Tôi nhớ khi còn nhỏ, tôi vẫn hay hỏi mẹ:
"Mẹ ơi! Sao con nít phải ăn nhiều để nhanh lớn vậy mẹ?"
Mẹ cười nhẹ:
"Lớn nhanh để còn nuôi mẹ!"
Tôi tròn xoe mắt nhìn mẹ:
"Con lớn mà sao thấy mẹ buồn vậy?"
Mẹ gượng cười:
"Con lớn thì mẹ vui, nhưng mẹ cũng già đi một chút rồi con à"
Tôi nhanh nhảu đáp:
"Mẹ đừng lo, con lớn, mẹ cũng lớn, con sẽ nuôi mẹ"
Vậy mà đến ngày hôm nay, đã trôi qua bao năm, tóc mẹ đã bạc, lưng cũng đã còng, vậy mà tôi vẫn không thể lo được cho mẹ.
Cha mẹ tôi có tất cả ba người con, anh cả, chị gái và tôi là út. Khi được vài tuổi, tôi cùng gia đình lên thành thị lập nghiệp, cha tôi nuôi chí lớn nhưng không thành, làm mẹ phải vất vả trăm bề.
Tôi không thể nào quên những lúc mẹ vất vả tảo tần bằng tất cả sức lực của bản để đổi lấy sự sung túc cho gia đình chúng tôi.
Và rồi, mẹ cứ cày ngày rồi đến cày đêm, mẹ làm quần quật từ ngày này qua ngày khác, cuối cùng cũng mua được căn nhà nhỏ từ số tiền tích cóp và vay một ít của bà con hàng xóm.
Tôi thấy mẹ mừng lắm! Nhưng niềm vui chẳng được bao lâu, anh hai tôi vỡ nợ, mẹ chỉ biết dốc hết tài sản để mà chuộc anh hai về, mẹ tôi giấu tất cả với cha và chỉ biết nhận lỗi về phía mình.
“Mẹ ơi....”
Khi tôi ngày một khôn lớn, cũng là lúc mắt mẹ mờ đi, tôi nhận thấy mẹ không ngừng soi gương, sự già nua đã ập đến từ lúc nào mẹ không hề hay biết.
Những vết chân chim đầy trên mắt mẹ, mẹ sờ chúng và hụt hẫng biết bao nhiêu. Mẹ sững sờ khi nhận ra mình đã thật sự già, lưng cũng đã còng đi không ít, một cảm giác lo sợ mãnh liệt xâm lấn tâm trí mẹ.
Tôi biết mẹ sợ, mẹ sợ mẹ phải già đi, phải yếu ớt và từng ngày một rời xa các con.
Mẹ ơi! Con cũng rất sợ...
Hai năm gần đây biến cố xảy ra quá nhiều khiến sinh mệnh cũng không còn là của riêng bản thân nữa. Tôi nhận sự có mặt của bản thân chính là báo hiếu hai đấng sinh thành.
Mà đời thật nhiều nỗi buồn, sự sống bỗng chốc mong manh như làn khói mỏng. Nhưng không sao cả, tất cả chúng ta đều chỉ có một đời để sống, một đời để gặp gỡ tất cả mối nhân duyên.
Đôi khi tôi chỉ ước, có thể kề cận cha mẹ, chăm sóc khi ốm đau bệnh tật, vậy mà ở tuổi này, tôi lại vô dụng để cha mẹ phải vất vả mưu sinh lo lắng cho tôi.
Mẹ nhìn tôi ngấn lệ hỏi:
"Mẹ xin lỗi con! Có phải vì con là con của Mẹ nên vất vả quá phải không con?"
Tôi nhớ như in, cái ngày tôi được bác sĩ đoán bệnh tình đã nặng, mẹ lặng người đi nhưng mẹ chả dám khóc, vẫn vui cười và cố gắng nấu những món tôi thích, chỉ mong tôi ăn nhiều một chút để có sức chiến đấu với bệnh tật.
Vậy mà tôi chả thiết ăn uống gì, cứ nằm nhìn lên trần nhà, mẹ im lặng vì tôi biết nếu có nói thì nước mắt chỉ chực chờ trào ra không ngớt.
Đã có lúc tôi tuyệt vọng nói với mẹ, mạng sống tôi ngắn ngủi, thế nên tôi không muốn thấy mẹ buồn hay khóc nữa.
“Con thật tệ phải không mẹ….”
Đáng lẽ ra tôi phải phấn chấn lên, không chỉ cho chính mình mà còn cho mẹ.
Mẹ của tôi....!
Rồi đến một ngày khi nước mắt không còn chỗ ẩn náu nơi khóe mắt nữa thì mẹ oà khóc, sự đau đớn tột cùng của một người mẹ bất lực với chính sinh mạng mà mình tạo ra.
Từ hôm đó tôi dặn lòng phải phấn chấn cả tinh thần lẫn thể xác, tôi muốn dùng chính thân xác mà mẹ đã ban tặng để báo đáp ơn sinh thành.
Mẹ ơi... đừng đau lòng nữa nha!
Tôi nhớ cái đêm mưa giông trắng trời, gió thổi mạnh khiến cây bung cả rễ, mẹ vì tiếc mà không dọn dẹp hàng quán về nhà, tôi gọi cháy máy nhưng mẹ chả thiết nghe.
Tôi phải liều mình gượng dậy khoác áo mưa với gương mặt đầy nước mắt đứng trước mặt mẹ và gào thét vô vọng, tôi bảo với mẹ, “nếu mẹ bán hết đêm nay thì liệu con có khỏi bệnh hay không?”
Mẹ im lặng, lầm lũi dọn dẹp tất cả.
“Mẹ...! Con xin lỗi!”
Tôi đau! Tim mẹ cũng đau....!
Tám năm trước bà ngoại tôi mất, mẹ đau thấu tim, chết cả nửa người. Giờ đây lại phải đau lòng vì tôi, mẹ ví bản thân như khúc gỗ trôi sông, phiêu bạt và không nơi nương tựa.
Tôi vẫn hay nói với mẹ:
" Mẹ ơi không nên tắm đêm, mẹ đột quỵ mất thì con không trả nợ nổi đâu"
"Mẹ ơi con ước chi ngày nào con cũng nhớ để mà nấu nước cho mẹ tắm"
"Mẹ ơi sau này con sẽ lấy chồng Mỹ để mẹ được sung sướng hen"
"Mẹ ơi con mặc chiếc váy này đẹp không ạ?"
"Mẹ ơi, Mẹ ơi..............
… Xin lỗi vì đã để mẹ phải đau lòng!"
Video bài dự thi của tác giả Phan Thị Tố Tố qua giọng đọc của ca sĩ Nguyễn Phi Hùng và MC Phương Uyên:
Ngày 17/11/2024 tức ngày 17/10/ Giáp Thìn, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình, chùa Bái Đính cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng quần thể Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính - xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.
PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.
Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph
Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”
Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.