Tết Chôl Chnăm Thmây – Gắn kết cộng đồng Khmer, tìm về cội nguồn và tri ân tổ tiên

Sáng nay, ngày 13/4, khi tham dự Lễ hội Tết Chôl Chnăm Thmây tại chùa Tông Kim Quang, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, tôi có dịp được gặp gỡ và trò chuyện thân mật cùng Trụ trì — Đại đức Châu Hoài Thái. 

Trụ trì chùa Tông Kim Quang - Đại đức Châu Hoài Thái hiện tại là Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Chánh Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN - ảnh: Đăng Huy

Qua buổi chia sẻ, tôi hiểu thêm về chùa Tông Kim Quang — không chỉ là mái chùa đơn thuần, mà còn là nơi đã và đang góp phần vun đắp đời sống văn hóa dân tộc, kết nối cộng đồng Khmer xa quê, giúp những bà con Khmer mất gốc có cơ hội tìm về cội nguồn, giữ gìn nét đẹp truyền thống của dân tộc mình.

Trong bối cảnh xã hội ngày nay, khi đời sống hiện đại ngày càng phát triển, Đại đức có thể chia sẻ về tầm quan trọng của việc gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa Tết Chôl Chnăm Thmây trong đời sống cộng đồng Khmer?

Tết Chôl Chnăm Thmây không đơn thuần là một ngày đổi năm mới theo lịch cổ truyền Khmer, mà sâu xa hơn, đó là thời khắc kết nối thiêng liêng giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trong tâm thức mỗi người con Khmer. Trong nhịp sống hiện đại, con người dễ cuốn theo dòng chảy của nhiều mối lo của gia đình, nhưng ngày Tết Chôl Chnăm Thmây nhắc nhở họ dừng lại, trở về với gốc rễ, với tổ tiên, với những giá trị nền tảng của dân tộc, được tổ tiên mình gìn giữ và lưu truyền đến nay.

Tết Chôl Chnăm Thmây — ngày Tết cổ truyền của đồng bào Khmer, từ lâu đã trở thành một nét văn hóa thiêng liêng, một dịp trọng đại để mỗi người con Khmer hướng về cội nguồn, tri ân tổ tiên và nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng giữa nhịp sống hiện đại.” - Đại đức Châu Hoài Thái


Ngày Tết đối với người Khmer không chỉ dừng lại ở những hoạt động văn hóa, mà còn là dịp để nuôi dưỡng tâm hồn, một tâm hồn biết tri ân, biết yêu thương, biết sẻ chia, và biết sống tử tế. Sự trong sáng của tâm hồn ấy chính là ánh sáng soi đường cho mỗi người trong cuộc sống hiện đại, giúp giữ vững bản sắc giữa muôn vàn đổi thay.

Được biết, cộng đồng người Khmer tại Bình Dương chủ yếu đến đây lập nghiệp và mưu sinh xa quê hương. Theo Đại đức, vai trò của chùa Tông Kim Quang trong việc giúp bà con giữ gìn nếp sống văn hóa truyền thống và đạo đức dân tộc giữa vùng đất công nghiệp có ý nghĩa như thế nào?

Tại Bình Dương, nơi có đông đảo bà con người Khmer đến sinh sống, lập nghiệp sau hàng chục năm rời xa quê hương, chùa Tông Kim Quang chính là điểm tựa tâm linh, là ngôi nhà chung kết nối cộng đồng. Ngôi chùa tuy mới được thành lập từ năm 2019 nhưng đã nhanh chóng trở thành nơi kiến tạo lại đời sống văn hóa dân tộc, vun đắp đạo đức, tâm linh cho bà con Khmer đang bám trụ, mưu sinh tại vùng đất Phú Giáo, Bình Dương.

​Khi rời xa quê hương, trong hành trang của mỗi người Khmer luôn mang theo nỗi nhớ da diết về văn hóa cội nguồn, đặc biệt là hình ảnh thân quen của ngôi chùa – nơi gắn bó mật thiết với đời sống tín ngưỡng và tinh thần suốt bao đời. Tại vùng đất công nghiệp năng động như Bình Dương, dù bận rộn mưu sinh, bà con Khmer vẫn không quên những giá trị truyền thống. Khi có điều kiện, đặc biệt là sự hiện diện của một ngôi chùa Khmer với các vị sư sãi đang hành đạo, cộng đồng Khmer sẽ dẫn dắt con cháu đến để cùng tìm lại nếp sống của tổ tiên, để giá trị cội nguồn ấy được tiếp nối mãnh liệt.

Chùa Tông Kim Quang, từ khi được thành lập năm 2019, đã không chỉ đóng vai trò là một cơ sở tôn giáo, mà quan trọng hơn, là “mái nhà chung” — nơi bà con tìm về khi tâm hồn cần chở che, khi lòng cần sự tĩnh lặng, khi đời sống cần những giá trị thiêng liêng làm kim chỉ nam. Chùa giúp cộng đồng không bị rơi vào sự lạc lõng, bơ vơ nơi đất khách, đồng thời nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết, đạo đức và lòng tự hào dân tộc cho thế hệ con cháu mình.

Khi bà con Khmer cùng nhau tụ họp về chùa dịp Tết để thực hiện các nghi lễ và chia sẻ niềm vui, Đại đức cảm nhận như thế nào về sự đoàn kết, yêu thương của cộng đồng, cũng như ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà Tết Chôl Chnăm Thmây mang lại?

Trong những ngày Tết Chôl Chnăm Thmây, không khí tại chùa Tông Kim Quang luôn rộn ràng, đậm đà bản sắc truyền thống. Bà con cùng nhau về chùa dâng hương, tụng kinh cầu an, tắm Phật, tham gia các nghi thức tâm linh đặc trưng của dân tộc Khmer. Đây không chỉ là dịp thể hiện lòng tri ân sâu sắc với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, mà còn là cơ hội để bà con gắn kết, chia sẻ, yêu thương, nhắc nhở nhau gìn giữ cội nguồn văn hóa dân tộc giữa cuộc sống xa quê.

Tết Chôl Chnăm Thmây tại chùa Tông Kim Quang là một bức tranh sống động của truyền thống và lòng người. Trong không gian linh thiêng của chùa, mọi người không còn khoảng cách của đời sống mưu sinh, không còn lo toan thường nhật, chỉ còn lại tình thân, sự ấm áp của nghĩa đồng bào và lòng thành kính đối với Tam Bảo và tổ tiên. Những nghi lễ như tụng kinh, dâng hương, tắm Phật, đắp núi cát… không chỉ đơn thuần là tập quán, mà ẩn chứa triết lý sống sâu sắc: biết ơn quá khứ, sống thiện trong hiện tại và gieo nhân lành cho tương lai.

Theo Đại đức, việc thế hệ trẻ tham gia vào các nghi lễ và sinh hoạt cộng đồng trong dịp Tết Chôl Chnăm Thmây có ý nghĩa như thế nào đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa và xây dựng nhân cách sống cho thế hệ trẻ người Khmer.

Tôi luôn cảm nhận rõ ràng rằng, lễ hội Chôl Chnăm Thmây tại Bình Dương không chỉ dừng lại ở một nét đẹp phong tục, mà đã trở thành sợi dây kết nối tâm hồn, bồi đắp tình người, tình đồng bào Khmer nơi đất khách quê người. Chính từ những dịp này, thế hệ trẻ có dịp tìm hiểu về cội nguồn, về truyền thống đạo lý ‘uống nước nhớ nguồn’, hiểu hơn về giá trị sống tốt đẹp mà ông bà tổ tiên đã để lại.

Tết Chôl Chnăm Thmây và các lễ hội của dân tộc Khmet không chỉ dừng lại ở một nét đẹp phong tục, mà đã trở thành sợi dây kết nối tâm hồn, bồi đắp tình người, tình đồng bào Khmer nơi đất khách quê người.

Ý nghĩa lớn nhất của Chôl Chnăm Thmây không chỉ là vui Tết, mà là bồi đắp, làm sâu sắc thêm những giá trị sống mà tổ tiên đã để lại. Trong bối cảnh cộng đồng Khmer phải hòa nhập vào xã hội công nghiệp hiện đại, dễ bị cuốn theo nhịp sống thực dụng, thì những lễ hội như thế này chính là “trạm dừng chân” tâm linh. Ở đó, thế hệ trẻ có cơ hội lắng nghe, học hỏi những câu chuyện về nguồn cội, về công lao của ông bà cha mẹ; về giá trị của sự đoàn kết, sẻ chia và lòng biết ơn. Đây chính là bài học đạo đức sống động, giúp thế hệ mới vừa tự tin hội nhập, vừa không đánh mất gốc rễ của mình.

Tết không chỉ làm ấm lại những ký ức, mà còn vun trồng tương lai, bằng việc gieo mầm cho một thế hệ người Khmer biết yêu thương cộng đồng, biết sống có nghĩa tình và có trách nhiệm với gia đình, xã hội.

Không chỉ với người Khmer mà nhiều dân tộc khác, trong đó có người Việt, đều xem giao thừa là khoảnh khắc linh thiêng giao hòa giữa con người và đất trời. Đại đức có thể chia sẻ rõ hơn về ý nghĩa tâm linh sâu sắc của khoảnh khắc này đối với người Khmer?

Đối với người Khmer, thời khắc giao thừa không chỉ là khoảnh khắc bước sang năm mới, mà còn là giây phút thiêng liêng đánh dấu sự chuyển giao vận hành của vũ trụ — một chu kỳ cũ khép lại, nhường chỗ cho những điều mới mẻ, an lành và may mắn. Niềm tin ấy cũng chính là nét đẹp tâm linh sâu sắc, không chỉ riêng của người Khmer mà còn hiện hữu trong văn hóa của người Việt Nam và nhiều dân tộc khác, như một sự giao cảm chung giữa con người với đất trời, vạn vật.

Trong truyền thống của đồng bào Khmer, thời khắc giao thừa trong Tết Chôl Chnăm Thmây không chỉ là sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mà còn là thời điểm vị thần Hành khiển của năm cũ bàn giao trách nhiệm cai quản thế gian cho vị thần Hành khiển của năm mới. Năm nay, thời điểm giao thừa diễn ra vào lúc 4 giờ 48 phút sáng ngày 14/4/2025. Theo lịch cổ truyền Khmer, mỗi năm mới được tính bằng cách cộng thêm 365 ngày và 6 giờ 20 phút, do đó, thời điểm giao thừa sẽ thay đổi mỗi năm.​

Nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của Phật giáo trong việc gắn kết cộng đồng cũng như giữ gìn, lan tỏa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, vào dịp Tết Chôl Chnăm Thmây, các ngôi chùa Khmer ở nhiều nơi đều tổ chức chuỗi hoạt động phong phú và ý nghĩa. Các nghi lễ truyền thống như rước Đại lịch Maha Sangkran, dâng cơm, đắp núi cát, tắm tượng Phật, tắm sư sãi và cầu siêu luôn được tổ chức trang nghiêm, thu hút đông đảo Phật tử cùng bà con đến tham dự với tấm lòng thành kính.

Bên cạnh đó, chùa còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật như biểu diễn văn nghệ, múa hát dân gian Khmer, tạo nên không khí rộn ràng, ấm áp, gắn kết cộng đồng trong niềm vui sum họp ngày đầu năm mới. Không dừng lại ở đó, tinh thần từ bi và sẻ chia của đạo Phật còn được lan tỏa qua các chương trình thiện nguyện thiết thực: phát quà hỗ trợ người nghèo, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thể hiện nghĩa cử nhân văn, đậm chất tình người trong cộng đồng Khmer.

Xin trân trọng cảm ơn Đại đức Châu Hoài Thái đã dành thời gian chia sẻ những tâm huyết, suy ngẫm sâu sắc về ý nghĩa của Tết Chôl Chnăm Thmây. Chúc Đại đức thật nhiều sức khỏe.

 

 

 

Download Android Download iOS
[Video] Trung ương Giáo hội thành kính dâng hương tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh

Chiều 26-3, chư Tôn đức Giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự đã vân tập về chùa Vạn Đức (Tp.Thủ Đức) để thành kính dâng hương, tưởng niệm Lễ tiên thường nhân 11 năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Tổ sư pháp môn Tịnh độ Việt Nam, Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật, Chủ tịch đời thứ hai GHPGVN.

Tết Chôl Chnăm Thmây – Gắn kết cộng đồng Khmer, tìm về cội nguồn và tri ân tổ tiên

Tết Chôl Chnăm Thmây — ngày Tết cổ truyền của đồng bào Khmer, từ lâu đã trở thành một nét văn hóa thiêng liêng, một dịp trọng đại để mỗi người con Khmer hướng về cội nguồn, tri ân tổ tiên và nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng giữa nhịp sống hiện đại.”

Bình Phước: Khóa tu tuổi trẻ chủ đề “Em Về Bên Phật” hướng về Đại lễ Vesak 2025

PSO - Phân ban Hướng dẫn Thanh Thiếu nhi Phật tử tỉnh Bình Phước đã trang nghiêm tổ chức khóa tu tuổi trẻ với chủ đề “Em Về Bên Phật” trong hai ngày 12 – 13/4/2025 (nhằm ngày 15 – 16/3/Ất Tỵ), tại chùa Thanh Cảnh, thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online