Thái Nguyên: BTS GHPGVN tỉnh tiếp xúc và làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh trong việc thi hành Thông tư 04 của Bộ Tài Chính

Nghe đọc bài:

      

PSO - Sau một thời gian dài lấy ý kiến và qua nhiều lần sửa đổi, Bộ Tài chính đã chính thức ban hành Thông tư số 04/2023/TT-BTC ngày 19/01/2023 hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội. Thông tư có hiệu lực từ ngày 19/03/2023.

 

Sau khi Bộ Tài chính vừa công bố Thông tư này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có động thái tích cực, ra văn bản hướng dẫn áp dụng Thông tư cho Ban Trị sự GHPGVN các địa phương và Trụ trì các Chùa, cơ sở tự viện GHPGVN. Hành động khẩn trương này của GHPGVN thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới việc ban hành và thực thi Thông tư này tại các cơ sở tôn giáo của GHPGVN.

 

Tại tỉnh Thái Nguyên, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3292/QĐ-UBND về việc kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên  sau một thời gian triển khai đã xảy ra những điều bất cập trong việc thi hành.

Theo đó vào chiều 19/03, phái đoàn Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thái Nguyên do Thượng toạ Thích Nguyên Thành, UV Thường trực HĐTS, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thái Nguyên làm trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc và làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh trong việc thi hành Thông tư 04 của Bộ Tài Chính.

 

Chủ trì hội nghị có ông Đặng Xuân Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, chủ trì buổi làm việc. Tham dự có lãnh đạo một số sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND các huyện/ thị/ thành trong tỉnh. 

Thượng toạ Thích Nguyên Thành phát biểu tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc Thượng toạ Thích Nguyên Thành đã nêu lên mục đích của Thông tư 04 là đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và có nhiều quy định văn minh ghi nhận sự công nhận và tôn trọng của Nhà nước về quyền tự do tôn giáo và quyền tự chủ, tự quyết của các tổ chức tôn giáo tại Việt Nam. Thông tư 04 phân định rạch ròi giữa tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo và tiền công đức, tài trợ cho hoạt động lễ hội, di tích. 

 

Thế nhưng khi đi vào áp dụng nhiều địa phương trong tỉnh đã không thực hiện theo đúng Thông tư 04 và sự chỉ đạo của UBND tỉnh. Cụ thể một số địa phương đã thành lập đoàn kiểm tra việc thu chi tiền công đức tại các cơ sở tôn giáo và hoạt động nghi lễ tôn giáo. Mặc dù các cơ sở tôn giáo này không thuộc di tích, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 04. Thực hiện kiểm tra không đúng với tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh về đối tượng kiểm tra, mục đích kiểm tra và thời gian kiểm tra. Điều này đã gây nên sự xáo trộn, lo lắng bất an của số đông nhân dân tín đồ Phật tử tại các cơ sở tôn giáo.

Tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư 04 loại trừ rõ các đối tượng không thuộc sự điều chỉnh của Thông tư này gồm:

 

- Quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;

 

- Quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ đối với cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo chưa được: Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Thủ tướng Chính phủ cấp bằng xếp hạng di tích hoặc UBND cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

 

Như vậy, Thông tư số 04 không điều chỉnh việc quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc .Việc quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ cho các hoạt động tôn giáo nói trên tại tất cả các tự viện, tổ chức tôn giáo không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 04. Chỉ có tiền công đức, tài trợ cho công tác tổ chức lễ hội và di tích mới thuộc đối tượng điều chỉnh của thông tư này.

 

Thế nhưng khi đi vào thực hiện nhiều địa phương đã không nắm rỏ thông tư 04 và hướng dẫn thi hành thông tư 04 tại Công văn 11752/BTC. Nhiều địa phương đã thực hiện việc kiểm tra thu chi tiền công đức  tại các cơ sở tôn giáo và hoạt động tôn giáo. Điều này đã đi trái với Thông tư 04/BTC và pháp luật hiện hành. 

 

Trên cơ sở buổi làm việc, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thái Nguyên đã có những ý kiến trao đổi thiết thực, bày tỏ quan điểm chính kiến trong việc thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội tại các cơ sở tôn giáo có di tích và cơ sở tôn giáo thuần tuý phục vụ hoạt động tôn giáo.

Ông Đặng Xuân Trường tiếp thu ý kiến và phát biểu chỉ đạo

Tại hội nghị, ông Đặng Xuân Trường tiếp thu ý kiến và chỉ đạo đến lãnh đạo các sở, ngành liên quan và UBDN các huyện/ thị/ thành nghiêm túc thực hiện theo đúng Thông tư 04/BTC và sự chỉ đạo của UBND tỉnh về việc kiểm tra quản lý tiền công đức, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội trên địa bàn. Tránh những việc làm gây sự bất ổn, xáo trộn trong đời sống tôn giáo, thực hành tín ngưỡng tôn giáo và nhân dân tín đồ tại địa phương. Ông khẳng định “Nhà nước không quản lý tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo”

 

Ban TT-TT PG Thái Nguyên

Download Android Download iOS
TP.HCM: Ban Trị sự PG cùng các Ban, Ngành Quận 3 và Công an Quận 10 chúc Tết Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội

PSO - Sáng ngày 20/1 năm 2025 (nhằm ngày 21/12 năm Giáp Thìn), tại Thiền viện Quảng Đức, số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, đã diễn ra một buổi gặp gỡ chúc Tết giữa chư Tôn đức lãnh đạo Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cùng các phái đoàn của Ban Trị sự Phật giáo Quận 3, Quận ủy, UBND, MTTQ Quận 3

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online