World-PEC “hòa bình thế giới” là điều mà tất cả mọi người trên thế giới đều mong muốn. Nhưng lịch sử loài người ngày xưa vẫn chưa có cách nào để thực sự đạt được hòa bình thế giới.
Vì lý do này, trong suốt 40 năm qua, Wat Phra Dharmakaya, tổ chức World-PEC đã giảng dạy và truyền bá thiền định, đạo đức Phật giáo mang lại sự thấm nhuần trong tâm mọi người ở mọi giới tính, lứa tuổi và tầng lớp. Bởi vì chỉ có Chánh pháp mới có thể giúp xoa dịu những phiền não trong lòng con người. và khi đạo đức Phật giáo được tưới tẩm vào trái tim mỗi người, thì mọi ham muốn cũng sẽ biến mất,
World Peace đã chứng minh điều đó, mọi người đều có thể học giáo pháp bất kể giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp hay chủng tộc. Ngoài ra, dự án đã được mở rộng bao gồm World-PEC for Monk để các nhà sư trên thế giới có thể tham gia kỳ thi và World-PEC English.
Chiều ngày 3/3/2024, tại đại giảng đường chùa Wat Dhammakya (232, Khlong Sam, Khlong Luang district, Pathlum Thani 12120, Thái Lan) hàng nghìn Chư tôn đức Tăng và hàng trăm nghìn Phật tử khắp nơi trên thế giới đã quy tụ về để tham dự ngày Lễ thiêng liêng Magha Puja hay còn gọi là Sangha Day (Ngày Tăng đoàn).
Tại buổi lễ, Đại đức Pháp Hiếu, Phó chánh văn phòng ban TTTT TƯ, UV Ban Phật Giáo Quốc Tế TƯ GHPGVN chia sẻ: “Đây là một trong những ngày lễ thiêng liêng nhất của Phật giáo Nguyên thủy Theravada và được tổ chức tại nhiều quốc gia, phổ biến nhất là ở Thái Lan, Campuchia và Lào, vào ngày Magha Puja còn được gọi là Fourfold Assembly Day (Ngày Tứ hợp). Nhân dịp sự kiện thiêng liêng đoàn kết hoà hợp này, Tăng Đoàn tổ chức World-PEC tại Thái Lan đã trao tặng bằng khen vinh danh các tổ chức và cá nhân tiêu biểu trên khắp thế giới đã tham gia tích cực vào việc đoàn kết truyền bá chánh pháp và thiền định đến nhân sinh"
Đây là lễ kỷ niệm một ngày quan trọng trong cuộc đời của Đức Thích Ca, hai năm sau khi Đức Phật thành đạo. Trong ngày ấy có bốn điều tốt lành cùng xuất hiện, đó là: Tất cả 1.250 vị Tăng sĩ đều đã đạt được quả vị giải thoát; Tất cả các vị tu sĩ ấy đều được chính Đức Phật truyền giới; Tất cả chư Tăng đã tự quy tụ về chứ không có ai kêu gọi; Ngày ấy rơi đúng vào ngày trăng tròn. Tất cả những điều đó diễn ra trong ngày trăng tròn tháng thứ ba âm lịch. Trong ngày ấy, ngày mà chư Tăng đều tụ hội đông đủ, Đức Phật đã thuyết giảng về ba điều căn bản trong giáo pháp, đó là: không làm các điều ác, vâng làm các việc lành, giữ tâm ý thanh tịnh.
Chính vì vậy, ở các nước theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy tổ chức kỷ niệm ngày Magha Puja vào ngày trăng tròn tháng thứ ba âm lịch. Thường thì Magha Puja rơi vào tháng Ba dương lịch.
Buổi lễ diễn ra trang nghiêm và long trọng do Ngài Trưởng lão Hòa thượng Luang Po Dattajivo - Phó trụ trì chùa Wat Dhammakya chủ trì cùng chư Tăng và Phật Tử các nước Thái lan, Lào, Campuchia, Myanmar, Sri Lanka, Nepal, India và Việt Nam, cùng hàng trăm nghìn Phật tử Thái lan và Phật tử khắp nơi trên thế giới.
Đặc biệt là sự tham dự chứng minh của chư Tôn đức đại diện cho các tông phái Phật giáo trên khắp thế giới đã chắp tay trang nghiêm, vượt qua sự trở ngại về thời tiết, khoảng cách, ngôn ngữ, y phục, giáo phẩm cùng nhất tâm hướng về bậc Chánh đẳng Chánh giác cầu nguyện Hòa bình thế giới, quốc thái dân an, đạo pháp trường tồn.
Trong không khí thiêng liêng, năng lượng từ trường cực mạnh lan tỏa khắp đại quảng trường Dhammakaya Cetiya, hàng vạn trái tim chung nhịp đập, cùng tiếp nhận từ trường đang dàn dần lan tỏa phủ khắp đêm linh thiêng, đêm an lạc thân tâm nguyện cầu cho hòa bình thế giới, đạo pháp trường tồn.
Theo chương trình của ban tổ chức, các Phật tử đến chùa Wat Dhammakya để cầu nguyện cùng với chư Tăng, thắp nến và thiền hành quanh chùa,
Nhân dịp Lễ Magha Puja năm nay 2024, chư Tăng và Phật tử khắp nơi trên thế giới về dự lể của tổ chức Đạo đức Hòa Bình Thế Giới (World-PEC) và nhận bằng khen của Tổ chức Đạo đức Hòa bình Thế giới trao cho chư Tăng, Phật tử trong nước cũng như quốc tế.
Thượng tọa Pra Maha Surat Akkaratano - Trưởng bộ phận AEC, thuộc bộ phận quốc tế chùa Wat Dhamakaya, Thái lan cho biết: “tất cả chúng ta hội tụ về đây, bao gồm các nước Lào, Campuchia, Việt Nam, Myanmar, Indonesia, Malaysia, Sri Lanka, Trung Quốc, Đài Loan vv.. có khác nhau về ngôn ngữ bản xứ nhưng khi chúng ta cùng nhau cất lên lời kinh Pali, bài kinh chuyển Pháp luân thì tất cả cùng hòa hợp, nhất tâm tụng, tất cả chúng ta đã hòa thành một thể đồng nhất, không phân biệt vùng miền hay quốc độ.”
“Sự đồng nhất và không phân biệt này đã làm nên sự gần gữi, sự gắn kết rồi từ đó chúng tôi tạo dựng hòa bình thế giới thông qua cách truyền bá giáo pháp của đức Phật vì chúng tôi nhận ra rằng tạo dựng hòa bình trước tiên phải bắt đầu bằng việc sửa đổi trái tim mình trước đã. Bởi khi nào trong lòng mỗi chúng ta vẫn còn ham muốn, vẫn còn sự tìm kiếm hoàn hảo thì chuyện xung đột sẽ xảy ra bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu trên thế giới này”
Phân ban TTTT Phật giáo Nam tông kinh T.Ư GHPGVN.