Ni trưởng Chứng Nghiêm - Người dành cả cuộc đời cống hiến cho Phật pháp và chúng sinh

Nghe đọc bài:

Ni trưởng Chứng Nghiêm sinh năm 1937, tại thị trấn Thanh Thủy - Đài Trung - Đài Loan. Năm 1963, Ni trưởng được Hòa thượng Ấn Thuận nhận làm đệ tử xuất gia khi 26 tuổi.

 

Năm 1966, Ni trưởng thành lập Hội từ thiện Tzu Chi (Từ Tế) lúc 29 tuổi. Trong suốt những năm hoạt động, tình nguyện viên Tzu Chi (Từ Tế) dưới sự dẫn dắt từ bi của Ni trưởng, đã từng bước vững vàng, kiên định. 

Ngày nay, tình nguyện viên đã có mặt trên toàn cầu, xuất hiện ở nhiều nơi xảy ra thiên tai, đau khổ. Thông qua việc đích thân giúp mọi người loại bỏ khổ đau, chúng đệ tử cẩn thận giữ vững chí nguyện Bồ tát kiên định của Ni trưởng và trí tuệ từ bi thanh tịnh của Đức Phật, thành tâm đi theo tâm nguyện của Ni trưởng.

 

Với lòng thương xót chúng sinh của một người theo tôn giáo, luôn khắc ghi lời khai thị: “Vì Phật giáo, vì chúng sinh” từ bi của đạo sư Ấn Thuận, Ni trưởng Chứng Nghiêm đã thực hành tư tưởng “chuyển hóa Phật pháp vào trong đời sống, thực hành hạnh Bồ tát tại nhân gian”. 

Với việc quán chiếu thấu triệt tinh thần “bên trong thì tu dưỡng thành chính tín thực, bên ngoài thì thực hành hạnh từ bi hỷ xả”, Ni trưởng đã dần thúc đẩy “bốn chí nghiệp lớn, tám pháp ấn lớn” bao gồm: từ thiện, y tế, giáo dục và nhân văn, cho đến “cứu trợ quốc tế, hiến tủy, bảo vệ môi trường, tình nguyện viên khu phố”. 

 

Ni trưởng đã mượn những thí dụ đơn giản để diễn tả ý nghĩa thâm sâu của kinh Phật, khéo dẫn dắt mọi người gìn giữ tâm thương yêu lớn lao của Bồ tát, đưa Phật pháp vào trong đời sống, thúc đẩy tinh thần cho đi mà không cần báo đáp và đồng thời biết ơn, đạt đến mục tiêu hình thành cõi Tịnh độ: “Lòng người tịnh hóa, xã hội an hòa, thế gian không tai nạn” ngay tại nhân gian.

Đọc sách dứt trừ trần sa,

Làm lành lánh dữ tiêu dao cuộc đời.

 

Bộ sách Tĩnh Tư ngữ là một trong 8 thể loại sách nằm trong Bộ sách Pháp mạch Tĩnh Tư của Ni trưởng Chứng Nghiêm. Bộ sách gồm 5 cuốn, nội dung được tổng hợp những câu pháp ngữ, lời giải đáp thắc mắc của tín đồ Phật tử, định hướng, con đường của Hội từ thiện Tzu Chi (Từ Tế), tất cả đều hướng tới việc phụng sự xã hội, tịnh hóa xã hội, trao truyền tri thức Phật pháp,... Từ việc thu thập dữ liệu, nhuận sắc bản thảo cho đến việc xuất bản ra sách, tất cả đều được thực hiện một cách hệ thống, từ đó có thể thấy sự kỳ công, tỉ mỉ của Ni trưởng trong việc truyền bá Phật pháp và trí tuệ. 

Ngưỡng mộ trước những cống hiến to lớn của Ni trưởng với Phật giáo và xã hội, đem trí tuệ thực hiện chí nguyện cứu giúp chúng sinh nên các dịch giả: Thích Quảng Lâm, Thích Vạn Lợi, Chân Như Pháp, Phổ Giác, Đàm Huy, Trung Nghiêm, Hạnh Huy đã tiến hành chuyển dịch bộ sách này ra tiếng Việt. Trung tâm Biên phiên dịch Tư liệu Phật giáo Quốc tế - Nhà sách Phật giáo Vĩnh Nghiêm đã cố gắng biên tập và thiết kế bộ sách một cách cẩn thận, kỹ càng nhất, trân trọng giới thiệu, gửi tới độc giả ấn phẩm này! 

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

TP.HCM: Trước giờ Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024

Chỉ còn ít giờ nữa, Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 sẽ chính thức khai mạc vào lúc 7 giờ sáng, Chủ Nhật ngày 22/12/2024 tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM. Không khí tại địa điểm tổ chức đang sôi động hơn bao giờ hết khi các khâu chuẩn bị bước vào giai đoạn hoàn tất.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online