Tác Phẩm dự thi “Nguyện Làm Con Thảo” - Tựa đề: "Gửi người phụ nữ phi thường" - Tác giả: Nguyễn Hồng Mơ

GỬI NGƯỜI PHỤ NỮ PHI THƯỜNG

Nguyễn Hồng Mơ

Sinh viên năm 2 Khoa Văn học

Trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHCM

         Con gái  Trúc Nhi và Diệu Nhi gửi Mẹ!

Mẹ có khỏe không? Con viết bức tâm thư này gửi Mẹ vào một đêm mưa gió bão bùng, bồn chồn không ngủ được, con lướt mạng và vô tình thấy mẹ. Nhìn hình ảnh Mẹ khóc (dù chỉ là mấy tấm hình được đăng trên báo), con cũng như muốn quặn thắt lòng.

         Xin phép cho con gọi Mẹ là Mẹ, dù Mẹ chẳng phải là người sinh ra con. Bởi con luôn nghĩ những người Mẹ trên thế gian này đều rất tuyệt vời và không một danh từ nào hay hơn, đẹp hơn có thể thay thế bằng từ “Mẹ”. Mẹ, có lẽ đó là tiếng gọi thiêng liêng nhất, thân thương và ngọt ngào nhất trong cuộc đời mỗi con người. Con chưa từng một lần gặp Mẹ mà Mẹ chắc cũng không biết con là ai? Con chỉ là một cô bé 20 tuổi, biết Mẹ qua các trang mạng xã hội, nhưng từ sâu thẳm lòng mình, con cảm phục và quý mến Mẹ lắm, vì con nghĩ rất ít ai làm được điều phi thường như Mẹ.

        Hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên vì sao Vu lan năm nay con lại không gửi thư cho Mẹ của con mà lại gửi thư cho Mẹ. Mẹ biết không, Mẹ của con hiện giờ cũng đang chăm sóc em con trong bệnh viện. Em con bị hở van tim, nhưng bác sĩ bảo em may mắn chỉ bị nhẹ thôi. Hôm đó em con ngất xỉu và được đưa vào cấp cứu. Mẹ của con chắc là đang bị sốc lắm, chắc là Mẹ đang khóc thật nhiều nhưng người phụ nữ ấy luôn mạnh mẽ để vượt qua mọi chuyện, con biết Mẹ con sẽ như vậy. Con lại là đứa ít nói, ít bộc lộ cảm xúc, nên con chưa từng tâm sự nhiều với Mẹ. Dù vậy, Mẹ của con vẫn luôn ở trong trái tim con, con luôn cố gắng học hành và làm mọi điều tốt nhất để Mẹ được vui.

Người ta cũng hay nói đùa rằng, nếu yêu Mẹ thì về nhà, nói trước mặt mẹ chứ đừng viết những lời hoa mỹ đăng trên mạng xã hội làm gì. Bởi vậy con đợi khi nào mình được về nhà, con sẽ gặp trực tiếp Mẹ và dành nhiều tình yêu thương cho Mẹ của con. Riêng với Mẹ, con lại muốn gửi những dòng tâm tình này, trong giai đoạn rất nhiều người hướng sự quan tâm về hai em, cũng trong giai đoạn mà con nghĩ Mẹ đang gặp nhiều lo lắng, bất an nhất. Con muốn nhân đây an ủi Mẹ. Cố lên Mẹ nhé!

          Con không lấy hình ảnh của Mẹ để mong cầu mình nổi tiếng, con xin lỗi khi chưa xin phép Mẹ, mà con cũng không biết Mẹ có đọc được bức tâm thư này không! Chỉ là khi nhìn thấy hình ảnh Mẹ trên báo, con vô cùng xúc động và thương. Bên cạnh những lời cầu chúc mà mọi người dành cho hai em, con còn đọc được những lời bình luận ác ý, đại loại họ bảo sao Mẹ không bỏ hai bé đi, sinh ra bị tật nguyền như vậy càng khổ thêm. Con tưởng tượng khi Mẹ đọc được những lời ấy, Mẹ sẽ đau lòng rất nhiều. Tại sao người ta có thể nhẫn tâm như vậy nhỉ?. Đức Phật dạy rằng nếu không duyên, không nợ thì làm sao gặp gỡ? Con cái kiếp này cũng là nhân duyên trong một tiền kiếp nào đó, con cái phải có duyên thì chúng mới đầu thai vào nhà mình, nếu chẳng có duyên sẽ đầu thai vào nhà khác. Mẹ là một trong những người Mẹ dũng cảm mà con từng biết. Dũng cảm vì dám giữ lại 2 em, dũng cảm vì dám ký vào tờ giấy chấp nhận cuộc phẫu thuật, dũng cảm vì đã vượt qua những lời dị nghị để nuôi nấng các con. Con như vỡ òa khi đọc được những lời Mẹ chia sẻ trên Facebook:

     Ngày 16/7/2020 (sau ca mổ thành công): "Thế giới này có muôn vàn điều kì diệu và 2 con là điều đặc biệt nhất với mẹ. Từ khi con xuất hiện là mẹ tin rằng không bao giờ mẹ rời xa con, từng ngày con lớn lên rồi lần đầu mẹ được chiêm ngưỡng con qua hình ảnh, 2 thiên thần của mẹ thật xinh đẹp làm sao, lại mạnh mẽ nữa chứ. Ngày ấy bác sĩ nói chỉ xem con có duyên ở lại với ba mẹ không vì con rất yếu ớt và cuối cùng mẹ con mình vẫn là có duyên con nhỉ? Mẹ con ta đã chiến đấu mạnh mẽ và đã hơn nửa đoạn đường rồi, cố lên nhé hai con yêu của mẹ”.

   Ngày 17/7/2020: "Mới thăm hai cục cưng về, thương con lắm. Mẹ không dám nhìn lâu, chỉ xem con ổn là mẹ đi về liền. Cố gắng khỏe mạnh ổn định để mở mắt nhìn ba mẹ nhé hai con yêu. Các bác sĩ và điều dưỡng chăm sóc con rất kĩ, mẹ yên tâm về mọi mặt khi ở đây đợi con. Con vẫn chưa được tỉnh vì con vẫn còn đau lắm và vẫn còn sốt".

     Đó là những lời chân thành, ngọt ngào nhất mà không mấy ai làm được như Mẹ. Con bỗng nhớ đến câu chuyện Đức Phật dạy mà lòng càng thấm thía công ơn sinh thành, dưỡng dục của hai đấng song thân.

      Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử Tất Đạt Đa của tộc Thích Ca, ở thành Ca Tỳ La Vệ. Năm Ngài 16 tuổi, sánh duyên cùng công chúa Da Du Đà La, hạ sanh hoàng nam La Hầu La. Năm 29 tuổi, Ngài từ bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý, rời khỏi kinh thành ra đi tìm đường giải thoát. Trước giờ cáo biệt, thái tử đến nhìn con lần cuối, Ngài nói: “Hãy đợi đến khi ta thành Phật, sẽ trở lại thăm con!”. Nhiều người cảm thấy khó hiểu, không hài lòng trước hành động có vẻ “thiếu trách nhiệm” như thế. Nhưng đằng sau đó là cả câu chuyện dài và ý nghĩa.

Sau khi thành đạo, Đức Phật trở về quê hương, năm ấy La Hầu La vừa tròn 7 tuổi. Khi Đức Phật đến thăm hoàng cung, công chúa Da Du Đà La đưa La Hầu La đến gặp Ngài và dạy: “Này La Hầu La, Ngài chính là cha của con. Con hãy đến xin Ngài ban tài sản cho con”. Cậu bé La Hầu La làm theo lời mẹ, đến đảnh lễ ra mắt Đức Phật. Nhưng khi đến gần, chiêm ngưỡng thân tướng trang nghiêm và dung mạo uy nghi của Ngài, La Hầu La quên bẵng lời mẹ dặn. Cậu chắp tay cung kính và bạch với Đức Phật rằng: “Bạch Sa-môn, chỉ cái bóng của Ngài thôi cũng làm cho con mát mẻ an vui”. Thế rồi cậu bé cứ quấn quýt bên chân Đức Phật cho đến khi Ngài thọ trai xong và rời khỏi hoàng cung trở về ngự uyển. Trên đường theo Đức Phật trở về, bất chợt La Hầu La nhớ lời mẹ dặn, cậu bạch với Đức Phật: “Bạch Sa-môn, xin cho con phần tài sản của con”. Về đến nơi, Đức Phật dạy: “Tài sản trong thế gian chất chứa đầy phiền não. Như Lai sẽ ban cho con gia tài cao thượng gồm bảy phần mà Như Lai đã đạt được dưới cội bồ đề. Con sẽ trở thành chủ sở hữu của một gia tài siêu thế”. Rồi Ngài gọi Tôn giả Xá Lợi Phất làm lễ thế phát xuất gia cho La Hầu La và lãnh trách nhiệm làm thầy giáo thọ dạy dỗ cậu. Lúc La Hầu La 7 tuổi, Đức Phật dạy về đạo đức, lúc 10 tuổi dạy về thiền, lúc 20 tuổi, Đức Phật dạy La Hầu La về tuệ giác giải thoát. Theo đó, quá trình trưởng thành của La Hầu La đã đi đôi với tiến trình giác ngộ của Đức Phật.

          Mẹ ơi, những người cha người mẹ trên thế giới này thật tuyệt vời. Từ câu chuyện của Đức Phật và từ câu chuyện của Mẹ đã làm con tin yêu cuộc đời này nhiều hơn. Khi bên đời còn có những người như Mẹ, con tin chắc chắn những đứa trẻ sẽ luôn được yêu thương và lớn lên dưới vòng tay che chở và tình thương bao la vô bờ bến đó.

        Mưa đã tạnh rồi Mẹ ạ, ngày mai trời sẽ sáng thôi. Tự nhiên con nghĩ ông trời đang khóc thương cùng Mẹ đấy, nhưng ông sẽ làm trời sáng trở lại, sẽ làm mọi chuyện tốt đẹp hơn. Con tin hai em sẽ mau khỏe, sau này khi hai em lớn lên được nhìn lại cuộc phẫu thuật năm nào, rồi hình ảnh Mẹ ngồi ngoài phòng chờ ra sao chắc hai em sẽ tự hào và yêu thương Mẹ nhiều lắm. Mẹ hãy chăm sóc và dạy dỗ hai em thật tốt nha Mẹ. Con xin mạn phép sửa đôi chút một bài thơ của thi sĩ Xuân Quỳnh để gửi đến Mẹ nhân mùa Vu lan báo hiếu năm nay:

Phải đâu mẹ của riêng ai

Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi

Mẹ tuy không đẻ không nuôi

Mà con ơn mẹ suốt đời chưa xong

Giữa ngàn hoa cỏ núi sông

Giữa lòng thương mẹ mênh mông không bờ

Đêm qua ở giữa giấc mơ

Con nhìn thấy mẹ ngồi chờ thâu đêm

Ai ơi chẳng phải đi tìm

Hạnh phúc đơn giản chỉ cần Mẹ thôi

Đớn đau rồi cũng qua rồi

Mẹ nhìn xem nhé, môi em đã cười.

    Hai em đang cười kìa Mẹ, hai em sẽ luôn hạnh phúc và tự hào khi được làm con của Mẹ. Con cái có thể sinh ra không đẹp hay không có hình hài nguyên vẹn, nhưng cha mẹ là người sẽ không vì những điều đó mà vứt bỏ khúc ruột của mình. Mỗi đứa trẻ được sinh ra đã là một món quà, nếu số phận không cho ta con đường bằng phẳng mà thử thách ta bằng những gập ghềnh chông gai, con hy vọng các ông bố bà mẹ sẽ có đủ nghị lực, niềm tin để vượt qua nó. Như Mẹ vậy, thay vì né tránh thì Mẹ chọn chấp nhận và đối diện, trở ngại nào cũng có thể vượt qua, bởi sức mạnh của tình mẫu tử thiêng liêng phải không Mẹ?. Con sẽ câu nguyện cho hai em mau khỏe. Mẹ ơi, cười đi, đừng khóc nữa nhé!.

Yêu Mẹ thật nhiều như yêu Mẹ của con!

Bài dự thi của tác giả Nguyễn Hồng Mơ qua giọng đọc của MC Kim Ngân
Download Android Download iOS
Ninh Bình: Lễ khởi công xây dựng quần thể Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính

Ngày 17/11/2024 tức ngày 17/10/ Giáp Thìn, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình, chùa Bái Đính cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng quần thể  Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính - xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online