Rằm tháng Giêng, người Sài Gòn đi chùa đầu năm

TP.HCM: "Mỗi độ tết đến xuân về, Phật tử cà nước nô nức đi chùa lễ Phật, cầu phước,  nghe pháp hiểu rõ đạo lý nhân quả để từ đó có thay đổi lối sống, đổi mới tư duy và chuyển hóa hành vi từ bất thiện thành tốt đẹp. Sau Tết Nguyên đán, ở VN thì Rằm tháng Giêng năm nay Nhâm Dần (2022) là ngày lễ lớn trong tín ngưỡng dân gian đối với các đồng bào phật tử cả nước , là dịp có đông người dân đến chùa. Ngày này có nhiều chùa bắt đầu tổ chức hoạt động đặt bát cho quý sư từ thứ hai 14/1 ÂL năm Nhâm Dần và đa số vào sáng rằm tháng Giêng (15/1 ÂL năm Nhâm Dần), người dân tranh thủ đến chùa lễ Phật sám hối, cầu bình an và hạnh phúc cho gia đình mình cùng người thân, thự lộc Phật hay cầu tài lộc đối với những gia đình theo đạo thờ tổ tiên hay đạo Mẫu……người xưa đã có câu: 'Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng' nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của ngày này. ngày Rằm tháng Giêng theo GS Lương Ngọc Huỳnh,có ba ý nghĩa: ngày Vía Phật, ngày Tết Nguyên tiêu (Tết Thượng Nguyên) và ngày rằm đầu tiên của tổ tiên, dòng họ trong năm mới.
  1. Thứ nhất, ngày Rằm tháng Giêng là ngày Vía Phật. Người ta cho rằng tất cả những may mắn nhất của năm mới đều ở ngày này. Vì thế phật tử thường lên chùa thắp hương cầu mong may mắn, an lành cho bản thân, gia đình.
  2. Thứ hai, ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tết Nguyên tiêu (Tết Thượng Nguyên). Người xưa kể lại rằng, trong ngày này, có một vị vua luôn cho mời các trạng nguyên vào hầu triều, nói chuyện và thiết đãi yến tiệc nhân dịp đầu năm. Vào buổi tối, vua và các trạng sẽ vào vườn Thượng Uyển để ngắm trăng và vịnh thơ. Từ đó, người ta coi ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tết Nguyên tiêu (Tết Thượng Nguyên), là ngày Tết của các vị vua và các quan trạng.
  3. Thứ 3, Rằm tháng Giêng chính là ngày rằm đầu tiên của tổ tiên, dòng họ trong năm mới. Vào ngày này, người Việt thường đi lễ chùa và làm mâm cơm cúng dâng lên tổ tiên bày tỏ lòng biết ơn, trân trọng với người đã khuất và mong một năm mới an lành, may mắn.
  4. Theo Phật Giáo Nam Truyền thì ngày rằm tháng Giêng có hai ý nghĩa chính: một là ngày Ðại hội thánh tăng tại Trúc Lâm tịnh Xá, hai là ngày đức Phật tuyên hứa và khẳng định với Ma vương ba tháng nữa ngài sẽ nhập Niết Bàn.
  5. Riêng đối với đồng bào phật tử Việt Nam ngày rằm tháng Giêng, nhiều chùa lập đàn Thất châu Dược sư, khai kinh và tụng kinh Dược Sư khuyên các Phật tử cùng tụng niệm hồi hướng công đức để thế giới được an lành, chúng sinh an lạc.
Tại chùa Linh quang ( Quận Bình thạnh) GHPGVN Quận 1 có nhiều hoạt đông tâm linh trì kinh Dược  Sư, cúng dường Tam bảo, cúng dường trai tăng, phóng sanh thả cá, cúng đèn dâng hương cầu nguyện tổ tiên.TT. Minh Quang,Trưởng BTS.Q1, trụ trì chùa cho biết đây là những hoạt động tâm linh thường xuyên  năm nay được tổ chức nội bộ chấp hành nguyên tắc 5 K trong tình thần cảnh giác dịch bệnh diễn biến khó lường nhưng nhờ phật trời, và chư thiên hộ trì hoạt động diễn ra tốt đẹp , đầy tính nhân văn và hoan hỷ hứa hẹn năm mới an lạc và thịnh vượng.

Bài & ảnh: Sư Chơn Minh Phóng viên PSO Thành viên BBT Phatsuonline

Download Android Download iOS
Hơn 150 cơ quan báo chí tham dự họp báo thông tin về Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại TP.HCM

PSO - Chiều nay ngày 22/4/2025, tại chùa Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tổ chức buổi họp báo công bố thông tin chính thức về Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Buổi họp báo thu hút sự tham dự của hơn 150 cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương, cùng đại diện các đơn vị chức năng.

[Video] Trung ương Giáo hội thành kính dâng hương tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh

Chiều 26-3, chư Tôn đức Giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự đã vân tập về chùa Vạn Đức (Tp.Thủ Đức) để thành kính dâng hương, tưởng niệm Lễ tiên thường nhân 11 năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Tổ sư pháp môn Tịnh độ Việt Nam, Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật, Chủ tịch đời thứ hai GHPGVN.

Đắk Lắk: Khoá tu "Tuổi trẻ hướng Phật" chào mừng Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025

PSO - Sáng ngày 20/4/2025 (nhằm ngày 23/3 năm Ất Tỵ), tại Hải Quang Già Lam, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra khóa tu “Tuổi Trẻ Hướng Phật” do Ban Hướng Dẫn Phật Tử tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ hưởng ứng Đại Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc – Vesak 2025, một sự kiện quan trọng của Phật giáo Việt Nam

TP.HCM: Chùa Pháp Tạng kết hợp Phân ban TTN Phật tử Thành phố tổ chức khóa tu “Tuổi trẻ hướng về Đại lễ Vesak 2025”

Năm nay, một sự kiện Phật giáo Quốc Tế đặc biệt sẽ diễn ra tại thành phố mang tên Bác với sự chấp thuận của Chính phủ và Ủy ban tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc (ICDV) – đó là Đại lễ Vesak (Đại lễ Phật Đản) Liên Hợp quốc lần thứ 20 năm 2025 sẽ được đăng cai tổ chức tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 6/5 đến 8/5, với chủ đề: “Đoàn kết và bao dung

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online