Tác Phẩm dự thi “Nguyện Làm Con Thảo” – Tâm thư “Gửi Ba!” – Tác giả: Thích Nữ Quảng Trung

Gửi Ba…!

Thích Nữ Quảng Trung

Thưa ba, ba có khỏe không? Không biết ba có còn nhớ con? Con là đứa con mà từ thuở lọt lòng đã thiếu vắng tình thương của ba. Bao nhiêu năm rồi ba nhỉ? Cũng hai mươi tám năm có lẻ rồi, người ta cất tiếng gọi ba từ thuở lên ba, lên bốn còn con thì đi gần nửa cuộc đời mới gọi được một tiếng “ba” đúng nghĩa. Đây cũng là lần đầu tiên con viết về ba. Tất cả kí ức trong con về ba chỉ là những lời kể ít ỏi của mẹ và chị hai. Con đã rất tò mò về ba nhưng con không dám hỏi nhiều vì sợ khơi lại những chuyện không vui. Rời khỏi vòng tay mẹ khi con tròn 6 tuổi, ở nơi xứ lạ quê người, con lớn lên nhờ vào tình thương, sự chăm sóc tận tâm, chu đáo của quý Sư cô. Suốt nhiều năm qua, mỗi lần xem tin tức, con thường thấy người ta tìm con cái thất lạc, và con luôn chứng kiến quanh mình mọi người cha luôn đối xử tốt với con, lo lắng cho con của họ. Lúc đó, trong con luôn dấy lên niềm tin, rằng ba rời gia đình chắc hẳn là có nỗi khổ riêng, và dù có như thế nào ba vẫn thương yêu con, vẫn sẽ tìm kiếm con. Chính niềm tin, sự hy vọng ấy nhen nhóm trong lòng, theo con lớn lên mỗi ngày, không để cho sự oán ghét hay hận thù xâm chiếm trái tim. Cho nên, dù biết ba đi tìm hạnh phúc mới bên người phụ nữ khác, để mẹ con một mình gồng gánh nuôi con đến mức lao tâm, lao lực; khiến con rơi vào hoàn cảnh trớ trêu mà chưa một lần con oán ghét ba. Trong giấy khai sinh của con, phần tên cha luôn bị để trống, con theo họ mẹ nên con không hề biết tên họ của ba. Có lần vào năm học lớp ba, trong giờ sinh hoạt, cô giáo lấy lý lịch trích ngang. Trong lớp bạn nào cũng đầy đủ họ tên ba, tên mẹ. Riêng mỗi con không có tên ba. Cho đến khi con hỏi, mẹ nói họ tên ba cho con nghe. Khi con biết ba họ Nguyễn và biết mọi người hầu hết đều theo họ cha. Lên lớp, con ngây thơ thưa nhỏ với cô giáo: “Cô ơi! Ba em họ Nguyễn, cô đổi họ Nguyễn cho em đi”. Cô giáo im lặng không trả lời, con lủi thủi đi về chỗ ngồi. Con không biết rằng cô không hề đủ “thẩm quyền” để đổi họ cho một học sinh. Và trong suốt những năm tiểu học, cấp hai rồi cấp ba, con luôn phải mang cái mác “trẻ mồ côi” trong khi cha mình vẫn còn hiện diện trên đời. Đau quá ba nhỉ? Từ bao giờ không biết, nhưng con ghét cái từ mồ côi kinh khủng. Mỗi lúc có ai đó gọi con là “trẻ mồ côi”, con đều cố gắng giải thích rằng: “Con có ba, có mẹ. Con không hề mồ côi. Chỉ là con không sống cùng ba mẹ thôi”. Quả thật con không hề mồ côi, tuổi thơ con đã lớn lên bằng niềm tin và hy vọng đó… Chính cái điều giản dị, bình thường mà đứa trẻ nào cũng có lại là chất liệu để nuôi dưỡng tâm hồn con. Con mơ ước, con mong mỏi và con chờ đợi… một sự kiếm tìm. Đến một ngày, vào năm con học lớp 8, trong một lần ra thăm, mẹ đã dẫn con qua nhà nội, nhà ba. Con đã rất háo hức, con tưởng tượng ra dáng vẻ của ba sau bao năm không gặp sẽ như thế nào, từng cử chỉ ra sao. Chắc hẳn, khi gặp con ba sẽ mừng, gặp ba con cũng sẽ rất vui. Hàng trăm câu hỏi, hàng nghìn hình ảnh của cuộc gặp gỡ mừng mừng tủi tủi, cảm động cứ nhảy múa trong đầu con. Nhưng sự thật sao khác quá. Ba thờ ơ với sự xuất hiện của con, ba cũng không mấy quan tâm rằng, bao nhiêu năm qua con đã sống ra sao, con đã trải qua những gì? Trước mắt con là người đàn ông con gọi là ba nhưng thật xa lạ. Cuộc gặp gỡ bắt đầu trong lặng yên và kết thúc trong yên ắng, con lầm lũi ra về với bao ngổn ngan thất vọng. Có lẽ, bên cạnh ba còn có “dì”, các anh chị em khác nên mọi thứ diễn ra không như những gì con mong đợi. Con cứ ngỡ ba ở một phương trời xa xôi nào đó, chứ con chưa từng nghĩ con và ba ở cùng một thành phố, thở cùng một bầu không khí chỉ cách nhau mỗi cây cầu Thị Nại. Đối với mọi người, cây cầu Thị Nại là cây cầu dài nhất vì nó bắc qua biển. Còn đối với con, nó cũng là cây cầu dài nhất, nhưng vì nó dài đến nỗi mười mấy năm cuộc đời con mới đi hết. Đến lúc đi được rồi nó lại làm sụp đổ hoàn toàn bao hy vọng trong con. Và con lại loay hoay kiếm tìm, nhặt nhạnh từng mảnh niềm tin rồi sắp xếp lại. Tự hỏi lòng liệu bản thân con có còn đủ sức để bước lại từ đầu? Sự thật phũ phàng, quá sức chịu đựng cho nên lúc ấy con đã ước giá mà, giá mà…. hôm nay con không đi gặp ba thì có lẽ mọi thứ đã không như bây giờ. Ba à! Con cứ tưởng rằng những người ba sẽ luôn yêu thương và đối xử tốt với con mình. Vậy mà….. Bao nhiêu năm con không sống cùng ba mẹ, mẹ dù ở xa nhưng ít ra mỗi năm mẹ đều đến thăm con. Con chưa từng nói lời yêu thương, song hình ảnh mẹ thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trong một vài bài văn tả về người thân trong gia đình, hoặc đâu đó trong những bài hoài niệm mùa Vu lan. Chưa bao giờ con viết về ba, đơn giản kí ức về ba con không có, kỉ niệm lại càng không. Mỗi mùa Vu lan đến, khi viết những lời bộc bạch tình cảm về hai đấng sinh thành, con viết về mẹ rất dễ còn viết về cha thì con lại lúng túng không biết viết sao. Nếu có viết về cha đi chăng nữa thì cũng là cha của người khác, cha của sự ước lệ, của tượng trưng: “Cánh cò cõng nắng qua sông, Chở luôn nước mắt cay nồng của cha. Cha là một dải ngân hà, Con là giọt nước sinh ra từ nguồn.” Hôm nay, dốc hết lòng mình con viết những dòng này để gửi đến ba lời cám ơn và lời xin lỗi. Xin lỗi ba vì đã có lần con từng ước, giá mà ngày gặp lại, ba không còn tồn tại trên đời thì chắc con đã không thất vọng, xin lỗi ba vì sớm tối con không thường xuyên cận kề hỏi thăm ba lúc tuổi xế chiều. Mẹ là phụ nữ, sức chịu đựng kém hơn ba, mà cuộc đời mẹ phải trải qua nhiều giông gió, mẹ chỉ có mỗi con là niềm tin, động lực sống. Còn ba dù sao vẫn có nhiều người kề cận, nên mong ba thứ lỗi khi con thương mẹ nhiều hơn. Cám ơn ba đã đưa con đến cuộc đời này. Đối với thế gian, tuy con không được sinh ra trong một gia đình trọn vẹn, nhưng nhờ những trái duyên đó mà con được sinh ra trong ngôi nhà Phật pháp. Nhờ Phật pháp con mới có cái nhìn bao dung hơn, hiểu được rằng duyên nợ của ba mẹ ngắn nên chỉ đi cùng nhau một đoạn. Từ đó con thôi không giận hờn, oán trách ba mẹ nữa. Bởi lẽ khi gặp người lạ, con còn biết thương họ thì không lý nào con lại đi “ghét”người sinh ra mình. Người ta nói thời gian có thể xoá nhoà đi mọi vết thương, nhưng nó chỉ đúng với vết thương ngoài da mà thôi ba ạ. Còn những vết thương lòng, nếu không được chữa trị đúng cách sẽ đau âm ỉ đến suốt đời. May thay, con đã từng tổn thương nhưng nay vết thương ấy đã lành lặn, có thể nở nụ cười bình yên nhìn lại những tháng ngày đã qua. Không phải để kiếm tìm sự cảm thông, hay sự thương hại của người khác mà lấy đó làm động lực để bước đi trên đường mà con đã chọn. Dù không gần ba nhưng con vẫn hướng lòng nguyện cầu cho ba luôn sức khoẻ, bình an, biết hồi tâm hướng thiện. Chiều nay, trong gió có chiếc lá vàng rơi về cội, lần đầu tiên con nói THƯƠNG BA. Video bài dự thi của tác giả SC.Thích Nữ Quảng Trung qua giọng đọc của Phật tử Giác Diệu Thanh: https://www.youtube.com/watch?v=12c45fMtv-s&feature=emb_logo
Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh khánh thành cầu và tặng quà cho đồng bào nghèo xã Tân Đức

Sáng nay, ngày 22/12/2024 tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, Ni sư Thích Nữ Diệu Chánh, Phó Ban Trị sự, Trưởng ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh, phối hợp cùng chánh quyền địa phương tổ chức khánh thành cầu nông thôn và tặng 60 phần quà đến đồng bào xã Tân Đức.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online