Các hoạt động văn hóa trong Đại lễ Vesak 2025

Nghe đọc bài:

 

ỦY BAN TỔ CHỨC QUỐC GIA ĐẠI LỄ VESAK LIÊN HỢP QUỐC 2025

BAN VĂN HÓA 

=====

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01/5/2025

TÀI LIỆU

CUNG CẤP THÔNG TIN BÁO CHÍ 

 A. GIỚI THIỆU TỔNG THỂ ĐỀ ÁN

Thực hiện Chương trình tổng thể đã được Chính phủ và Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc ICDV chấp thuận. Ban Văn hóa Trung ương đã được Hội đồng Trị sự GHPGVN và Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak 2025 giao thực hiện 7 đề án: 

 1. Chương trình nghệ thuật. 

 2. Triển lãm văn hoá Phật giáo.

 3. Triển lãm trên không. 

 4. Văn hóa trà Việt (Trà đạo).

 5. Hoa đăng cầu nguyện hòa bình.

 6. Lễ hội Văn hóa (hội chợ).

 7. Quà tặng Đại biểu.

Các hoạt động văn hoá trong Đại lễ Vesak 2025, nhằm tôn vinh và lan toả hình ảnh, tư tưởng cao đẹp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni; Đồng thời, cũng là dịp giới thiệu những giá trị văn hoá đặc trưng của Phật giáo và dân tộc Việt Nam đến với cộng đồng trong và ngoài nước.

 B. GIỚI THIỆU CỤ THỂ CÁC ĐỀ ÁN

 I. Chương trình Nghệ thuật 

1. Chương trình nhạc kịch cải lương “CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT”: 

 a. Thời gian, địa điểm:

- Thời gian: Từ 19:00– 21:00, ngày 03/5/2025.

- Địa điểm: Công viên Láng Le, Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP. HCM.

- Quy mô: 3.000 – 5.000 khán giả tham dự.

- Phát sóng trực tiếp: Đài truyền hình An Viên, Phật sự online.

 b. Tổ chức thực hiện:

  • Chỉ đạo chương trình: Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN. 

  • Tổng đạo diễn: Cư sĩ Tuệ Quang

  • Ban nhạc thực hiện: Hương Sắc Bồ Đề 

+ NSƯT Vân Môn

+ NSƯT Hoàng Kha

+ NSƯT Duy Kim

+ NSƯT Huỳnh Tuấn

+ Nhạc sĩ Hoài Thanh

  • Đạo diễn hình ảnh: Nguyễn Lê Hoàng (công ty Bluesky led)

  • Biên đạo múa: Dung Thân (nhóm múa Hương Sắc Bồ Đề)

 c. Nghệ sĩ tham gia:

- Tác giả và đạo diễn chương trình: cư sĩ TUỆ QUANG

- NSƯT LÊ TỨ vai Vua Tịnh Phạn

- NS HÀ NHƯ vai Hoàng Hậu Ma Ha Ba Xà Ba Đề (kế mẫu)

- NSƯT ĐÀO VŨ THANH vai Thái Tử Tất Đạt Đa – Đức Phật

- NS NHẬT NGUYÊN vai Xa Nặc – Kiều Trần Như

- NS KIM LUẬN vai Công Chúa Da Du Đà La

- NS DƯƠNG KIM TIẾN vai Su Da Ta

- NSƯT TRỌNG NGHĨA vai Đề Bà Đạt Đa và Sa Môn

- NS HIỀN LINH vai A Tư Đà và Thợ Săn

- Phật tử và ban đạo ca chùa Giác Ngộ.

 d. Mục đích, ý nghĩa:

Tái hiện lại cuộc đời của Đức Phật qua nghệ thuật truyền thống cải lương Nam Bộ. Đây là một tác phẩm sân khấu được dàn dựng công phu với đầy màu sắc của tác giả - đạo diễn Tuệ Quang, sẽ khắc họa chân dung cuộc đời của Đức Phật Thích Ca từ khi còn là Thái tử Tất Đạt Đa, cho đến khi thành đạo dưới cội bồ đề, hoằng dương giáo pháp và nhập niết bàn. Với sự tham gia của các nghệ sĩ cải lương chuyên nghiệp và đông đảo Phật tử quần chúng, sẽ giúp chúng ta trở về cội nguồn cũng như sự ra đời của Phật giáo tại Ấn Độ, vở diễn kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và chiều sâu tâm linh, mang đến thông điệp nhân ái, từ bi và giác ngộ với công chúng. Đêm nhạc kịch được thể hiện bởi giọng ca truyền cảm, ngọt ngào của nam nữ nghệ sĩ như: NSUT Đào Vũ Thanh – NSUT Lê Tứ - Nghệ sĩ Hà Như – Nghệ sĩ Kim Luận – NSUT Trọng Nghĩa – Nghệ sĩ Hiền Linh – Nghệ sĩ Nhật Nguyên, cùng toàn thể ekip thực hiện.

Đêm nhạc kịch Cải lương “Cuộc Đời Đức Phật” sẽ mang đến cho thính giả như sống lại một thời Đức Phật, đã gian khổ tìm ra chân lý cứu độ chúng sinh. Đặc biệt sự kết hợp khéo léo của âm thanh và ánh sáng, cũng như những điệu múa ước lệ sẽ là một đêm nghệ thuật văn hóa mang âm hưởng Phật giáo sâu sắc.

Để tôn vinh chân lý từ bi trí tuệ và giác ngộ của Đức Phật, sẽ được ekip nam nữ nghệ sĩ, Phật tử thành tâm tái hiện cuộc đời của Đức Phật, qua đó góp phần chào mừng Đại lễ Vesak LHQ 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh được thành công tốt đẹp.

 2. Chương trình nghệ thuật âm nhạc "VESAK RẠNG NGỜI": 

 a. Thời gian, địa điểm: 

- Thời gian: Từ 19:00 - 21:00 ngày 04/5/2025.

- Địa điểm: Công viên Láng Le, Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP. HCM.

- Quy mô: 3.000 – 5.000 khán giả tham dự.

- Phát sóng trực tiếp: Đài truyền hình An Viên, Phật sự online.  

 b. Tổ chức thực hiện:

  • Chỉ đạo chương trình: Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN.

  • Tổng đạo diễn: Cư sĩ Tuệ Quang

  • Ban nhạc thực hiện: Hương Sắc Bồ Đề 

  • Đạo diễn hình ảnh: Nguyễn Lê Hoàng (công ty Bluesky led)

  • Biên đạo múa: Lê Hải, Ngọc Quý, Minh Hưởng, Thanh Liêm, Nhân Phạm, Nghĩa Phạm.

 c. Nghệ sĩ tham gia:

- NSND Tạ Minh Tâm, NSƯT Vân Khánh, NSƯT Thành Vinh, NSƯT Thiên Huế, NSƯT Hoàng Tùng;

- Ca sĩ Trang Nhung, Ca sĩ Tố My, Ca sĩ Diệu Đan, Ca sĩ Đông Quân, Ca sĩ Hồng Minh, Ca sĩ Ưng Hoàng Phúc, Ca sĩ Lê Hiếu, Ca sĩ Hữu Đức, Ca sĩ Duy Phương, Ca sĩ Trần Dũng, Ca sĩ Thái Phú, Ca sĩ Xuân Huyền, Ca sĩ Ngọc Lan, Ca sĩ Ngọc Nga, Ca sĩ Ban Mai, Ca sĩ Thảo Uyên, Ca sĩ Phạm Huỳnh Như, Ca sĩ vân Hương, Ca sĩ Ưng Anh Tuấn và Ca sĩ Hữu Thọ.

 d. Mục đích, ý nghĩa:

Nhằm tôn vinh giá trị văn hóa tâm linh, đêm nhạc Vesak Rạng Ngời sẽ đưa khán giả tìm hiểu về cội nguồn tâm linh qua cuộc đời Đức Phật từ Đản sinh – Thành đạo và Niết bàn, đạo diễn Tuệ Quang đã khéo léo chọn những ca khúc Phật giáo đặc sắc cũng như những hoạt cảnh phù hợp của văn hóa Ấn Độ giúp chúng ta thấu hiểu 

hơn về Đức Phật từ lúc Đản sinh cho đến Niết bàn, đây cũng chính là nội dung của Vesak, đồng thời đêm nhạc còn giúp chúng ta lắng đọng với những chân lý cao siêu 

và màu nhiệm của Đức Phật. Đạo diễn còn biên tập những ca khúc của Phật giáo đã khắc sâu vào tâm hồn của người dân nước Việt, cũng như sự nhập thế cứu đời của Phật giáo, đúng với tinh thần Đạo pháp – Dân tộc – Xã hội chủ nghĩa, đúng với biểu tưởng hoa Sen trong văn hóa Phật giáo. Những ca khúc: “Nước non ngàn dặm ra đi”; “Nửa hùng thiêng”; “Bác Hồ với Phật giáo”, biểu hiện tinh thần Phật giáo nhập thế, đồng hành cùng dân tộc.

Với lòng tôn kinh cúng dàng Tam Bảo bằng nghệ thuật âm nhạc, các ca sĩ và nghệ sĩ sẽ tái hiện, cũng như truyền đạt những chân lý sâu sắc và màu nhiệm của Đức Phật, đồng thời cũng góp phần vào tinh thần tôn trọng, hiếu khách và thành tâm phụng sự để Đại lễ Phật đản LHQ được thành công tốt đẹp.

Chương trình nghệ thuật là một bức tranh nghệ thuật đa sắc, hòa quyện giữa âm nhạc hiện đại, dân ca vùng miền và sân khấu nhạc kịch đương đại. Chương trình quy tụ những nghệ sĩ tiêu biểu đến từ Bắc – Trung – Nam, thể hiện vẻ đẹp thống nhất trong đa dạng của Văn hóa Phật giáo Việt Nam. Mỗi tiết mục là một tiếng nói chung về lòng nhân ái, đoàn kết, và khát vọng vì một thế giới an lành.

 e. Người liên hệ: CS. Tuệ Quang: 0916363183, Tổng đạo diễn và điều phối.

 3. Chương trình nghệ thuật âm nhạc: “VESAK THIÊNG LIÊNG”: 

a. Thời gian, địa điểm:

- Thời gian: Từ 19:00 - 21:00, ngày 05/5/2025.

- Địa điểm: Công viên Láng Le, Lê Minh Xuân, Bình Chánh, Tp. HCM.

- Quy mô: 3000 - 5000 khán giả tham gia.

- Phát sóng trực tiếp: Đài truyền hình An Viên, Phật sự online.

 b. Tổ chức thực hiện:

- Chỉ đạo chương trình: Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN.

- Chịu trách nhiệm: Thượng tọa Thích Thích Nhật Từ, Phó Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025

- Tổng Đạo diễn: Nguyễn Khoa

- Biên đạo múa: Vũ Đoàn Power (Hiếu Nguyễn – Hồ Dũng)

- MC: Đại Nghĩa, Mỹ Hạnh, Anh Duy. Trợ lý Thượng tọa Thích Nhật Từ: Hoàng Phúc (ĐT: 0968009007)

 c. Nghệ sĩ tham gia:

- Ca sĩ Tuyết Nhung, Jack Long, Thiên Ngân, Duy Zuno, Saka Trương Tuyền, Hồ Việt Trung, Phương Thanh, Dương Ngọc Thái, Quách Tuấn Du, Trung Tín, Trường Ân, Hiền Thục, Ưng Hoàng Phúc, Quỳnh Trang, Lâm Hùng, Lâm Chấn Huy;

- Ban đạo ca Chùa Giác Ngộ.

- 50 Chú tiểu Thiền viện Thường Chiếu.

- Đoàn nghệ thuật trung tâm văn hoá Phật giáo Việt Nam tại Hàn Quốc.

- Đoàn Nghệ thuật Bộ văn hoá Trung Quốc.

- Đoàn Nghệ thuật Bộ văn hoá Ấn Độ.

- Đoàn Nghệ thuật Vương quốc Camphuchia.

 d. Mục tiêu và ý nghĩa:

Chương trình nghệ thuật “Vesak thiêng liêng” nhằm tôn vinh sự kiện triển lãm Xá lợi Phật thiêng liêng từ Viện Bảo tàng 

Quốc gia Ấn Độ, tôn trí tại Chùa Thanh Tâm, hướng đến kỷ niệm các dấu mốc trọng đại của dân tộc Việt Nam: 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 80 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025).

Chương trình là sự hòa quyện giữa âm nhạc Phật giáo đương đại, nghệ thuật truyền thống các quốc gia Phật giáo và tinh thần hòa bình, từ bi, trí tuệ của Đức Phật. Sự hiện diện của các đoàn nghệ thuật đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc và Sri Lanka không chỉ thể hiện tình đoàn kết tôn giáo và văn hóa quốc tế, mà còn góp phần lan tỏa giá trị của Đại lễ Vesak – một di sản văn hóa tinh thần chung của nhân loại.

Thông qua âm nhạc, vũ đạo và sự tỏa sáng của các ca khúc Phật giáo mang đậm tinh thần nhân văn và từ bi, chương trình “Vesak thiêng liêng” còn là lời cầu nguyện cho thế giới hòa bình, nhân loại an lạc, đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc, biết ơn sâu sắc đến những đóng góp to lớn của các bậc tiền nhân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 e. Người liên hệ: TT Thích Nhật Từ: SDT: 0908153160.

 4. Chương trình Giao lưu: “NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO QUỐC TẾ”.

 a. Thời gian và địa điểm:

- Thời gian: 20:00 – 22:30, ngày 07/5/2025.

- Địa điểm: Thisky Hall, tầng 5, số 10 Mai Chí Thọ, Khu đô thị Sala, Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức, TP. HCM.

- Quy mô: 3000 khán giả tham dự là Đại biểu chính thức của Đại lễ Vesak, Đại biểu khách mời, nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ trong và ngoài nước. Tăng Ni, Phật tử tiêu biểu.

- Phát sóng trực tiếp: VTV9, Đài truyền hình An Viên, Phật sự online.

 b. Đơn vị tổ chức thực hiện:

- Chỉ đạo: Ủy ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ Vesak 2025 Giáo hội Phật giáo VN. 

- Tổ chức chương trình: Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN

- Tài trợ chương trình: Thượng Tọa Thích Tuệ Hải

- Tổng đạo diễn, Giám đốc âm nhạc: Nhạc sĩ Lê Minh Sơn

- Giám đốc dự án và điều hành sản xuất: Bồ Linh

- Thực hiện: SOL – Trương Thụy Tường Vy – IRIS AMC

- Giám đốc âm nhạc: Trần Mạnh Hùng

- Nhạc trưởng: Lê Hà My

- Đạo diễn hình ảnh: Nguyễn Tranh

- Đạo diễn dàn dựng và biên đạo: Nguyễn Tấn Lộc

- Giám đốc sáng tạo mỹ thuật: Bùi Thanh Tùng

- Sân khấu: Ánh Vàng

- Decord trang trí: Lá Trường Xuân

- Hiệu ứng sân khấu: Visual Motix

- Âm thanh ánh sáng: Ngọc Vũ với kĩ thuật Nguyễn Thanh Tùng

- Lazer trust: An Bách

- Sound man: Trần Hậu 24Beat

- Lighting: H2T

- Màn hình LED: TST

- Khán đài: Lê Phan

- Hình ảnh: Kiếng Cận

  c. Nghệ sĩ tham gia:

- Dàn nhạc nhà hát giao hưởng nhạc, vũ kịch TpHCM (HBSO) 60 nghệ sĩ với sự chỉ huy của Giám đốc và nhạc trưởng Lê Ha My

- Đoàn nhạc dân tộc Phù Đổng 8 nghệ sĩ

- Ban nhạc nhẹ Rhythhm Section - Dũng Đà Lạt 5 nghệ sĩ

- Nhóm đờn ca tài tử NSUT Huỳnh Khải 5 nghệ sĩ

- Dàn hợp xướng Saigon Choir với 49 giọng ca

- Vũ đoàn Arabesque

- Vũ đoàn Power

- NSUT Tân Phương

- NSUT Vân Khánh

- NSND Mỹ Hằng

- Ca sĩ Minh Chuyên

- Ca sĩ Lê Việt Anh

- NSUT Việt Hoàn

- NSUT Đăng Dương

- Ca sĩ Đức Tuấn, Ca sĩ Đào Mác, Ca sĩ Phạm Trang

- NSUT Lan Anh

- Ca sĩ Hồ Quỳnh Hương

- Ca sĩ Ưng Hoàng Phúc

- Ca sĩ Quách Tuấn Du

- Ca sĩ Trung Tín, Ca sĩ Trường Ân, Ca sĩ Thiêng Ngân

- Ca sĩ Tuyết Nhung

- MC Nguyên Khang

- MC Khánh Vy

- Nhóm dâng hoa Mãi Yêu Thương

- Ban đạo ca Chùa Giác Ngộ.

- Đoàn nghệ thuật trung tâm văn hoá Phật giáo Việt Nam tại Hàn Quốc.

- Đoàn Nghệ thuật Bộ văn hoá Trung Quốc.

- Đoàn Nghệ thuật Bộ văn hoá Ấn Độ.

- Đoàn Nghệ thuật Vương quốc Camphuchia.

- Đoàn Nghệ thuật Vương quốc Thái Lan.

 d. Mục tiêu và ý nghĩa:

Trong không khí trang nghiêm và thiêng liêng của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Việt Nam một lần nữa trở thành điểm hẹn tâm linh của những trái tim cùng chung lý tưởng yêu thương và phụng sự. Việt Nam – dải đất hình chữ S kiên cường và hiếu hòa, từ lâu đã đón nhận Phật giáo không chỉ như một tôn giáo, mà như một nếp sống thấm đẫm tinh thần từ bi, trí tuệ và an nhiên. Qua hàng ngàn năm phát triển, Phật giáo Việt Nam đã hình thành nên một nền triết lý đạo đức đặc sắc, nơi các tông phái như Nguyên thủy, Thiền tông, Tịnh độ và Đại thừa cùng tồn tại hài hòa, lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc, trở thành một phần cốt lõi của văn hóa dân tộc.

Trong chương trình lần này, các tác phẩm âm nhạc như “Tinh Túy Bát Nhã Ba La Mật Đa”, “Thế Tôn Ca”, “Vesak ca”, “Sống Vui – Tạ Ơn”, hay “Đạo Phật tỏa sáng năm châu”…đưa khán giả bước vào không gian Phật pháp thông qua các tác phẩm nghệ thuật được dàn dựng công phu, kết hợp giữa nhạc giao hưởng – dân tộc – đương đại cùng hiệu ứng sân khấu hiện đại, ánh sáng và mỹ thuật sân khấu. Bên cạnh đó chương trình còn là cầu nối văn hóa giữa các quốc gia, với sự tham gia của nhiều đoàn nghệ thuật Phật giáo đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Campuchia, Thái Lan… sẽ mang lại sự phong phú về trải nghiệm nền văn hóa Phật giáo giữa các nước. Giao lưu Âm nhạc Nghệ thuật Vesak 2025 không chỉ là điểm nhấn nghệ thuật trong Đại lễ, mà còn là cơ hội để bạn bè quốc tế cảm nhận rõ hơn một Việt Nam hiền hòa, sâu sắc và sáng tạo, nơi đạo và đời hòa quyện, nơi từng giai điệu được cất lên đều mang theo thông điệp của ánh sáng thiện lành, của sự tỉnh thức và yêu thương.

 e. Poster giới thiệu chương trình:

 5. Chương trình nghệ thuật:“KHAI MẠC ĐẠI LỄ” 

 a. Thời gian, địa điểm: 

- Thời gian: Từ 08:00 - 08:12, ngày 06/5/2025.

- Địa điểm: Hội trường chính Đại lễ, Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP. HCM.

- Quy mô: 2.700 khán giả là Đại biểu khách mời Quốc tế, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Tổ chức và Đại biểu chính thức.          

- Phát sóng trực tiếp: VTV1, HTV, Đài truyền hình An Viên, Phật sự online.  

 b. Đơn vị tổ chức thực hiện:

  • Chỉ đạo chương trình: Ủy ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ Vesak 2025 và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

  • Tổ chức thực hiện: Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

  • Tổng đạo diễn: Nhạc sĩ Lê Minh Sơn.

Tiết mục 1: “Bài Ca Chim Ưng”, sáng tác Nhạc sĩ Đàm Linh. Solo Violin Đỗ Phương Nhi thể hiện - Nghệ sỹ đẳng cấp thế giới (10 tuổi đạt học bổng tại trường âm nhạc Nauy, tốt nghiệp cao học của Học viện Âm nhạc Oslo, Nauy). Đệm Piano: Nghệ sĩ Thùy Trang, đây là tác phẩm không lời, lột tả khát khao, ước vọng về một Đất nước Việt Nam hòa bình, bay cao, bay xa.

Tiết mục 2: “Kinh Chuyển Pháp Luân”. (Pāli: Dhammacakkappavattana Sutta) là bài kinh đầu tiên do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng sau khi chứng đạo tại Bồ Đề Đạo Tràng, và được xem là khởi điểm cho bánh xe Chính pháp bắt đầu lăn chuyển trong thế gian. Khai mở bánh xe pháp, khởi đầu cho giáo pháp Phật đà. Chỉ ra con đường giải thoát khổ đau bằng Trung đạo và Bát Chính Đạo, đặt nền móng cho Tăng đoàn và giáo lý Phật đà phát triển. Mang ý nghĩa khai sáng, chuyển hóa tâm linh và hướng đến giác ngộ. Thông qua thể hiện chất lượng, tạo cảm xúc chân thật, an nhiên thư thái cho người thưởng thức. 

 c. Mục tiêu và ý nghĩa:

Âm nhạc không chỉ để giải trí mà là phương tiện giáo hóa con người, nhạc cổ đại (Lễ Nhạc) được xem như công cụ cảm hóa, giúp con người hướng thiện, biết điều hay lẽ phải. Nhạc giúp quân bình cảm xúc, nuôi dưỡng nhân cách và khơi dậy lòng từ bi, nhân ái. Khi kết hợp với lễ nghi (Lễ – Nhạc), nhạc giúp con người hòa mình vào trật tự đạo lý xã hội và thiên đạo. Trong Phật giáo cổ truyền Việt Nam “dĩ nhạc tải đạo”, Chư Tổ đã dùng dân ca, nghi lễ, tụng kinh, pháp âm, nhạc lễ để truyền pháp, khai tâm, cảm hóa lòng người. Nhạc trong nghi lễ Phật giáo (ví dụ: chuông mõ, thanh la, não bạt, trống phách, tán tụng, nghi lễ cổ truyền) cũng chính là “nhạc chuyên chở đạo”, là tư tưởng lấy cái đẹp và hài hòa của âm nhạc để nuôi dưỡng tâm hồn, cảm hóa nhân tâm, và truyền bá đạo lý nhân nghĩa trong đời.

 6. Chương trình nghệ thuật: “BẾ MẠC ĐẠI LỄ”

 a. Thời gian, địa điểm: 

- Thời gian: Từ 08:00 - 08:30 ngày 08/5/2025.

- Địa điểm: Hội trường chính Đại lễ, Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP. HCM.

- Quy mô: 2.700 khán giả là Đại biểu khách mời Quốc tế, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Tổ chức và Đại biểu chính thức.          

- Phát sóng trực tiếp: VTV1, HTV, Đài truyền hình An Viên, Phật sự online.

 b. Đơn vị thực hiện:

  • Chỉ đạo chương trình: Ủy ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ Vesak Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

  • Tổ chức thực hiện: Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

  • Tổng đạo diễn: Nhạc sĩ Lê Minh Sơn.

 c. Nghệ sĩ tham gia:

  • Mashup “Ngũ Sắc Tỏa Quang” - “Can Can”, sáng tác: Nhạc sĩ Nguyễn Giang. Tác phẩm mang âm hưởng Việt Nam đương đại, từng biểu diễn tại hơn 30 Quốc gia. Đoàn Nghệ thuật Âu Cơ - Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, quy tụ 16 diễn viên biểu diễn, nhạc hòa tấu không lời.

Tác phẩm: “Bài ca Vesak”, sáng tác: Hoà thượng Thích Thọ Lạc, Phổ nhạc: Nhạc sĩ Bùi Minh Đạo, ca sĩ Việt Anh cùng tốp ca nam nữ.

Tác phẩm “Ca ngợi Đức Phật”, sáng tác: Thượng tọa Thích Nhật Từ, đồng diễn 50 chú tiểu.

 d. Mục đích, ý nghĩa:

Để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách, bạn bè Quốc tế về Phật giáo Việt Nam, đất nước con người và những kỷ niệm sâu lắng, ngọt ngào thắm tình đạo vị hữu nghị của những người con Phật cùng nhau hội tụ trên thành phố Hồ Chí Minh.

 e. Người liên hệ: Nhạc sĩ Lê Minh Sơn. Điện thoại: 0903217751 và Cư sĩ Bồ Linh. Điện thoại: 0919218258.

 7. Chương trình nghệ thuật: “KHAI MẠC TRIỂN LÃM” 

 a. Thời gian và địa điểm:

- Thời gian: 10:30 – 11:00, ngày 05/5/2025.

- Địa điểm: Khu vực triển lãm, bên cạnh Hội trường Minh Châu, trong khuôn viên Học viện Phật giáo Việt Nam - Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP. HCM.

- Quy mô: 200 Đại biểu khách mời và Ủy ban Tổ chức Đại lễ, nhân sĩ trí thức, Tăng Ni – Phật tử tiêu biểu.        

- Phát sóng trực tiếp: Đài truyền hình An Viên, Phật sự online.

 b. Đơn vị tổ chức:          

- Chỉ đạo chương trình: Ủy ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ Vesak 2025 và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

- Tổ chức thực hiện: Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

- Tổ chức sản xuất: Bồ Linh – SOL Team

- Decord khu vực tổ chức chương trình: Lá Trường Xuân

- Âm thanh ánh sáng: Trung Hiếu

 c. Nghệ sĩ tham gia: 

- Đoàn lân sư rồng Hào Dũng Đường, Đoàn nhạc gõ Phù Đổng, Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen. MC Nguyên Khang, Ca sĩ Phạm Trang, Ca sĩ Phúc Lâm, Ca sĩ Thanh Ngọc

 d. Mục đích, ý nghĩa:

- Các ca khúc, những nhạc phẩm mang đậm âm hưởng và nhạc cụ truyền thống dân tộc và Phật giáo Việt Nam, hoà cùng nhịp Rồng uốn lượn và Sư tử hân hoan chào mừng Đại lễ Vesak 2025, 50 năm ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng và đón chào chư Tôn đức và các Đại biểu đến thưởng lãm nét đẹp đặc trưng về văn hoá Phật giáo Việt Nam và Văn hoá Phật giáo thế giới trên tinh thần thống nhất trong đa dạng.

 e. Người liên hệ: Cư sĩ Bồ Linh. Điện thoại: 0919218258.

**********************

Download Android Download iOS
Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

PSO - Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh

Đắk Lắk: Khoá tu "Tuổi trẻ hướng Phật" chào mừng Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025

PSO - Sáng ngày 20/4/2025 (nhằm ngày 23/3 năm Ất Tỵ), tại Hải Quang Già Lam, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra khóa tu “Tuổi Trẻ Hướng Phật” do Ban Hướng Dẫn Phật Tử tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ hưởng ứng Đại Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc – Vesak 2025, một sự kiện quan trọng của Phật giáo Việt Nam

Long An: Chùa Vạn Linh tổ chức khóa tu hướng về Vesak thiêng liêng và chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước

PSO - Ngày 30/4/2025 (nhằm ngày 02/4 năm Ất Tỵ), tại chùa Vạn Linh, xã Tân Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, các bạn trẻ, quý Phật tử đã trang nghiêm vân tập về đạo tràng thanh tịnh để tham dự khóa tu một ngày, với chủ đề sâu sắc và đầy ý nghĩa “Tuổi trẻ chùa Vạn Linh hướng về Vesak thiêng liêng và chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thốn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online