Tác Phẩm dự thi “Nguyện Làm Con Thảo” – Tựa đề: “Lời muộn màng con thương gửi Mẹ” – Tác giả: Thích Nữ Diệu Hương

LỜI MUỘN MÀNG CON THƯƠNG GỬI MẸ

 

Thích Nữ Diệu Hương

  “Năm xưa tôi còn bé Mẹ tôi đã qua đời Lần đầu tiên tôi hiểu Thân phận trẻ mồ côi.   Quanh tôi ai cũng khóc Im lặng tôi sầu thôi Mặc dòng nước mắt chảy Là bớt khổ đi rồi   Hoàng hôn phủ trên mộ Chuông chùa nhẹ rơi rơi Tôi biết tôi mất mẹ Mất cả một bầu trời ” (Mất mẹ. Thơ Xuân Tâm)   Lần đầu tiên đọc những dòng này là khi con được xem cuốn nhật ký của đứa bạn cùng lớp. Có thể đây là những câu thơ bạn ấy vô tình đọc được ở đâu đó rồi chép lại. Thế nhưng từng câu từng chữ thấm thía vô cùng, gợi lại trong con về hình bóng mẹ. Con cứ bị ám ảnh bởi câu: “Hoàng hôn phủ trên mộ/Chuông chùa nhẹ rơi rơi”. Con nghe ra điều gì trống trải, mênh mông, và lạnh lẽo lắm. Con lại mường tượng hình ảnh đứa bạn bằng tuổi con năm đó (15 tuổi), đóng chặt cửa phòng, khóc cho nỗi buồn mồ côi. Và nghe môi mình mặn ướt... Con người chúng ta luôn có thói quen không biết trân quý những gì đang hiện hữu, cộng thêm sự bồng bột của tuổi trẻ, chạy theo những cuộc chơi mà quên đi sau lưng mình còn có hình bóng của người mẹ hiền tần tảo sớm hôm. Hôm nay, mùa Vu lan sắp về, lòng con khắc khoải nhói đau khi nhớ về hình ảnh mẹ hiền nơi quê nghèo lam lũ, mỗi ngày vẫn mong ngóng con xa. Mẹ con là một người phụ nữ bình thường, nhưng với con mẹ là người rất phi thường. Mẹ chính là bến bờ vững chắc để con tựa vào mỗi khi mỏi mệt. Một điểm tựa được dựng lên bằng tình cảm thiêng liêng, bằng trái tim chưa bao giờ hết lo lắng cho những đứa con nhỏ bé của mình. Đời mẹ lắm long đong vất vả, một lòng một dạ chỉ mong con sống vui với đời, an nhiên với đạo. Ngày theo ngày con lớn lên, con không còn là đứa con nhỏ bé lúc nào cũng đòi mẹ nữa. Con biết vui đùa cùng bạn bè và cũng từ ngày ấy con dần xa rời vòng tay mẹ. Đôi lúc con thấy mẹ là sự phiền hà, mẹ cứ lải nhải suốt ngày, hết cấm cái này, rồi không được làm cái kia, cũng có lúc con đã ước giá như mình không có mẹ trên đời. Con đã từng nghĩ, nếu như mẹ không còn, có thể con sẽ thoải mái sống theo ý thích, làm những điều con muốn mà không lo bị mẹ la rầy, chỉ trích. Khi lớn lên rồi con mới bàng hoàng hối hận, không còn mẹ, con vẫn sẽ sống tiếp phần đời còn lại của mình, nhưng đến khi bị cuộc đời bạc đãi, con sẽ về đâu, điểm tựa đời con đã không còn, vậy còn ai an ủi, vỗ về, động viên con những lúc gió táp phong ba. Con vẫn nhớ như in hình ảnh ngày ấy, ngày con trốn học đi tụ tập với bạn bè và rồi để nhà trường phải gọi về nhà. Lúc đó con tự cho mình cái quyền đúng, con nghĩ con đã đủ lớn để hành xử như vậy. Nhưng khi nhìn thấy hình ảnh mẹ khóc rưng rức trong phòng chờ giáo viên, con mới thấy mình bất hiếu nhường nào. Đời mẹ đã quá khổ cực lao đao vì chúng con, lao đao vì thế sự đổi thay, lao đao vì biết bao người ngoài kia cố tình làm mẹ khổ. Thế mà con không hiểu, con vẫn vô tâm, dửng dưng, lạnh lùng, không thèm để ý, con nghĩ mẹ phiền đến cuộc sống riêng của con. Mẹ có thể không hoàn hảo, nhưng mẹ lại luôn dành những thứ tốt đẹp nhất cho con, bao dung cho biết bao lầm lỗi con tạo ra. Khi còn bé, con luôn thấy bực mình về việc mẹ cứ ép con học suốt ngày, mẹ nghiêm khắc với con. So với bạn cùng trang lứa, con học nhiều gấp đôi, mẹ luôn muốn con phải đứng đầu lớp, luôn muốn con là đứa nổi trội. Nhiều lúc áp lực quá, con thấy hận mẹ vô cùng, hận mẹ vì áp đặt cuộc sống của con, thấy bạn bè học xong đi chơi, còn con học xong lại về nhà học, con thấy tủi thân, ức chế cực kì. Con đã từng nghĩ mình không phải con ruột của mẹ. Mẹ của người ta luôn nói những lời dễ nghe, luôn yêu chiều họ hết mực, còn con... Rồi lên cấp 2 con học ở trường huyện. Ngày đầu mẹ chở con lên trường mới, con thấy mẹ cứ cười suốt, mẹ nói mẹ tự hào về con. Học xa nhà, với con chỉ còn là những giờ học thêm mệt lả, mẹ cũng bận rộn chạy theo cơm áo gạo tiền để lo cuộc sống cả gia đình. Ngoài lúc ăn cơm sáng và tối thì hầu như con và mẹ chẳng nhìn thấy mặt nhau. Nhiều lúc vì áp lực thi cử mà con hằn học và thậm chí là bực dọc với mẹ, nhưng những lần như vậy con chỉ thấy mẹ im lặng, mẹ cứ nhìn con lặng thinh. Mỗi sáng thức giấc đã thấy mẹ chuẩn bị sẵn kem đánh răng, bàn chải, khăn mặt và quần áo để con tươm tất đến trường. Con học xa nhà nên đi xe bus, thường ngày con phải ra bắt xe từ lúc 5h30 sáng, thế nhưng mẹ luôn là người đưa con ra đó. Ngày nào cũng vậy, mẹ luôn dậy sớm hơn con để chuẩn bị bữa sáng và phần ăn trưa cho con mang theo. Thế nhưng con lại dửng dưng, cho đó là trách nhiệm, là bổn phận mà một người mẹ phải làm. Đến khoảng đầu lớp 8, giai đoạn này con ít nói hẳn, thường trầm ngâm vì tuổi mới lớn, con không còn vâng lời mẹ như trước nữa. Lúc này con thấy mẹ cũng ít nói hẳn đi, con thấy nhiều hơn những nếp nhăn nơi khóe mắt. Có hôm đang ngủ, con vô thức nghe thấy tiếng nấc trong nghẹn ngào của mẹ. Có lẽ là do mẹ đã mệt nhoài với cuộc sống bận bịu ngoài kia. Có những hôm mẹ buồn chuyện gì đó rồi mẹ tâm sự với con, nhưng con chỉ biết cắm đầu vào cái máy tính mà không thèm hỏi han hay động viên mẹ nửa lời. Con biết những lúc buồn chán, mẹ chỉ mong có người hỏi thăm hay đơn giản khẽ ôm là mẹ đỡ tủi hờn. Mẹ thường rất hay ôm con vào lòng như ngày con bé, thế nhưng khi lớn lên con thấy xấu hổ về điều đó nên đã không cho mẹ làm như vậy. Những lúc như thế con chỉ né đi và rồi con thấy mẹ khựng lại một nhịp, con biết lỗi nhưng vẫn tặc lưỡi cho qua. Ngày còn bé, khi được mẹ đèo đi học, con thường ôm sau lưng mẹ, rồi tựa đầu vào mà hát nghêu ngao, nhưng khi lớn hơn một chút con đã chẳng đủ can đảm ôm mẹ như ngày xưa nữa, con sợ bạn bè chế giễu mình. Những người phụ nữ khác có cả vợ chồng, lo cho con cái ăn học còn chưa đủ, vậy mà mẹ một thân một mình lo lắng mọi thứ cho con, chắc hẳn mẹ đã vất vả quá rồi, vừa đóng vai mẹ, vừa phải đảm nhận vai trò của một người cha, mẹ đã phải làm việc gấp hai lần người khác để cho con có cuộc sống an nhàn, không phải lo cơm áo gạo tiền như những đứa trẻ đồng trang lứa. Mẹ quên trưng diện cho bản thân, quên mất mình cũng là một người phụ nữ yếu đuối, mẹ gạt đi những tổn thương trong hôn nhân, mẹ quên nỗi đau bị ai đó dằn vặt, hằn học, mẹ cố tỏ ra mình mạnh mẽ để con nương tựa vào. Bởi nếu yếu đuối thì con sẽ nương tựa vào ai. Ngày hôm ấy khi nhìn mẹ trong viện con mới thấy bản thân đã quá vô tâm với những đắng cay mà mẹ phải chịu đựng. Xét cho cùng, ngày xưa mẹ cũng là đứa con gái quý báu của bà ngoại, cũng được yêu chiều như bao người khác. Nhưng giờ đây mẹ đã phải gồng mình lên để làm điểm tựa vững chắc cho con của mình. Từ ngày ấy con thấy thấm thía hơn nỗi khổ cực của mẹ. Mẹ ơi, con thấy ân hận vô cùng. Nếu như ai đó cho con một điều ước và hỏi con ước gì, con sẽ không ngần ngại trả lời: “ước cha mẹ sống đời với con”. Mùa Vu lan năm ấy, con hãnh diện cài trên ngực áo mình bông hoa đỏ, bông hoa gợi nhắc cho sự may mắn của con khi còn có cả cha và mẹ. Thế nhưng con vẫn rơi nước mắt bởi những tổn thương đã gây ra cho mẹ, khiến mẹ buồn nhiều. Mẹ đã dành cả thanh xuân của mình để đổi lấy tuổi trẻ căng tràn sức sống cho con. Nghe đĩa thuyết giảng, quý thầy dạy: “Các con còn cha còn mẹ phải biết trân quý cha mẹ, hãy nói những lời yêu thương với cha mẹ khi Người đang hiện hữu”. Nghe vậy thôi mà tự dưng lòng con quặn lại. Con chợt nhận ra câu nói “con yêu mẹ” đã từ rất lâu con chưa dám thổ lộ. Trong Kinh Tăng Chi có ghi: “Có hai hạng người, này các Tỳ Kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai. Là mẹ và cha. Nếu một bên vai cõng cha, một bên vai cõng mẹ, làm vậy cho đến trăm tuổi, nếu đấm bóp, thoa nước tắm rửa, thoa gội, và dầu tại đấy có vãi tiểu tiện, đại tiện như thế nào, này các Tỳ Kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao? Vì rằng, này các Tỳ Kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng con khôn lớn, giới thiệu con vào đời”. Bản thân con tự nghĩ mình còn phàm phu, nay nhận ra lầm lỗi chỉ biết quy hướng về ba ngôi báu phát lồ sám hối. “Hiếu hạnh đứng đầu trăm hạnh tốt. Hiếu cảm đến trời thì mưa hòa gió thuận, hiếu cảm đến đất thì muôn vật hóa sinh, hiếu cảm đến người thì mọi phúc tăng trưởng”. Từ ngày ấy con ý thức rõ hơn về đức hiếu hạnh và rồi lâu dần con bén duyên với Phật pháp.   Sau khi lên cấp ba, con quyết định đi xuất gia, những mong báo đáp công ơn cha mẹ. Có những lúc buồn vui nơi chốn thiền môn, suy nghĩ lại những kỉ niệm thời xưa đó, quả thực con thấy mẹ chính là chốn quay về yên bình nhất, là nơi nương tựa vững chãi nhất. Cuộc đời đôi khi không bao dung lỗi lầm của con như mẹ. Nhiều khi tưởng chừng con chẳng thể đứng vững với xã hội ngoài kia, nhưng khi nghĩ đến mẹ, nhớ mẹ thật nhiều, nhớ bữa cơm mẹ nấu, nhớ cái ôm âu yếm năm nào. Và cũng chính mẹ là nguồn động lực để con vươn lên với đời, vui với đạo. Có một bài thơ như thế: “Con đi đâu, con về đâu, Cuộc đời của mẹ là câu trả lời. Cho con nỗi nhớ không rời, Cho con ấm cả chân trời nắng lên. Ngày về tóc mẹ bạc thêm, Mong con chân cứng đá mềm phương xa, Đôi khi nhìn ráng chiều tà, Dường như thấp thoáng quê nhà nhớ thương. Nhớ thương xin được hát thầm, Lời ru của mẹ ngàn năm mãi còn” Khi con đọc qua những dòng thơ này, con càng cảm thấy thương mẹ nhiều hơn. Con hạnh phúc vì con còn có mẹ, như vậy con đã hơn biết bao người ngoài kia. Mẹ ơi, hôm nay khi con viết ra những dòng này, con thực lòng muốn nói hai từ “xin lỗi”. Con biết không bao giờ là quá muộn cho một người biết nhận ra cái sai của mình, thế nhưng con vẫn rất ân hận vì đã không nhận ra sớm hơn. Mùa Vu lan về, ngưỡng nguyện ơn trên Tam bảo, cầu chúc mẹ những điều tốt đẹp nhất, con mong sao mẹ có thể an yên với đời, bình thản với cuộc sống này. Con sẽ làm đúng theo hạnh hiếu của Phật, chỉ mong đền đáp được công ơn trời bể trong kiếp này của mẹ. “Đêm đêm con thắp đèn trời. Cầu cho cha mẹ sống đời với con”. Con thực sự hạnh phúc vì được làm con của mẹ. Cầu cho những điều tốt đẹp sẽ đến với mẹ của con. Thương gửi mẹ! Video bài dự thi của tác giả Thích Nữ Diệu Hương qua giọng đọc của Phật tử Giác Diệu Thanh: &feature=emb_logo  
Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh khánh thành cầu và tặng quà cho đồng bào nghèo xã Tân Đức

Sáng nay, ngày 22/12/2024 tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, Ni sư Thích Nữ Diệu Chánh, Phó Ban Trị sự, Trưởng ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh, phối hợp cùng chánh quyền địa phương tổ chức khánh thành cầu nông thôn và tặng 60 phần quà đến đồng bào xã Tân Đức.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online