Tác Phẩm dự thi “Nguyện Làm Con Thảo” – Tựa đề: “Má Có Nghĩa Là Thương” – Tác giả: Chúc Thiệu

Má Có Nghĩa Là Thương

Chúc Thiệu
Ngày… tháng… năm…
Nghĩ về má. Nghĩ hoài. Tôi thấy má mình thiệt giỏi: thời khó khăn đó, sao
có thể một mình “vượt cạn”, rồi cùng ngoại nuôi tôi lớn, cho đi học, rồi mười mấy
năm qua “chịu đựng” xa tôi, vào ra thui thủi một mình...
Làm sao mà má tôi có thể nuôi thằng con sanh ra chưa đầy hai ký: dì Ba,
mợ Bảy tôi mỗi lần nhắc lại vẫn rùng mình – “hồi nớ bây sinh ra bằng cái chai, da
nhăn trúm...”.
Làm sao má có thể chăm tôi trong vài tuổi đầu với ghẻ lở khắp người. Tôi
vẫn nhớ lời ngoại kể: áo con mặc nước ở vết thương ra dính vào chỗ ghẻ lở, mỗi
lần thay đồ là rướm máu. Rồi ngoại nói: nhìn thương lắm, đau lòng, tưởng chết
không.
Làm sao má tôi có thể canh cho tôi qua những mùa đau (phải nói là mùa
chứ không phải chỉ vài ngày) khi tôi cứ nóng sốt, đau bụng này kia cả tháng trời...
Làm sao má có thể dũng cảm để tôi rời quê với số tiền gom góp mượn vay
được hơn 2 triệu cho lộ phí đường dài từ Quảng Nam tới Sài Gòn cách đây 18
năm, khi tôi mới 18 tuổi còn lơ ngơ, nhút nhát... Tôi nghĩ, không bà mẹ nào nỡ để
con mình đi như thế (trong cái thời liên lạc khó khăn) nếu bà không tin con, không
vì ước mơ của con - bay tới chân trời mới...
Và, không chỉ lo cho tôi, má tôi còn lo cho ngoại tôi lúc ốm đau, đêm mùa
đông lạnh rét với mẻ than hồng để dưới đuôi giường mỗi đêm...
Công sinh-dưỡng của má, tôi nghĩ không gì sánh nổi vì bao tháng ngày cơ
cực đó, má đã vượt khó một mình, mang thai và nuôi con theo diện “đơn thân” (bất
đắc dĩ). Việc một người cha mang nghĩa sanh thành tôi nghĩ không giản đơn chỉ là
làm cho đứa trẻ được tạo hình mà phải là cùng người mẹ đứa trẻ ấy chắt chiu từng
tháng, từng ngày, cùng trải qua những cơn ốm nghén, hồi hộp chờ con chào đời,
nâng niu nhìn đứa con ấy chập chững trưởng thành bắt đầu bằng những bước đi,
những lúc bập bẹ...
Vì thế, đối với tôi, má cũng là một phần của ba, ngoại tôi cũng là một phần
của ba - vào vai ba.
Nên tôi không bao giờ muốn má buồn hay phải tổn thương vì tôi, vì những
điều tôi làm...
Nghĩ về má khi tôi sắp chạy ù về nhà, ôm má, kêu “má ơi, con về rồi nè...”
mà biết ơn má, vô vàn! Vì má còn đó để tôi có chốn quay về…
Ngày… tháng… năm
Nhớ má. Hôm qua, tôi đọc được đoạn viết ngắn - nói về sự trưởng thành -
đại ý rằng, hồi nhỏ, má sai đi mua thứ gì đó, giá 50 ngàn đồng, về lúc nào cũng kê
khai 70 ngàn để “kiếm lời” 20 ngàn; lớn rồi, mua gì đó tặng má, giá gần triệu thì
lúc nào cũng bảo có trăm mấy, hàng giảm giá mà má (vì biết khai đúng giá thể nào
má cũng tiếc).
... Hồi xưa, ra đường bị bạn bè đánh, lúc nào cũng về méc má, còn méc cho
“dữ” lên để được má lo lắng; bây giờ đi xa, gặp quá trời trắc trở trên đường đời,
nhiều khi buồn dữ thần ôn lắm nhưng gọi về nhà lúc nào cũng nói với má, con
khỏe, bình an...
Và đoạn viết ấy kết luận, sự trưởng thành chính là ở chỗ đó, ở chỗ con
người ta biết nghĩ đến người thân với sự gánh vác, yêu thương, chịu đựng để có thể
giữ cho ba, cho má mình sự bình an trong tâm hồn, không còn phải lo nghĩ về mình
nữa.
Ba má đã già rồi, mình sống tốt là một món quà mang tên “trưởng thành”,
để ba má có thể tin tưởng, không bận lòng vì mình.
Đọc đoạn chia sẻ ngắn mà xúc động quá chừng. Rồi cũng nhớ má quá
chừng.
“Lâu rồi, có lẽ mình chưa kể cho má nghe những trúc trắc trong cuộc sống,
cũng vì lẽ sợ má lo”, bạn kể, dù “cuộc sống sao không có lúc chông chênh”. Mình
nghe bạn kể nên thấy... thương bạn nhiều, vì hiểu bạn thương má bạn. Bạn cũng có
hoàn cảnh na ná mình, có lẽ vì thế mà dễ đồng cảm, dễ thương được nhau!
Mình cũng thiệt sự thương những người con có hiếu. Vì đó là đạo đức căn
bản. Khi có hiếu, người con đó sẽ biết giữ mình, biết sống tử tế, vì biết, đối với ba
mẹ - không có món quà nào quý hơn sự bình an của con cái.
Thi thoảng, trong cuộc sống có những chuyện trùng hợp đến cùng một lúc,
có những người xuất hiện kịp lúc, để lắng nghe và cùng đi qua những đoạn đường
ngắn, dài (tùy duyên). Ví dụ như bạn, như câu chuyện mình tình cờ đọc được khiến
mình nhớ má...
Ngày… tháng… năm…
Má đã an lành. Chiều 26-6-2020, hai má con rời bệnh viện sau một ngày
chạy lên, chạy xuống, chạy qua, chạy về, rồi đầu giờ chiều quay trở lại - và đã thở
nhẹ khi nghe bác sĩ giải thích: kết quả nội soi vậy là không sao, tuổi này cô bị như
thế là bình thường. Rồi bác kê toa, kêu uống hai tuần...
Trên đường về, má kể, hồi sáng vô phòng nội soi đại tràng - trực tràng đã
niệm Quan Âm miết cho đến khi chìm vào “giấc mê” (vì thủ thuật này cần mê một
chốc). Tôi hỏi, lâu lâu vô Sài Gòn mà “đi chơi” ở bệnh viện hoài, chắc mệt hỉ? Má
cười cười (cũng kiểu bẽn lẽn của “em chưa 18”) rồi cho biết: mà đi ri cũng vui, vì
xong rồi mình biết bịnh, rõ sức khỏe để khỏi suy nghĩ về nó...
Thực ra, những ngày vô-ra bệnh viện cũng là dịp để mình nhìn ngó cuộc
sống đầy những niềm đau và hội tụ ngay trong bệnh viện. Những nỗi khổ do bệnh,
do tai nạn hoặc do không tiền mà sức khỏe có vấn đề phải vào chốn ấy... đều hằn
trên từng gương mặt lướt qua nơi hành lang bệnh viện, trong ghế chờ trước phòng
khám. Họ “nói” với mình rằng, ai rồi cũng có “cơ hội” vô đây để “trải nghiệm”,
nên đừng cười ai bệnh đau hết, và nhớ tích cực chia sẻ trong khả năng với người
bệnh.
Không ai cần an ủi nhiều như bệnh nhân. Rứa mà có nhiều người trị bệnh
đôi khi lại làm bệnh nhân đau thêm bởi những ngôn ngữ khó nghe nơi hành lang,
phòng khám khi có kha khá người bệnh lơ ngơ hoặc chưa rõ quy trình...
Và, theo má vào ra bệnh viện mới thêm lần nữa thấm thía thông điệp cuộc
sống: không gì quý bằng sức khỏe hay sức khỏe là vàng, quý hơn vàng. Khi còn
khỏe con người mong ước đủ chuyện, bon chen đủ chỗ nhưng khi vào chung chỗ
(bệnh viện), con người ta chỉ mong mỗi một việc: được khỏe lại hoặc khỏe lên dù
chút đỉnh.
Rời khỏi bệnh viện, má mừng nhưng má cũng trăn trở giống mình, rằng nơi
góc nào đó trong khuôn viên bệnh viện, bao người đang đau, đang khổ, bao người
thắc thỏm âu lo chờ kết quả, chỉ mong âm tính hoặc mong bác sĩ kêu vô nói, siêu
âm - nội soi - chụp phim... kỹ rồi, không sao, về ăn uống đầy đủ là khỏe...
Dòng cuối, cảm ơn má đã an lành, mong má khỏe và an...
Mời quý vị cùng lắng nghe tác phẩm "Má có nghĩa là thương" qua giọng đọc của nhà Báo Lưu Đình Long:
Download Android Download iOS
TP.HCM: Ban Trị sự PG cùng các Ban, Ngành Quận 3 và Công an Quận 10 chúc Tết Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội

PSO - Sáng ngày 20/1 năm 2025 (nhằm ngày 21/12 năm Giáp Thìn), tại Thiền viện Quảng Đức, số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, đã diễn ra một buổi gặp gỡ chúc Tết giữa chư Tôn đức lãnh đạo Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cùng các phái đoàn của Ban Trị sự Phật giáo Quận 3, Quận ủy, UBND, MTTQ Quận 3

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online