Tây Ninh: Đại lễ khai Kinh và thắp nến nguyện cầu quốc thái dân an tại chùa Suối Pháp

Nghe đọc bài:

PSO - Ngày 17/02/2024 (nhằm mùng 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn), hàng ngàn thiện nam, tín nữ, Phật tử đã vân tập về chùa Suối Pháp, Suối Ngô, Tân Châu, Tây Ninh tham dự Đại lễ Khai kinh, thắp nến nguyện cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà.

Trước khi vào thời khoá lễ, Đại đức trụ trì Thích Tâm Hướng đã quang lâm chia sẻ pháp thoại cầu an như thế nào trong năm mới: Thầy chia sẻ, mọi người trong chúng ta vừa bước qua một năm cũ với biết bao vất vả, với nhiều ưu sầu cùng lo toan. Nhưng tất mọi việc chúng ta hãy gác lại chuyện cũ và vui xuân đón Tết. Năm mới, mọi người trong chúng ta ai ai cũng có nhiều ước mơ và niềm hy vọng và niềm tin vào cuộc sống. Vào dịp đầu xuân chúng ta và gia đình bạn bè, người thân thường đến chùa lễ Phật với tâm thành kính, nguyện cầu năm mới bình an có nhiều niềm vui, con cháu trong gia đình được mạnh khỏe, an vui, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống, đó cũng là một sinh hoạt chính đáng phù hợp với nhu cầu tâm linh trong cuộc sống thường nhật v..v để việc đến chùa thắp hương và cầu an đầu có ý nghĩa trong năm mới, chúng ta cần hiểu đúng ý nghĩa của việc "cầu an là gì" vì một khi đã hiểu đúng thì mới có thể áp dụng, thực hành và gặt được lợi ích.

Trước tiên cầu an nghĩa là gì? Cầu: có nghĩa là: mong cầu, mong muốn, mong mỏi, hay sở nguyện. '' An" có nghĩa là sự bình an, an ổn, không buồn bã hay âu sầu. Như vậy cầu an: có nghĩa là mong muốn có được sự bình an, sự an lành. Theo quan điểm của Phật giáo, cơ bản đương sự, tức là người cầu mong muốn có sự bình an, trước tiên phải hiểu nguồn gốc của sự bất an là gì và đến từ đâu? Nguồn gốc của sự bất an đến từ các tâm xấu ác, bất thiện: tham lam, sân hận, si mê, ganh tỵ, ích kỹ và đố kỵ,.v..v. Người mong muốn có được sự bình an trước hết phải có niềm tin vào cuộc sống và tin nhân quả, tội phúc. Cổ nhân dạy rằng” có thờ có thiêng, có kiêng có lành” biết tôn kính thánh hiền và kiêng giữ không tạo việc ác, kế đến phải thực hành năm điều đạo đức căn bản mà đức Phật đã dạy: tức là không giết hại, trộm cắp, tà dâm,nói dối, và dùng chất gây say nghiện.

Vì chính các thói hư tật xấu ấy đưa đến sự bất an, ngược lại nếu chúng ta và con cháu, cùng mọi giữ được năm điều đạo đức căn bản mà đức Phật đã dạy thì cơ bản chúng ta đã tự làm cho chúng ta được bình an và an ổn. Ví như thế gian bị giam cầm vì lý do gì? Chắc hẳn vì lý do vi phạm luật pháp và phạm tội ác hay vi phạm pháp luật hoặc làm điều xấu, cũng như thế người làm việc xấu ác tâm tự nhiên bất an, sợ hãi, lúc đó dù có cầu xin van vái chắc chắn cũng khó lòng mà an được. Vì gây tạo điều tội lỗi tâm tất bất an lo sợ, như gieo ở hạt đắng chua cay mà cầu hưởng quả ngọt là điều không thể có được. Ngược lại người làm việc thiện tâm thường an vui không sợ hãi, vì tâm tương ứng với lời nói hành động. Trong kinh tạng Đức Phật dạy: " ta không ban phước giáng họa cho người được" Đức Phật ngài là bậc toàn tri, toàn giác, là người Thầy chỉ ra con đường để chúng ta đi trên con đường dẫn đến sự an lạc.

 

Nguyễn Văn Nguyên

Download Android Download iOS
Ninh Bình: Lễ khởi công xây dựng quần thể Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính

Ngày 17/11/2024 tức ngày 17/10/ Giáp Thìn, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình, chùa Bái Đính cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng quần thể  Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính - xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online