Quảng Ninh: Trung ương Giáo hội tưởng niệm 716 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, tại Yên Tử

Nghe đọc bài:

Sáng 1/12/2024 (mùng 1/11/Giáp Thìn), tại Cung văn hóa Trúc Lâm, thuộc khu danh thắng Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh, Trung ương Giáo hội kết hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh đã trang nghiêm tổ chức Lễ tưởng niệm 716 năm Đức Vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn. 

Buổi lễ có sự quang lâm chứng minh của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN; Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự; chư vị Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Hòa thượng Thích Gia Quang, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh; cùng chư tôn đức Tăng Ni, đại diện các ban ngành Trung ương, địa phương và đông đảo Phật tử khắp cả nước.

Tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Thanh Quyết đã cung tuyên tiểu sử Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, tôn vinh cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Ngài. Đức Phật hoàng là vị vua anh minh lãnh đạo quân dân Đại Việt đánh bại giặc Nguyên – Mông, mang lại hòa bình cho đất nước. Sau khi hoàn thành trọng trách với quốc gia, Ngài xuất gia, sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, để lại một di sản văn hóa tâm linh đặc sắc, kết tinh tinh thần nhập thế và hòa hợp dân tộc.

Tiếp đó, Hội chúng trang nghiêm cùng nghe Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn đã tuyên đọc Điếu văn tưởng niệm của Trung ương Giáo hội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với công hạnh và đạo nghiệp của Đức Phật hoàng.

Điếu văn khẳng định, Đức Vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông không chỉ là một vị anh hùng dân tộc, mà còn là nhà văn hóa lớn, bậc xuất trần thượng sĩ, người khai sáng dòng thiền mang đậm bản sắc Việt Nam, biểu tượng của sự hòa quyện giữa đạo pháp và dân tộc.

“Trên tinh thần sắc tướng vốn không, mượn cảnh huyễn, độ người như huyễn, tử sinh nào có, nương thuyền từ độ kẻ trong mê, như Tổ Sư đã dạy: “Tất cả Pháp không sinh. Tất cả Pháp không diệt. Ai hiểu được nghĩa này. Thì Chư Phật hiện tiền. Nào có đến có đi”. Do đó, dù thời gian có đi qua 716 năm, không gian có biến dịch, song công đức, đạo nghiệp của Tổ Sư vẫn còn sống mãi trong trang sử vàng son của dân tộc, của Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp hộ quốc an dân, đoàn kết hòa hợp dân tộc, phát huy Đạo pháp trong thời đại ngày nay và mãi mãi về sau.”, Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch kính tỏ qua Điếu văn. 

Tại lễ đài, khóa lễ tâm linh được cử hành trong không khí trang nghiêm và thành kính. Chư tôn đức giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội, cùng lãnh đạo ban ngành Trun ương và Chính quyền tỉnh Quảng Ninh thực hiện các nghi thức dâng hương kính lễ, tụng kinh cúng dường và tuyên sớ cầu an. 

Toàn thể hội chúng nhất tâm, đồng lòng nguyện cầu cho Phật pháp trường tồn, quốc thái dân an, đất nước phồn vinh, trăm họ sống trong cảnh thái bình.

Lễ tưởng niệm năm nay khép lại trong niềm xúc động và ý nghĩa sâu sắc. Một nữa lần đất nước và nhân dân Việt Nam cùng bày tỏ tri ân và tôn vinh Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông, đồng thời khơi dậy giá trị từ bi, trí tuệ và tinh thần nhập thế phụng sự của Phật giáo Việt Nam trong thời hiện đại, góp phần xây dựng một xã hội hòa bình, thịnh trị và văn minh.

Phật hoàng Trần Nhân Tông, húy là Trần Khâm, sinh năm 1258, là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Ngài được vua cha lập làm Hoàng Thái tử năm 16 tuổi, tinh thông Tam giáo (Nho, Phật, Lão), đặc biệt học đạo với Tuệ Trung Thượng sĩ và ngộ chân lý thiền tông. Năm 1278, Trần Nhân Tông lên ngôi vua, hiệu là Hiếu Hoàng. Ngài lãnh đạo quân dân Đại Việt hai lần đánh bại giặc Nguyên – Mông (1285, 1288), mang lại thái bình thịnh trị. Năm 1293, Ngài nhường ngôi cho con, trở thành Thái Thượng Hoàng. Năm 1299, Ngài xuất gia tại Yên Tử, lấy hiệu Hương Vân Đại Đầu Đà, sáng lập Thiền phái Trúc Lâm với tư tưởng nhập thế “Cư trần lạc đạo.” Ngài thống nhất ba dòng thiền lớn và truyền bá Phật giáo khắp Đại Việt, xây dựng mối quan hệ hòa bình với các nước lân bang. Năm 1308, Ngài nhập Niết bàn tại am Ngọa Vân, Yên Tử, để lại hệ thống tư tưởng và các tác phẩm kinh điển quý báu như Thạch Thất Mỵ Ngữ, Trần Nhân Tông Thi Tập. Ngài được tôn xưng là Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật, biểu tượng hài hòa giữa đạo và đời trong lịch sử dân tộc.

Nguồn: chutichghpgvn.vn

Download Android Download iOS
TP.HCM: Phái đoàn lãnh đạo tỉnh Đồng Nai thăm và chúc Tết Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

PSO - Ngày 15/1/2025, nhằm ngày 16 tháng 12 năm Giáp Thìn, phái đoàn lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, do ông Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai cùng đoàn lãnh đạo tỉnh đã đến thăm và chúc Tết Ban Thường trực Hội đồng Trị sự (HĐTS) và Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online