Tham luận của HT.Thích Bửu Chánh tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và biểu dương các tôn giáo

PSO - Sáng ngày 9/8/2019, tại Hội trường chính Furama Resoft, số 105 đường Võ Nguyên Giáp, phường Mỹ Khuê, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và biểu dương chức sắc, chức việc tôn giáo có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với các tổ chức tôn giáo do Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Nội vụ tổ chức. Tham dự hội nghị, đoàn đại biểu GHPGVN có 24 vị do HT.Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch HĐTS GHPGVN làm trưởng đoàn. Hội nghị nhận được nhiều ý kiến, tham luận tâm huyết, trách nhiệm của quý vị chức sắc, chức việc các tôn giáo, Phật Sự Online xin đăng lại toàn văn bài tham luận của HT.Thích Bửu Chánh – Ủy viên Thường trực HĐTS GHPGVN, Phó ban Văn hóa Trung ương GHPGVN với đề tài “PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH CỰC VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ VĂN HÓA CỦA PHẬT GIÁO“.
HT.Thích Bửu Chánh - Ủy viên Thường trực HĐTS GHPGVN

PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH CỰC VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ VĂN HÓA CỦA PHẬT GIÁO

HT. Thích Bửu Chánh Ủy viên Thường trực HĐTS GHPGVN

I – DẪN NHẬP Hòa thượng Thích Trí Thủ, chủ tịch HĐTS GHPGVN nhiệm kỳ đầu tiên đã nói rằng: “Cái gì chúng tôi làm cho đạo pháp cũng là làm cho dân tộc cái gì chúng tôi làm cho dân tộc cũng là làm cho đạo pháp.” Đạo đức Phật giáo và Văn hóa Phật giáo đồng hành với dân tộc Việt Nam gần 2.000 năm về trước và tồn tại cho đến ngày nay. Những giá trị tích cực về Đạo đức Phật giáo và Văn hóa Phật giáo tiếp tục được phát huy góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như hai câu thơ sau đây:

“Mái chùa che chở hồn dân tộc Kiếp sống muôn đời của tổ tông”

                    (Mãn Giác Thiền Sư)

Ca dao Việt Nam nói rằng người có đạo đức hiền lành thì gặp điều may mắn, nếu người ăn ở ác đức thì sẽ bị quả báo khổ đau.

“Ở hiền thì lại gặp lành Nếu ai ở ác tan tành ra tro”

Đạo đức Phật giáo như những giọt nước mưa rơi xuống mảnh đất dân tộc, thâm nhập âm thầm từ từ vào lòng đất làm tươi nhuần và giúp phát triển cho cây xanh, đó là người dân Việt Nam nhờ ảnh hưởng của Đạo đức Phật giáo và Văn hóa Phật giáo mà sống hiền lành đạo đức, người Việt Nam biết tin nhân tin quả: Nhân lành quả vui, nhân ác quả dữ. Người dân Việt Nam đã không quên khuyên răn nhắc nhở mọi người hướng thiện thông qua hình thức truyền khẩu bằng câu ca dao:

“Những người đức hạnh hiền hòa Đi đâu cũng được người ta tôn sùng Những người hiếu để trung trinh Vẽ vang tiên tổ thơm danh họ hàng Những người truyền đạo khai nhân Nghìn thu để tiếng muôn phần thơm lây.”

II – NỘI DUNG 1) Phát huy những giá trị tích cực của Đạo Đức Phật giáo. Người xưa nói: “Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm” Truyện Kiều Nguyễn Du cũng nói:

“Sư rằng phúc họa đạo trời Cội nguồn cũng ở lòng người mà ra Có trời mà cũng có ta Tu là cội phúc tình là dây oan”

Tu là sửa, thay đổi con người tiêu cực thành con người tích cực, con người xấu thành người tốt như trong tác phẩm Phật Học Giáo Khoa Thư đã dạy “Tu hành giả, tu cải hành vi, xả ác thủ thiện, ly tục tùng đạo dã. Hành trụ tọa ngọa yếu cung kính, thuyết thoại yếu hòa bình khiêm tốn. Ý bất tham, sân, si. Thân bất sát, đạo, dâm. Khẩu bất lưỡng thiện, bất ác khẩu, bất vọng ngữ, bất ỷ ngữ, thị vi tu hành.” Nghĩa là: Tu hành là sửa đổi hành vi làm lành, lánh dữ lìa bỏ thế tục mà theo đạo. Khi đi, đứng, nằm ngồi phải cung kính, nói năng phải hòa bình khiêm tốn, ý không tham lam, sân hận, si mê. Thân không sát, đạo, dâm, miệng không nói lời ly gián, không nói lời dữ, không nói dối, không nói những lời thêu dệt. Đạo đức Phật giáo dựa trên nền tảng Ngũ Giới (Pañca Sīlā):
  1. a) Không sát sinh (Pāṇātipātā veramaṇī)
  2. b) Không trộm cắp (Adiṇṇādānā veramaṇī)
  3. c) Không tà dâm (Kāmesumicchācārā veramaṇī)
  4. d) Không nói dối (Musāvādā veramaṇī)
  5. e) Không uống rượu (Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇī)
Hàng chục triệu tăng ni, phật tử Việt Nam tự nguyện phát tâm thực hành những điều đạo đức căn bản này. Ngày nay Đạo đức Phật giáo tiếp tục phát huy những giá trị tích cực của mình góp phần cùng với đạo đức dân tộc, đạo đức cách mạng, xây dựng xã hội Việt Nam lành mạnh, con người Việt Nam đạo đức đồng thời góp phần xây dựng một thế giới hòa bình an lạc. 2) Phát huy những giá trị tích cực của Văn Hóa Phật giáo. Phật giáo có mặt ở đất nước Việt Nam cách đây hơn 20 thế kỷ Phật giáo đã hòa quyện cùng dân tộc Việt Nam và đã đem lại cho con người Việt Nam cho dân tộc Việt Nam suối nguồn an lạc và giải thoát. Phật giáo đã giúp cho con người Việt Nam sống hòa bình và hạnh phúc, giữ gìn đất nước thịnh vượng, giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Tinh thần từ bi hỷ xả, nhẫn nại, bình đẳng, vị tha v.v… của Phật giáo đóng góp cho dân tộc Việt Nam phương cách ứng xử văn hóa tốt đẹp, những ngọn gió lành này thổi vào đời sống văn hóa, sinh hoạt, phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam. Văn hóa tri ân được bắt nguồn từ Phật giáo. Người quên ơn thì không có giá trị gì trong cuộc đời như trong ca dao đã nói:

“Ai mà phụ nghĩa quên ơn Thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm”

Văn hóa Phật giáo dạy con người phải biết Tứ Trọng Ân, đó là Ân Tam Bảo, Ân Tổ quốc, Ân cha mẹ, Ân đàn na thí chủ chúng sinh muôn loài. Văn hóa Phật giáo nói chung văn hóa Phật giáo thời Lý Trần nói riêng chứa đựng những giá trị như giá trị nhân bản, giá trị lịch sử, xã hội v.v… có thể nói đã góp phần làm cho văn hóa Phật giáo thời Lý Trần có sức sống mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của người dân Đại Việt bấy giờ và đồng thời được lưu giữ và bảo tồn có ảnh hưởng sâu đậm cho đến ngày nay. Gần 2.000 năm đồng hành cùng dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam, Phật giáo Việt Nam đã xây dựng gần 20.000 ngôi tự viện tịnh xá, Niệm phật đường, am thất lớn nhỏ trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau và hàng trăm ngôi chùa Việt Nam trên khắp thế giới góp phần làm phong phú văn hóa kiến trúc Việt Nam trong và ngoài nước, giữ gìn và phát huy văn hóa kiến trúc Phật giáo cho đến ngày nay. Văn hóa Phật giáo đã được bản địa hóa khi du nhập vào Việt Nam. Phật giáo đã thấm nhuần vào cách suy tư và sinh hoạt của người Việt nên dấu vết Phật giáo trong văn hóa Việt Nam khá đậm nét. Phật giáo đã ảnh hường rất lớn đến xã hội Việt Nam trong suốt quá trình phát triển của đất nước đồng thời góp phần xây dựng đất nước Việt Nam về các mặt khác nhau trong đó có đạo đức và văn hóa. III - Kết luận: Đạo đức Phật giáo trong đó tinh thần giáo lý từ bi hỷ xã, vô ngã, vị tha và nền đạo đức căn bản dựa vào Năm Giới (Pañca Sīlā) là điểm đặc sắc đã được duy trì và phát huy trong tăng ni phật tử, có ý nghĩa thực tiễn sống động của những nguyên lý đạo đức Phật giáo, đó là những khuôn mẫu ứng xử hàng ngày của con người đạo đức. Mỗi người phật tử Việt Nam sống bằng những hành động đạo đức, lời nói đạo đức, ý nghĩ đạo đức, nhờ vậy tăng ni phật tử góp phần tỏa sáng cho đời và cuộc sống ngày càng sáng đẹp hơn. đúng như tinh thần Đạo Pháp, Dân Tộc, CNXH, hay Tốt Đời Đẹp Đạo. Văn hóa Phật giáo đã đang và sẽ góp phần không nhỏ trong việc xây dựng một nền văn hóa tươi đẹp tiến bộ trong hiện tại cũng như trong tương lai. Văn hóa Phật giáo đã sâu rễ bền gốc trong tâm thức của người Việt Nam. Những ngôi chùa, tháp, những pho tượng thờ trong đó đã nói lên kiến trúc Phật giáo, mỹ thuật Phật giáo. Những nếp nghĩ nếp sống theo Phật giáo của người Việt Nam là gia tài văn hóa dân tộc. Gia tài văn hóa Việt Nam từ kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc, âm nhạc, văn học đều ít nhiều chịu ảnh hưởng văn hóa Phật giáo. Nói tóm lại, Đạo đức Phật giáo, Văn hóa Phật giáo Việt Nam đã đồng hành cùng dân tộc Việt Nam gần 2.000 năm dựng nước và giữ nước. Ngày nay nền đạo đức Phật giáo và nền Văn hóa Phật giáo đồ sộ đã phát huy tác dụng góp phần cùng đất nước Việt Nam dân tộc Việt Nam tỏa sáng trong bầu trời cao rộng trong nước cũng như nước ngoài. Vì những giá trị tích cực về Đạo đức Phật giáo và Văn hóa Phật giáo đối với dân tộc Việt Nam, Xã hội Việt Nam như chúng tôi đã trình bày trong bài tham luận này, chúng tôi xin đề nghị chính quyền các cấp từ Trung ương đến Địa phương tạo mọi điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất, dễ dàng nhất để Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thông qua các vị tu sĩ và cư sĩ phật tử được truyền bá đạo đức Phật giáo, Văn hóa Phật giáo đến mọi tầng lớp nhân dân, xem như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thay mặt cho Đảng Nhà Nước thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng và quan trọng này. Trân trọng kính chào đoàn kết và xây dựng.

PSO

Download Android Download iOS
Chuyện vua Minh Mạng với những lần ghé chùa Thiên Mụ

Minh Mạng là vị vua thứ hai của vương triều Nguyễn, giữ ngôi từ năm 1820 đến năm 1840. Ông nổi tiếng thông minh giỏi giang, quyết đoán và siêng năng. Ở mọi lĩnh vực của đất nước từ nội trị đến ngoại giao đều có dấu ấn trị vì của nhà vua.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

Phú Yên: Chư Tôn đức Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trao học bổng tại Tuy Hòa

Sáng ngày 27/11/2024 (nhằm 27/10/Giáp Thìn), TT.Thích Nhuận Nghĩa - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu làm trưởng đoàn, cùng chư Tôn đức đến thăm và trao học bổng cho 20 em học sinh giỏi và học sinh nghèo hiếu học tại trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (xã Bình Kiến, Tp.Tuy Hòa).

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online