Tác Phẩm dự thi “Nguyện Làm Con Thảo” – Tâm thư: “Mẹ!” – Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hằng

MẸ!

Nguyễn Thị Thanh Hằng

Mẹ ơi, con ước sao con mãi là một đứa trẻ lên ba ngây thơ dại khờ, để con mãi được ôm ấp trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Ôi! Thật khó để thời gian ngừng trôi, cũng thật khó để giữ lại cha mẹ bên đời. Khi mỗi năm trôi qua, ngọn nến sinh nhật được bật sáng và thổi tắt đi, con biết sự trưởng thành của con đang lấy mất đi tuổi đời của mẹ. Con sợ lắm cái ngày mẹ lìa xa chúng con, cũng giống như ba, vô thường đã đưa ba đi mãi mãi không về. Ngày còn bé con chưa biết gì, lớn lên rồi con mới hiểu tình cha nghĩa mẹ thiêng liêng vô bờ. Ba mẹ đã hy sinh thầm lặng cả cuộc đời để chúng con được đủ đầy, no ấm, ăn học, trưởng thành. Ngày hôm nay, dù đi đâu, về đâu, cũng không ai chăm sóc, lo lắng cho chúng con tốt bằng cha mẹ. Con sinh ra và lớn lên ở mảnh đất khô cằn phía Tây Hướng Hóa - Quảng Trị. Người ta thường nhớ đến quê con với cái tên “gió Lào bỏng rát” vì nằm gần biên giới bạn Lào. Con sống trong gia đình có ba mẹ làm rẫy, nhà có 5 anh em. Hằng ngày ba mẹ phải dậy từ sáng sớm lên nương làm rẫy, kiếm từng miếng cơm manh áo cho anh em con ăn học, khó khăn vất vả trăm bề nhưng ba mẹ không bao giờ than, và không để cho 5 anh em con đói rét. Ba mẹ gồng gánh tất cả, dù khó khăn vất vả, những ngày mưa gió ngoài trời, ba mẹ vẫn đội nắng, dầm mưa, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Gian khổ là thế, nhưng gia đình vẫn luôn đầy ắp tiếng cười hạnh phúc, anh em che chở đùm bọc lẫn nhau. Và rồi niềm vui ấy được nhân lên khi anh cả của chúng con đỗ đại học Sư Phạm Huế. Một năm sau, anh thứ hai cũng đỗ vào đại học ngành Báo chí, ba mẹ con lại càng vui sướng, hạnh phúc vô cùng. Niềm vui xen lẫn sự lo âu, áp lực kinh tế mỗi ngày thêm đè nặng lên đôi vai gầy của ba mẹ. Nào tiền học phí, tiền sinh hoạt, tiền nhà trọ, tiền sinh sống của cả gia đình,... Cuộc sống theo đó lại càng vất vả hơn. Mỗi ngày ba đi phụ hồ và làm thêm rất nhiều việc, mẹ áo nâu bạc phai trên nương rẫy sớm chiều. Khó khăn chưa bao giờ vơi bớt trên đôi vai thì đúng vào năm 2014. Bác sĩ phát hiện Ba mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Nhưng ba dấu cả nhà, không cho ai biết, lặng thầm ôm từng cơn đau quặn thắt, một mình trắng đêm không ngủ, ngày vẫn cố gắng miệt mài còng lưng, chăm chỉ làm thuê, làm mướn để lo cho gia đình, lo học phí cho các con. Ba cắn răng chịu đựng một mình vì không muốn cả nhà lo lắng, và tranh thủ làm để lo cho các con thực hiện thành công ước mơ còn dang dở. Và rồi, mong muốn được nhìn thấy các con thành đạt chẳng thành. Tháng 8 năm 2014, khi những cơn đau kéo đến triền miên, ba không còn đủ sức chịu đựng, cả nhà đưa ba vào bệnh viện, cũng là lúc gia đình đối mặt với nỗi đau tận cùng. Nhận được hung tin, mẹ thẫn thờ, cúi đầu lau vội dòng nước mắt, đôi chân loạng choạng đi về cuối hành lang, một mình thổn thức với giọt lệ tràn mi, nhìn về phía xa xăm, nghẹn ngào khóc không thành tiếng. Trái tim con quặn thắt, đau nhói vì thương ba mẹ, con trốn vào một chỗ khuất, khóc nấc nghẹn từng cơn. Một tháng sau ba mất. Ba đi để lại một mình mẹ và chúng con. Đó là nỗi đau lớn nhất đời mẹ và các con. Khó khăn lại chồng lấy khó khăn, một mình mẹ giờ đây vừa làm mẹ cũng vừa làm cha, là trụ cột của cả gia đình. Lúc ba mất, cũng là lúc anh trai thứ 3 vừa đỗ vào đại học. Một mình mẹ nuôi 3 anh học đại học cùng với 2 em học cấp 3. Đôi vai mẹ nặng trĩu không biết chia sẻ cùng ai… Những bữa cơm thiếu vắng ba lại thành bữa cơm chan đầy nước mắt, mấy mẹ con ôm nhau khóc. Những năm tháng sau này, một mình mẹ tần tảo lo từng bữa cơm giấc ngủ cho các con, những bữa ăn chỉ toàn rau sắn độn cơm, mẹ nhường phần cơm trắng cho các con no lòng. Mẹ giấu đi nỗi nhọc nhằn, đôi gò má mỗi lúc một cao, những vết chân chim hằn sâu trên khóe mắt. Đêm nào con cũng thấy mẹ không ngủ, mẹ để tay lên trán, nước mắt chảy dài, con cũng chỉ biết lặng lẽ, khóc một mình. Mất ba, anh em con đau xót bao nhiêu thì lại càng thương mẹ bấy nhiêu. Giờ đây, mẹ phải một mình chịu bao khổ cực. Thương mẹ, anh em con tự hứa phải cố gắng học hành để mẹ vui lòng. Các anh lớn học đại học thì vừa đi học, vừa đi làm thêm để tự trang trải chi phí, giúp đỡ lẫn nhau. Con lúc đó ở nhà cùng mẹ, một buổi đi học, buổi còn lại con lên nương làm rẫy để mẹ bớt nhọc nhằn. Ba mất được 2 năm, một mình mẹ lo toan mọi thứ. Thấy mẹ vất vả, gầy gò, thương mẹ nhiều nên anh trai thứ hai đang theo học đại học năm 3 đã tự thôi học, trở về nhà, phụ mẹ làm nương rẫy thay cha, nhường cơ hội cho anh thứ ba đi học và nuôi hai đứa em sau ăn học nên người. Mẹ tuy bớt cực, nhưng lòng lại nặng trĩu vì thương con chí lớn không thành. Nhưng biết phải làm sao, khi hoàn cảnh gia đình đã như vậy. Thời gian trôi qua, mọi khó khăn cũng dần vơi đi phần nào, các anh lần lượt ra trường, có công việc ổn định. Nhờ các anh hướng dẫn, con có cơ hội biết đến chương trình và được bày tỏ lòng mình qua cuộc thi “Nguyện Làm con Thảo”. Con biết, không có bút mực nào ghi chép hết công lao, đức hy sinh mà ba mẹ dành cả cuộc đời vì chúng con. Nhưng con vẫn muốn nói với mẹ rằng. “Con yêu mẹ biết bao, chúng con đã trưởng thành và mong mẹ đừng lo nghĩ nhiều thêm nữa”. Giờ đây, chúng con đã lớn khôn, sẽ cố gắng học tập thật tốt để rèn luyện bản thân nên người, góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình. Trong lòng anh em con, mẹ luôn là người mẹ vĩ đại nhất, không ai có thể sánh bằng. Con luôn mong mẹ có sức khỏe thật tốt, hạnh phúc, vui vẻ để sống thật lâu với anh em chúng con. Con xin gửi tặng mẹ bài thơ mà con tự viết, trải lòng con với ơn nghĩa bao la:

Mẹ vẫn một mình

Bóng chiều ngã xuống đồng xa

Mẹ còn cặm cụi vun cà (cà phê) trên nương

Gieo từng cuốc đất yêu thương

Mồ hôi mẹ tưới, mầm con trưởng thành

Ai ơi ơn nghĩa sinh thành

Canh khuya con bệnh, thức đành năm canh

Mẹ thời thân tướng mỏng manh

Vắng cha, trán mẹ nếp nhăn thêm nhiều

Thương con mẹ cực trăm chiều

Gió sương bạc áo chẳng điều thở than

Bể dâu sao lắm bẽ bàng

Mẹ về lẻ bóng, hai hàng lệ đêm

Ví dầu, ví dẫu, ví dâu...

Thương con, mẹ biết tìm đâu chia buồn?

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn

Muôn đời ngọt mát tình thương cuộc đời.

 
Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh khánh thành cầu và tặng quà cho đồng bào nghèo xã Tân Đức

Sáng nay, ngày 22/12/2024 tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, Ni sư Thích Nữ Diệu Chánh, Phó Ban Trị sự, Trưởng ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh, phối hợp cùng chánh quyền địa phương tổ chức khánh thành cầu nông thôn và tặng 60 phần quà đến đồng bào xã Tân Đức.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online