18/09/2024 11:05

Sách: Lễ Phật và y học

Nghe đọc bài:

Bất cứ một tín đồ Phật giáo nào cũng đều biết đến chùa thì phải lạy Phật, lễ Phật, tốn kính Phật, v.v. Đây là phong thái, uy nghi cần có của một người “Phật tử”. Tại sao chúng ta phải lạy Phật? Thậm chí các tôn giáo khác cũng có các nghi thức hành lễ riêng biệt theo tôn giáo của họ. 

Ý nghĩa của việc lạy Phật là hành động thể hiện sự thành kính từ tâm đối với bậc vĩ nhân mà mình tôn kính. Khi lạy Phật, tâm là thanh tịnh, thân là hoạt động, không vì van xin tha tội hay mong cầu ban ân, mà vì quý kính công đức trí tuệ của Phật nên chúng ta lạy Ngài. Người Phật tử lễ Phật còn vì “dẹp bỏ ngã mạn”, hạ cái “tôi” tự coi mình là trung tâm vũ trụ xuống. Chúng ta biết mình còn thấp kém trước tâm hồn và hạnh nguyện vĩ đạic ủa các Ngài mà không dám ngạo mạn, khinh khi bất cứ ai. Bên cạnh đó, chúng ta lễ Phật vì muốn học tập theo gương của Ngài, học tập theo bậc toàn giác, đầy đủ mọi công đức, viên mãn trí tuệ và từ bi.

Có thể, ý nghĩa của việc lễ Phật thì ai trong chúng ta cũng có thể phần nào biết được nhưng lễ Phật như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết. Trong cuốn sách Lễ Phật và Y học của Ni sư Đạo Chứng, một tu sĩ, bác sĩ có đóng góp to lớn cả với Đạo Phật và nền y học Đài Loan, Ni sư đã nêu rất rõ ràng tác dụng của việc lễ Phật đối với thân tâm của chúng ta.

Cuốn sách gồm có 59 mục nhỏ chia làm ba phần, giải thích tường tận các phương pháp lễ Phật, sự kết hợp lễ Phật với quán tưởng, cũng như phân tích chi tiết các động tác lễ Phật trên phương diện Phật pháo và giải phẫu sinh lý. Đọc cuốn sách chúng ta sẽ được giải đáp các thắc mắc thường tại như: Tại sao lễ Phật phải chắp tay? Tại sao lễ Phật phải cúi đầu? Tại sao khi đứng phải lấy hai gót chân làm trọng tâm? Tại sao lễ Phật phải cúi khom người, mắt nhì vào điểm giữa hai gót chân (quán Tâm)? v.v.

Phương pháp của bác sĩ, Pháp sư Đạo Chứng như đã trình bày trong cuốn sách này, gợi ý cho chúng ta rằng: Lễ Phật hằng ngày chính là một tiến trình thầm lặng, có tác dụng âm thầm, nhưng vô cùng thiết thực. Lễ Phật không những có ý nghĩa về mặt tâm linh, mà còn có tác động vật lý một cách thực tiễn, hữu hiệu vào cơ thể con người, nhằm hồi phục chức năng của hệ thống miễn dịch, vốn do những tư thế sai lầm làm bất ổn. 

Trong thời đại hiện nay, cuộc khủng hoảng đáng sợ nhất không phải là sự mất cân bằng về sức mạnh vũ khí hay kinh tế, mà chính là thái độ làm ngơ hoặc chưa từng biết tới sự tương quan liên đới, khăng khít và hợp nhất giữa đời sống con người với những cơ cấu vi mô trong từng sát na của đời người. Nếu một lời chú nguyện thanh cao, tốt lành, biết ơn với tâm an bình, từ bi bình đẳng được truyền đạt tới sẽ cung ứng cho hệ thống miễn dịch một chức năng hồi phục tuyệt diệu.

Cuốn sách Lễ Phật và Y học là một pháp bảo, cũng là linh đơn quý giá, cứu giúp bao người vượt qua được những bức bách về thân bệnh do tư thế sai lầm hằng ngày áp đặt trực tiếp lên trên từng đốt xương sống, đồng thời phát huy tiềm năng của Phật tính bằng phương pháp lễ lạy đúng cách. Cuốn sách đã được nhà sách Phật giáo Vĩnh Nghiêm phát hành và tái bản lần hai. Với ý nghĩa và giá trị to lớn, thiết thực của cuốn sách mang đến cho người đọc cả phương diện thân và tâm, thật mong mỏi mỗi chúng ta đều có thể sở hữu cho mình một cuốn sách làm hành trang trên hành trình sống tốt, sống khỏe.

Bước Thời Gian – DH

Download Android Download iOS
Myanmar: chùa Đại Phước trang trọng tổ chức lễ chiêm bái mô hình đại Tôn tượng Phật Gotama trong tư thế ngồi, cao 6m

PSO - Ngày 15/9/2024, chùa Đại Phước Myanmar trang trọng thiết lễ chiêm bái mô hình đại Tôn tượng Phật Gotama, sau này được đúc bằng đồng nặng 7 tấn trong tư thế ngồi ban phước lành cao 6m. Tham dự lễ với sự chứng minh của Đức Tăng thống Myanmar - Tiến sĩ Sandimābhivaṁsa - Bậc Đại thiện trí cao thượng, Bậc Đại Xiển dương chánh Pháp cao thượng; Ngài

Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

Con người thật của ta

Triết lý Phật giáo lại cho rằng không có “cái tôi hay bản ngã” theo ý nghĩa của một cái gì đó vĩnh cửu, không thể tách rời, tự trị trong một sự tồn tại cá nhân, những gì chúng ta nghĩ là bản ngã hay “cái tôi” chỉ là một kinh nghiệm tạm thời.

Đồng Nai: Phân Ban TTXH Giáo dục Trung ương tổ chức Trung thu tại chùa Thiền Lâm

Tạo điều kiện cho các em vùng sâu vùng xa có được niềm vui trong mùa trăng trung thu. Vào ngày 13-14/09/2024. (nhằm ngày 11-12/8/Giáp Thìn). Phân Ban Từ thiện xã hội Giáo dục TƯ GHGPVN kết hợp với Chùa Thiền Lâm (ấp 4, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã trao tặng hơn  1000 phần quà trung thu đến các em nơi địa phương.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online