Chủ tịch Hội từ thiện Chùa Tường Nguyên đã khởi động chương trình "Trung thu cho em 2024" nhằm mang đến niềm vui cho các em thiếu nhi có

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online