Thái Bình: Chùa Kiếu – Ngôi Tây Lăng cổ tự 600 năm tuổi tại huyện Vũ Thư

PSO - Mặc cho bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử và chiến tranh giặc dã, trải qua thời gian gần 600 năm qua, âm vang của tiếng chuông chùa Kiếu (xã Song An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) vẫn đều đặn ngân nga khi mỗi buổi chiều tà giữa không gian trầm mặc của một miền quê như mang lại sự an yên trong tâm hồn cuộc sống của người dân quê lúa. Tỉnh Thái Bình có nhiều những ngôi chùa cổ kính hàng ngàn năm tuổi, đây là minh chứng cho sự phát triển của Phật giáo đã hiện hữu cùng người dân nơi này từ rất lâu. Từ TP.Thái Bình đi về hướng tây nam chừng 7km đến với xã Song An huyện Vũ Thư một vùng quê thanh bình có nhiều di tích lịch sử trong đó có cụm di tích chùa Kiếu, hay còn gọi là Tây Lăng Tự, (tọa lạc trên mảnh đất làng Kiếu thuộc tổng An Lão, huyện Thư Trì xưa), nay là thôn An Phúc, xã Song An huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình. Theo sử sách ghi lại thì chùa Kiếu được xây dựng từ thời Hậu Lê, vào những năm 1468, trong cụm di tích này còn có lăng mộ Gia Thục công chúa - một trong những di tích lịch sử nằm trong quần thể di tích Sáo Đền của tỉnh Thái Bình. Ngôi chùa cổ kính gần 600 năm tuổi cũng đã trải qua mưa nắng và chiến tranh nên đã được tu tạo lại nhiều phần, nhưng vẫn còn những nét cổ kính rêu phong với nét uy nghiêm trầm mặc. Một buổi chiều tháng 10 âm lịch năm 2021 được  ghé thăm vãn cảnh chùa và đảnh lễ Sư thầy Thích Đàm Hoa Phó trưởng phân ban Ni giới Phật giáo tỉnh Thái Bình Trụ trì chùa Kiếu. Bước qua cổng tam quan với hai pho tượng Hộ pháp cao lớn đứng uy linh, đi vào phía bên trong là một không gian tĩnh lặng, yên bình của nơi cửa Phật. Toàn bộ khuôn viên chùa Kiếu rộng gần 6000m2,  chùa được thiết kế theo kiểu chữ Đinh tọa Đông Bắc tây nam. Cũng như nhiều ngôi tự viện cổ tại miền bắc khác chùa có các công trình như: ngôi Chính điện thờ Phật, phía Đông chùa là nhà Mẫu và phía sau là nhà thờ Tổ, một nét đặc trưng của sự hòa quyện giữa Tôn giáo và tín ngưỡng dân gian hơn 4000 năm của dân tộc Việt Nam. Tòa Tam bảo với dáng uy linh cổ kính thư thi gan cùng tuế nguyệt, phía trước có sân rộng lát gạch đỏ là nơi để thực hiện các nghi lễ đông người , Tòa Chính điện tường được xây bằng gạch đất nung đỏ với mái cong đầu Rồng và các linh vật họa tiết hoa văn thời Lý Trần. Các hạng mục phía bên trong chùa và cánh cửa đều được làm bằng gỗ lim với gam màu trầm uy linh thanh tịnh, phía sau chùa là ngôi nhà thờ Tổ, thờ các vị tổ sư tiền bối đã có công khai sơn lập tự, trong đó có cụ HT Thích Thanh Mỹ - nguyên là đảng viên, lão thành cách mạng, Phó Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Vũ Thư. Chùa có các pho tượng cổ còn lưu giữ có tuổi đời gần 600 năm. và một số đồ thờ có niên đại vài trăm năm. Đây là những bảo vật của chùa Kiếu nói riêng, và cho cả nền văn hóa Phật giáo hơn 2500 năm nói chung, khu vườn tháp trong chùa có những ngôi tháp cổ của các vị tổ tiền bối.  Phía sau chùa là khu lăng mộ Gia Thục công chúa, hay còn gọi là Trường Xuân Điện, nơi công chúa Lê Thị Ngọc Thanh, con gái trưởng vua Lê Thánh Tông  yên nghỉ.” Sử sách có ghi lại rằng, công chúa Lê Thị Ngọc Thanh là người con gái đức độ, tài hoa, sinh thời hết lòng yêu thương, giúp đỡ người nghèo. Trong một lần về thăm quê hương của Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao (mẹ vua Lê Thánh Tông), công chúa Ngọc Thanh lâm bệnh rồi mất tại tổng An Lão khi mới 22 tuổi. Vua Lê Thánh Tông cho an táng công chúa tại Bãi Ô thuộc tổng An Lão, huyện Thư Trì, nay là thôn An Phúc, xã Song An. Tưởng nhớ Công chúa người có tấm lòng nhân hậu thương dân nên nhân dân làng Kiếu đã xin vua được dựng lên một ngôi chùa sát cạnh phía Tây khu lăng mộ công chúa, lấy tên là Tây Lăng Tự, người dân quen gọi là chùa Kiếu. Bởi vậy, giờ đây, mỗi khi có dịp vào chùa  lễ Phật, người dân địa phương và du khách thập phương đều không quên đi lễ khu lăng mộ công chúa Gia Thục”. Một ngày cuối thu đầu đông dạo bước trong vườn chùa trước cảnh vật yên bình, nghe những tiếng chim hót tiếng lá cây xào sạc, du khách ngỡ như mình lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Cụm di tích này không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa Phật giáo và lịch sử của dân tộc mà trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chùa Kiếu và khu lăng mộ Gia Thục công chúa còn là nơi chôn giấu vũ khí, nuôi giấu cán bộ cách mạng, giúp quân ta đánh bại nhiều trận càn quét của địch tại địa phương. HT. Thích Thanh Mỹ  cũng là một trong những đảng viên tôn giáo đầu tiên của huyện Vũ Thư, Hòa thượng đã có nhiều đóng góp cho cách mạng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Sư thầy Thích Đàm Hoa, hiện là Phó trưởng phân ban Ni giới Phật giáo Thái Bình trụ trì chùa Kiếu cho biết: Tiếp nối truyền thống cách mạng của các thầy tổ và thế hệ tăng, ni đi trước, những năm qua, Tăng Ni, Phật tử nhà chùa nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực xây dựng quê hương ngày càng khởi sắc, luôn tham gia các công việc thiện nguyện của địa phương, phong trào khuyến học, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn góp phần vào công tác an sinh xã hội. Nhiều năm liền, chùa Kiếu vững danh hiệu "Chùa cảnh 4 gương mẫu". Chùa Kiếu mỗi ngày đều có khá đông người dân địa phương và khách thập phương tới lễ Phật. Đặc biệt, những ngày cuối năm hay dịp đầu xuân chùa có những lễ lớn có hàng ngàn Phật tử khắp nơi cùng về tham dự, hàng ngày sáng sớm và buổi chiều những hồi chuông,  tiếng mõ tụng kinh của Sư Trụ trì vẫn đều đặn vang lên như âm vang của sự bình an nơi của Phật, thăm cảnh chùa được trò chuyện cùng Sư trụ trì cảm thấy tâm hồn thanh thản khởi lên một niềm tin về tương lai tươi sáng của đạo pháp. Chùa Kiếu, Tây Lăng tự chốn cửa thiền môn thanh tịnh, sẽ mãi là nơi nương náu tâm hồn cho đồng bào Phật tử của người dân quê lúa.

PV: Tronghaitb

Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh khánh thành cầu và tặng quà cho đồng bào nghèo xã Tân Đức

Sáng nay, ngày 22/12/2024 tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, Ni sư Thích Nữ Diệu Chánh, Phó Ban Trị sự, Trưởng ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh, phối hợp cùng chánh quyền địa phương tổ chức khánh thành cầu nông thôn và tặng 60 phần quà đến đồng bào xã Tân Đức.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online