Tác phẩm dự thi “Nguyện Làm Con Thảo” – Tựa đề: “CON CHƯA BAO GIỜ TRÁCH MẸ” – Tác giả: Nguyễn Lộc

CON CHƯA BAO GIỜ TRÁCH MẸ

Nguyễn Lộc

Hãy cho con được gọi bằng tiếng gọi “mẹ”. Dù đã có lúc người ta chửi con là đứa không cha không mẹ. “Mẹ” là tiếng gọi thân thương nhất, mà ngay giờ phút này đây, con thật sự mong một lần được và mãi mãi kêu lên. Con chưa bao giờ trách mẹ, mẹ ơi! Kính gửi mẹ! Nếu một ngày khi mẹ đọc được hay nghe được đâu đó bức thư này, điều duy nhất con muốn gửi đến mẹ rằng, con chưa bao giờ trách mẹ.  Một sáng sớm đầu đông năm 2003, khi sương khuya vẫn chưa kịp khô trên lá. Mẹ mang con đến, dưới hiên Mái ấm. Bên trái là bình sữa mẹ vắt sẵn, nằm gọn gàng trong bình thủy nhỏ. Bên phải là một túi quần áo với những nếp gấp vội vã, vội vã như cuộc đời đang vùi dập và truy đuổi mẹ đến sát bên cạnh những nỗi đau thương. Mẹ buộc phải lựa chọn, và con phải được để lại. Tờ giấy nhỏ, mẹ viết vội đôi dòng, “Xin hãy chăm sóc cháu”, cuối mảnh giấy là ba chữ “mẹ thương con”. Có lẽ, tờ giấy này đã thấm đẫm vị mặn chát của nước mắt, khi có người phụ nữ lỡ sa chân, phải tự tay cắt đi đoạn ruột của mình. Ngày nhỏ, mỗi khi bị rầy la, con đã từng nghĩ, phải chi có mẹ ở đây thì con sẽ có cuộc sống khác. Con sẽ được yêu thương và nâng niu như bao đứa trẻ bình thường. Dần lớn lên, con nhận ra mình đã độc lập hơn sau những lần vấp ngã, những lần không có mẹ. Con cũng biết cách tự chăm sóc bản thân, nhờ vậy, cuộc sống cũng đỡ trầy trật hơn theo một nghĩa nào đó.  Tuổi thơ của con là những tháng ngày trốn đâu đó để đọc truyện, để chơi bắn bi, trốn tìm... Con lúng túng và có đôi phần ngượng nghịu khi ai đó đề xuất chơi trò chơi đồ hàng gia đình. Chỉ là con không biết đóng vai làm cha thì phải như thế nào, các bạn ở chung mái ấm của con cũng vậy. Đơn giản chỉ là vì chúng con chưa bao giờ được trải qua cảm giác được bảo bọc như một gia đình thật sự. Thỉnh thoảng, con sợ phải đi học. Con có đôi phần xấu hổ khi nhìn thấy sự thương hại của các bạn dành cho mình khi nghe cô giáo đọc: - “Danh sách các bạn được miễn học phí thuộc diện trẻ mồ côi”. Rồi sẽ có tiếng xì xào: - “Ủa, thằng đó mồ côi hả?” - “Mẹ nó chắc làm gái, rồi lỡ dại sinh ra nó”. Một đứa khác nói: - “Thấy tội quá hen” …  Chẳng mấy dễ chịu, khi con trở thành tâm điểm của những sự thương yêu có phần thương hại ấy. Thỉnh thoảng, phụ huynh của các bạn học chung lớp với con dí vào tay con mấy ngàn lẻ, rồi nói:  - “Con mua gì ăn nha, không có mẹ thì tội quá”. Rồi chặc lưỡi, quay sang nói với người bên cạnh:  -“Ai mà ác nhơn quá trời, đẻ ra rồi không nuôi, bỏ bù lăn bù lóc”  Con vẫn sẽ cười, nhưng sâu bên trong lòng con là cảm xúc từ khó chịu đến khó tả xẹt ngang qua tâm trí… Con lớn lên từng ngày, có hàng nghìn thứ xuất hiện trong tâm trí, con mơ hồ hiểu về cuộc sống, mơ hồ hiểu về cuộc đời. Nhiều lần, con vấp ngã, vấp ngã với những thử thách mà cuộc sống đặt ra. Ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới ấy, con phải chiến thắng chính bản thân mình. Tự bước đi một mình mà không có mẹ. Nhiều lần, con đơn độc, cảm giác như cả thế giới này không một ai có thể hiểu con. Nhưng những lúc ấy, con lại nhớ đến ba chữ “mẹ thương con” trong lá thư năm đó. Và rồi con chờ đợi, chờ đợi chữ “thương” ấy sẽ phát huy tác dụng để kéo mẹ trở lại tìm con. Ngày ấy có tồn tại không? Sao con chờ hoài chưa thấy? Là một đứa con trai, con không thích kể lể. Có lẽ vì ngày nhỏ đã quen một mình nên con dần trở nên trầm tính và khô khan. Gom hết tâm tư ấy con mang đặt vào lá thư này. Nếu như sợi dây vô hình thiêng liêng của tình mẫu tử đưa lá thư này đến tay mẹ, hay mẹ nghe được lá thư này ở đâu đó trên mạng, báo đài… thì con mong mẹ hiểu rằng: Mẹ à, con không trách mẹ đâu. Con thương mẹ rất nhiều… vì sau tất cả những khó khăn mẹ gặp phải, mẹ vẫn lựa chọn sinh con ra chứ không phải là chối bỏ mạng sống bé bỏng ấy. Con được biết, mỗi năm có hàng triệu đứa trẻ bị giết ngay trong bào thai vì những trường hợp ngoài ý muốn. Nếu ngày đó mẹ không cố gắng gìn giữ thì ngày hôm nay sẽ không có con mẹ ạ. Mẹ à, Con không trách mẹ đâu. Khi con đã lớn và hiểu ra rằng ai ai cũng có lúc phạm phải sai lầm. Có những sai lầm có thể sửa chữa, và có những sai lầm đi theo ta suốt cả cuộc đời. Ắt hẳn mười tám năm qua, mẹ đã luôn dằn vặt bản thân vì cái ngày đã để con lại Mái ấm. Mười tám năm qua, con biết rằng mẹ chưa bao giờ được an bình trong tâm hồn. Con biết mẹ đã khó xử và đau khổ thật nhiều cho ngày hôm đó và mãi mãi về sau. Mọi chuyện đã qua, và đã đến lúc mẹ nên tha thứ cho bản thân mình, mẹ nhé!  Mẹ à, con không trách mẹ đâu, khi con biết trong con có hình bóng của mẹ. Mẹ đã chấp nhận giữ con lại trong cơ thể của mẹ chín tháng mười ngày. Thân hình mà con đang có lúc này đây được bắt nguồn từ sự chắt chiu từ thân thể của mẹ. Lúc mẹ để con trước Mái ấm, con mập mạp và khỏe mạnh hơn bất kỳ đứa trẻ khác. Tinh thần con minh mẫn, sức khỏe của con tráng kiện là nhờ mẹ đã dựng xây. Con biết, mẹ đã vất vả khi có sự hiện diện của con. Cảm ơn mẹ đã giữ gìn con trong những những ngày tháng thai kỳ vất vả. Con thật sự trân trọng thân này và biết ơn những điều mà mẹ đã cố gắng vì con.  Mẹ ơi, con luôn hiểu rằng ắt hẳn mẹ có lý do riêng của mẹ và con sẵn sàng lắng nghe, chấp nhận bỏ qua tất cả. Dù sẽ có những người quay lưng phê phán rằng mẹ đã bỏ rơi con nhưng con vẫn mong có mẹ và con biết mẹ cũng mong như thế phải không? Tất cả những gì con cần bây giờ là một vòng tay yêu thương của mẹ. Con mong mẹ sẽ quay lại nơi cũ để tìm con. Nơi cũ này, đứa trẻ mà mẹ đã chắt chiu từng giọt sữa ấy đã và vẫn đang chờ mẹ đến. Chúng ta sẽ ôm nhau thật lâu khi gặp lại. Con sẽ cùng mẹ đi hết quãng đường còn lại, lắng nghe những khó khăn mà mẹ đã từng trải qua, dìu mẹ qua những đoạn đường tiếp theo cho đến khi sự sống này không còn nữa. Con sẽ mua hoa tặng mẹ vào những ngày Quốc tế Phụ Nữ, sẽ nấu cho mẹ những món ăn ngon, sẽ kéo chăn và ôm mẹ vào mỗi tối trước giờ đi ngủ. Rồi con sẽ lấy vợ, chúng con cũng sẽ sinh cho mẹ những đứa cháu trai, cháu gái. Tết đến, ngôi nhà của chúng ta sẽ luôn rộn rã tiếng cười mẹ nhỉ. Và mẹ hãy cho con được làm tròn bổn phận của một người làm con, mẹ nhé! Mẹ ơi. Những ngày tháng không có mẹ quả thật con đã rất buồn và cô độc. Nhưng từ lúc hiểu chuyện thì con không còn trách mẹ nữa. Quá khứ đã đi qua, và chúng ta phải sống cho hiện tại để không mất mát ở tương lai. Tuổi thơ của con đã không có mẹ cạnh bên nhưng trong con luôn có giọt máu của mẹ. Đâu có ai lại chối bỏ đi giọt máu đã tạo ra mình đâu hả mẹ. Chặng đường sắp tới của con, con muốn được có mẹ kề bên, cùng con bình thản đi những bước chân thong dong không còn vội vã. Rồi khó khăn nào cũng sẽ qua, chỉ cần có mẹ, có con. Hãy cho con được làm một người con đúng nghĩa, được không hở mẹ? Mẹ, đây là lá thư không biết địa chỉ gửi đến, cũng giống như con trai của mẹ không biết sẽ nương tựa vào ai khi những ngày sắp tới phải rời xa Mái ấm mồ côi này khi bước vào đời. Mọi thứ trước mắt sao hoang mang quá đỗi. Cộng với Tiết trời vào thu, cái se lạnh của đất trời khiến con nghĩ nhiều hơn về mẹ. Nếu mẹ đọc được lá thư này thì hãy về với con mẹ nhé. Còn gì bằng tình thân máu huyết mẫu tử, còn gì hơn tình nghĩa thiêng liêng… Lễ Vu lan cũng đang sắp đến gần, ở đó người ta sẽ cài lên ngực những bông hoa như để nhớ về mẹ và tri ân đối với mẹ. Còn con, con vẫn sẽ chọn cho mình một hoa hồng đỏ thắm, vì con biết, mẹ nhất định sẽ lại về bên con…  Con trai không trách mẹ đâu. Mẹ sẽ trở về bên con mẹ nhé! Con vẫn chờ và thương mẹ thật nhiều! Con trai của mẹ! Mái ấm SG, ngày 13 tháng 08 năm 2020
Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh khánh thành cầu và tặng quà cho đồng bào nghèo xã Tân Đức

Sáng nay, ngày 22/12/2024 tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, Ni sư Thích Nữ Diệu Chánh, Phó Ban Trị sự, Trưởng ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh, phối hợp cùng chánh quyền địa phương tổ chức khánh thành cầu nông thôn và tặng 60 phần quà đến đồng bào xã Tân Đức.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online