Tác phẩm dự thi “Nguyện Làm Con Thảo” – Tựa đề: “Vu Lan Có Mẹ Cha” – Tác giả: Lê Văn Hoài

VU LAN CÓ MẸ CHA

Lê Văn Hoài
Hôm nay đã bước vào đầu tháng sáu Âm Lịch. Những giọt mưa tí tách cũng bắt
đầu rơi ngoài hiên. Những chùm phượng vĩ đỏ thắm đã bắt đầu đua nhau nở rộ. Thế là
chúng ta lại sắp đón chào một mùa Vu lan nữa. Tháng bảy lại về, Tháng Vu lan lại
đến trong không khí trầm mặc giữa những ngày đầu thu. Tất cả chúng ta - những
người con đều chạnh lòng khi nghĩ về Cha, về Mẹ. Về những công ơn sanh thành của
họ dành cho mình. Con không hiểu sao lại trằn trọc suy nghĩ và cứ bùi ngùi xúc động
khi nghĩ về Cha và Mẹ. Chắc có lẽ bởi tấm lòng bao la của Mẹ, tình thương vô bờ bến
của Cha mà những giọt nước mắt của con lại rơi lúc nào không biết.
Ôi! Cha Mẹ - hai tiếng sao nghe thân thương quá. Khi ai đó nhắc đến Cha, đến
Mẹ, lòng con lại bồi hồi khó tả về những cảm xúc ấy. Có phải chăng trong trái tim của
chúng ta, Mẹ luôn là hình ảnh đẹp nhất, là quê hương, là dòng sữa dịu hiền, thanh mát.
Còn Cha, như hình ảnh ẩn dụ về bóng cây, luôn che chở cho con nhỏ dại khờ, luôn là
điểm tựa vững chắc cho con mỗi khi con buồn. Tình thương của Cha Mẹ như mạch
nguồn dòng suối, ngọt ngào không bao giờ cạn. Cả cuộc đời, Người chỉ sống cho đàn
con của mình, luôn âm thầm, lặng lẽ hy sinh để chúng con có được tương lai tươi sáng
và hạnh phúc nhất.
Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, Mẹ phải chịu bao nhọc nhằn vất vả.
Khi con chào đời và trưởng thành là cả một quãng thời gian dài đằng đẵng. Chỗ ướt
Mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. Ba năm ẵm bồng cùng với những dòng sữa ngọt ngào đã
nuôi lớn con trẻ. Những lúc con thơ ốm, Mẹ phải thức trắng đêm thâu để cho con có
được giấc ngủ say nồng, còn Cha luôn bên con, dõi theo con từng giây, từng phút.
Phải chăng, Người chính là những vị bác sĩ, thầy thuốc tuyệt vời mỗi khi con ốm đau.
Có lẽ, cả cuộc đời này, Mẹ Cha chỉ dành trọn tất cả cho con mà không cần bất kỳ điều
kiện gì. Ca dao có câu:
“Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”
Đến cả: Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Con nhớ lắm, hình ảnh người Mẹ hiền tần tảo sớm hôm, luôn lo lắng và chăm
sóc con từng chút một. Con nhớ lắm, nhớ lắm những ngày gian lao, vất vả, hy sinh,
chịu đựng và tình yêu thương mà Mẹ đã dành cho con để con khôn lớn từng ngày.
Nhớ lắm những ngày ấu thơ, con nô đùa ngoài sân nhà, nhìn Mẹ ngắt từng ngọn rau,
hái từng trái bí, trái bầu. Nhớ lắm những bữa cơm nơi quê nghèo, được quây quần bên
nồi cơm nhỏ cùng với Mẹ Cha. Vẫn còn đó, trong từng chén cơm con dùng, nào là
tôm, là tép, là thịt. Còn chén cơm của Mẹ, của Cha toàn là rau, là quả. Con nào biết
rằng, Người luôn dành những gì tốt nhất cho con. Nhớ lắm những lần giận hờn vì bị
đòn roi của Mẹ bởi ham chơi, không chịu viết bài. Nhớ lắm những đêm mưa, con cất
tiếng khóc vì sợ hãi.
Vẫn còn đó hình ảnh người Cha già luôn cố tỏ ra cứng rắn để dạy dỗ con.
Nhưng luôn nhẹ nhàng khuyên dạy con từng chút một. Nhớ lắm những lần Cha chạy
khắp nơi tìm thuốc vì con đau bệnh. Những lần dầm mưa để bắt từng con tôm, con tép
cho con có được bữa cơm thật đủ đầy nơi quê nghèo. Cha của con là một người Cha
không biết đến iphone, không biết sử dụng zalo, facebook, nhưng Cha luôn là người
đầy tâm lý và khéo léo trong cách dạy con. Cha dạy con những bài học đáng giá về
cách sống và làm người. Cha luôn theo dõi con trên mọi bước đường con đi. Cha luôn
nhắc nhở con phải sống làm sau cho đúng lễ nghĩa.
Còn Mẹ của con là một người Mẹ nơi chốn quê nghèo, cách xa thành thị xa
hoa. Con chỉ ước mình lớn thật nhanh, để có thể làm điểm tựa vững chắc cho Mẹ.
Những vết nhăn đã hằn lên mắt Mẹ, đôi bàn tay kia chẳng còn mềm mại như ngày
nào, thay vào đó là những vết chai sần, mái tóc của Mẹ đâu đó đã len lỏi những màu
bạc trắng. Phải chăng, đó là dấu hiệu để báo cho con biết rằng, Mẹ đã già, chẳng có
thể sống mãi cùng con.
Mẹ ơi! Có phải chăng, khi sinh con ra và nuôi con khôn lớn, mẹ đã mất cả tuổi
thanh xuân của mình? Từ lúc con tượng hình trong bụng, mẹ đã phải khó chịu bởi
những lần “ốm nghén”, những lần “con trồi, con đạp”, Người chẳng những không
than trách mà lại hạnh phúc khi nhìn thấy con khôn lớn, khỏe mạnh từng ngày. Tất cả
những hình ảnh ấy như nhắc nhở mỗi chúng ta phải ghi lòng tạc dạ. Ai có mặt trên đời
mà không do Mẹ sinh ra, không do Cha nuôi dưỡng? Ai sinh ra mà không nhờ ơn
Cha, nghĩa Mẹ?
Cảm ơn Cha Mẹ! Vì tuy Cha Mẹ không giàu sang như những Mẹ Cha khác.
Nhưng Cha Mẹ đã yêu thương và dạy bảo con bằng cả tấm lòng bao la của mình. Cảm
ơn những năm tháng quá vất vả của Cha Mẹ để chúng con cùng cố gắng và có được
định hướng đúng đắn, nỗ lực hết mình cho tương lai. Ngần ấy năm con học Đại học
cũng là khoảng thời gian Cha Mẹ phải thức khuya, dậy sớm để cố gắng tìm mọi
phương kế mưu sinh. Ấy vậy mà thời gian trôi qua nhanh quá, giờ đây, con đã hoàn
thành ước mơ của mình là trở thành một “Kỹ sư hóa học”.
Mẹ của con, dù trong cuộc sống này, con thành công hay thất bại, thì con biết
Mẹ luôn dõi theo và luôn động viên khích lệ con, luôn mở rộng vòng tay đón con trở
về - nơi mà có tình thương vô bờ bến của Mẹ, của Cha. Bởi lẽ:
“Con dù lớn vẫn là con của Mẹ
Đi suốt cuộc đời, lòng mẹ vẫn theo con”
Cha Mẹ luôn là người duy nhất, không rời bỏ con. Con xin lỗi, vì đã nhiều lần
làm Cha Mẹ buồn, Cha Mẹ khóc. Con xin lỗi, vì con đã để Cha Mẹ phải lao tâm, lao
lực vì con. Cha Mẹ ơi! con sẽ trân trọng mãi giây phút được ở bên cạnh Người, cùng
quây quần và vui cười bên Cha Mẹ. Con ước, con sẽ có nhiều thời gian để ở mãi bên
Cha Mẹ. May mắn thay, khi mùa Vu lan năm nay. Con vẫn còn cài lên ngực áo mình
màu hoa đỏ thắm. Để nhắc nhở bản thân phải yêu thương, hiếu kính Cha Mẹ nhiều
hơn.
Cuộc sống vẫn luôn tấp nập, xô đẩy chúng ta đến một chân trời nào đó, nhưng
Cha Mẹ vẫn mãi là bờ vai vững chắc. Một mùa Vu Lan nữa lại về, mỗi người dường
như đều dành cho mình một khoảng lặng để nghĩ về chữ hiếu và đau đáu nỗi niềm báo
hiếu Cha Mẹ. Nhưng đừng đợi đến ngày lễ Vu lan mới tỏ lòng thành tâm kính hiếu
Cha Mẹ, hãy biến mọi ngày trong năm đều là ngày Vu lan báo hiếu. Vì suy cho cùng,
chúng ta chẳng thể sống mãi bên cạnh Mẹ Cha, hãy biết trân trọng những phút giây
quý giá mang tên “gia đình” khi còn có thể:
“Đêm đêm con thắp đèn trời
Cầu cho Cha Mẹ sống đời với con”
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Ma Ha Tát!
Video bài dự thi của tác giả qua giọng đọc của MC Phạm Nghĩa:
Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh khánh thành cầu và tặng quà cho đồng bào nghèo xã Tân Đức

Sáng nay, ngày 22/12/2024 tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, Ni sư Thích Nữ Diệu Chánh, Phó Ban Trị sự, Trưởng ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh, phối hợp cùng chánh quyền địa phương tổ chức khánh thành cầu nông thôn và tặng 60 phần quà đến đồng bào xã Tân Đức.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online