Thái Nguyên: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024

Nghe đọc bài:

 

PSO - Sáng 22/5 (tức 15/4 âm lịch), tại chùa Phù Liễn (Tp. Thái Nguyên) Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Nguyên tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024.

Chứng minh và tham dự Đại lễ có sự hiện diện của TT. Thích Nguyên Thành, Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế - Tài chính TƯ, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thái Nguyên; ĐĐ. Thích Chúc Tiếp, UV HĐTS GHPGVN, Phó Ban Trị sự - Chánh Thư ký GHPGVN tỉnh; ĐĐ. Thích Đồng Hòa, Phó Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN; ĐĐ. Thích Quảng Thái, Phó Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN; cùng các chư Tôn đức, Tăng Ni tham dự.

 

Về phía lãnh đạo chính quyền các cấp có ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Thái Nam, Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; ông Nguyễn Thành Minh, UV Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, cùng đại diện một số sở, ban, ngành, địa phương, cùng đông đảo Phật tử.

Lễ Phật đản là ngày lễ trọng đại của Phật giáo, Năm 2024, lễ Phật Đản kéo dài một tuần, từ ngày 8/4 - 15/4/2024 âm lịch (tức ngày 15/5 - 22/5/2024 dương lịch), nhằm kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời; đồng thời đây cũng là dịp để các Tăng Ni, Phật tử thể hiện lòng biết ơn, kính trọng đối với Đức Phật thông qua thực hành những giáo lý nhà Phật. Từ đó, sống có ý thức, trách nhiệm, biết yêu thương, giúp đỡ nhau và cùng hướng tới một thế giới hòa bình, hạnh phúc.

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Phật giáo là một tôn giáo lớn với gần 200 chùa, gần 100 vị chức sắc, nhà tu hành, trên một nghìn chức việc, trên 140 nghìn tín đồ. Phật giáo Thái Nguyên luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp và đóng góp tích cực nguồn lực cho sự phát triển của tỉnh, chăm lo đời sống tinh thần và vật chất của Nhân dân, phát triển văn hóa, du lịch, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự, bảo vệ môi trường… góp phần tạo nên những thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên thời gian qua.

Buổi lễ được lắng nghe bức Thông điệp Phật đản của Đức Pháp chủ GHPGVN và Diễn văn Phật đản của Trung ương Giáo hội gửi Tăng Ni, tín đồ Phật tử ở trong nước và ở nước ngoài do ĐĐ. Thích Chúc Tiếp tuyên đọc. Bức thông điệp cao quý kêu gọi hoà bình, xoá bỏ hận thù, ích kỷ để hướng đến một xã hội văn minh và thịnh vượng. Trong suốt thời gian qua, Phật giáo tỉnh Thái Nguyên luôn là hạt nhân đoàn kết gắn bó khối đại đoàn kết toàn dân, đời sống tâm linh của nhân dân Phật tử được nâng cao, xoá bỏ dần những hủ tục mê tín dị đoan. Phật tử tỉnh luôn nêu cao tinh thần chính pháp vận dụng giáo lý đạo phật vào cuộc sống.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thanh Bình ghi nhận những đóng góp tích cực của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua. Đồng chí nhấn mạnh: Các cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Thái Nguyên luôn xác định tôn giáo là một thành tố văn hóa, đồng bào tôn giáo là bộ phận không tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; thường xuyên tổ chức hội nghị đối thoại với các tổ chức, cá nhân Phật giáo để nắm bắt, kịp thời giải quyết đáp ứng tâm tư, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ Phật tử. Đồng thời đã giải quyết tốt nhu cầu liên quan đến Phật giáo, qua đó tạo được sự đồng thuận, thống nhất giữa Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và cơ quan thuộc hệ thống chính trị.

 

Ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, thời gian tới, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Nguyên tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các chức sắc, chức việc, tín đồ Phật giáo trên địa bàn phát huy tốt hơn nữa truyền thống đoàn kết, nhân ái; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực. Từ đó, góp phần làm cho Thái Nguyên ngày càng phát triển, giàu đẹp.

Tạị buổi lễ, TT. Thích Nguyên Thành đã ban lời đạo từ sách tấn Tăng, Ni Phật giáo tỉnh Thái Nguyên nói chung, các huyện, thành phố nói riêng nỗ lực hơn nữa trong các công tác phật sự chung của Phật giáo tỉnh nhà và nhất là công tác thiện nguyện an sinh xã hội tại địa phương. Dịp này Thượng toạ cũng chia sẻ, gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chính quyền đã cùng đồng hành cùng các cấp giáo hội, phật tử tỉnh làm tốt công việc phụng sự và mong tất cả tiếp tục đồng lòng, chung tay góp sức phục vụ nhân sinh, tốt đời đẹp đạo, đóng góp một phần không nhỏ trong việc chung tay xây dựng xã hội phát triển, tỉnh Thái Nguyên ngày càng giàu đẹp.

Nhân dịp này, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Nguyên đã kêu gọi các nguồn lực ủng hộ công tác từ thiện, nhân đạo, an sinh xã hội, hỗ trợ về nhà ở; tặng quà… cho các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh, tổng kinh phí là 1 tỷ 260 triệu đồng.

Tại Đại lễ, các đại biểu cùng các Tăng Ni, Phật tử tham dự các nghi lễ Phật đản truyền thống như: Cung thỉnh chư Tôn đức Giáo phẩm; dâng hoa kính mừng Phật đản; tắm Phật, thả bóng bay hòa bình… với mong muốn cầu cho quốc thái, dân an, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.

Đại lễ Phật đản - Lễ Tam hợp (lễ Vesak) là ngày lễ quan trọng nhất đối với tất cả những người con Phật, chào mừng 3 sự kiện quan trọng của đức Phật cũng như Phật giáo thế giới: Đức Phật đản sinh, đức Phật thành đạo và đức Phật nhập Niết bàn. Đại lễ đã được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua Nghị quyết công nhận là lễ hội văn hóa tôn giáo thế giới.

Đây cũng là dịp để các Tăng Ni, Phật tử thể hiện lòng biết ơn, kính trọng đối với đức Phật thông qua thực hành những giáo lý nhà Phật. Từ đó, sống có ý thức, trách nhiệm, biết yêu thương, giúp đỡ mọi người, cùng hướng tới một thế giới hòa bình, hạnh phúc.

 

Ban TT-TT PG Thái Nguyên

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online