PHẬT GIÁO VỚI VIỆC THAM GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA XÃ HỘI, XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ XÂY DỰNG, BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM
HT. Thích Huệ Thông Phó Tổng Thư ký, Chánh Văn phòng 2 GHPGVN
Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt các chức sắc tôn giáo đã nói lên sự ghi nhận, quan tâm của Chính phủ đối với tâm huyết, tiềm năng cũng như những đóng góp thiết thực của các tôn giáo nói chung và của Phật giáo nói riêng cho đất nước trong thời gian qua, chính vì vậy Hội nghị sẽ là cơ hội quý báu để Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói lên tâm tư nguyện vọng cũng như thể hiện ý thức trách nhiệm của Phật giáo trên bước đường đồng hành cùng dân tộc và xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Nhân hội nghị này, chúng tôi xin đóng góp bài tham luận với chủ đề “Phật giáo với việc tham gia phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền và xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam”. I/ Những thành tích Phật giáo đã đạt được trong quá trình tham gia phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền và xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam A. Tổng quát về một số thành tích Phật giáo đã đạt được trong quá trình tham gia phát triển kinh tế, văn hóa xã hội: Trên bước đường đồng hành cùng dân tộc, dù không trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế, nhưng Phật giáo cũng không bàng quan trước thời cuộc hay đứng ngoài những diễn biến trong đời sống xã hội nói chung và tình hình kinh tế của đất nước nói riêng, chính vì vậy, với vai trò hộ quốc an dân, Tăng Ni Phật tử trong ngôi nhà Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã cùng nhau tích cực tham gia vào các hoạt động phát triển văn hóa xã hội ngõ hầu góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển kinh tế đất nước. Sự phát triển của một quốc gia không chỉ phụ thuộc vào sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và mức độ tăng trưởng kinh tế, mà nó còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố văn hóa tinh thần và chất lượng cuộc sống của người dân, đất nước Việt Nam của chúng ta hiện nay đang trên đường xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, do vậy, bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc rất cần được giữ gìn và phát huy nhằm tạo nền móng căn bản và điều tiết tinh thần cho sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc chính là nền tảng đạo đức và các đạo lý luân thường mang tính đặc trưng của dân tộc, như tâm hạnh hiếu thảo, lòng yêu nước thương nòi, bổn phận trách nhiệm đối với Tổ quốc, cùng với các thuần phong mỹ tục mang đậm bản sắc văn hóa Việt, trên phương diện này, Phật giáo đã tích cực góp phần hiệu quả vào việc bảo tồn, làm thăng hoa những giá trị văn hóa truyền thống quý báu đó và điều này đã được khẳng định trong suốt quá trình Phật giáo đồng hành cùng dân tộc. Thời đại ngày nay, mức độ phát triển kinh tế và sự tiến bộ của xã hội phải gắn liền với các giá trị nhân văn để tạo nên sự phát triển bền vững, đó là kinh tế phải gắn liền với văn hóa và môi trường, trên phương diện này, Phật giáo với đức tính từ bi luôn tôn trọng sự sống của muôn loài đã góp phần vào quá trình cân bằng hệ sinh thái, bên cạnh đó, nhiều chùa, tu viện, thiền viện đã tham gia trồng rừng phòng hộ, hưởng ứng các cuộc vận động của đoàn thể xã hội về bảo vệ môi trường và tích cực tham gia bảo vệ rừng, từ chối các sản phẩm hình thành từ các đơn vị sản xuất làm tổn hại môi trường, không xả rác nơi công cộng, thực hiện nếp sống văn minh đô thị, tất cả việc làm này, thời gian qua Phật giáo đã thực hiện triệt để, không ngoài mục đích chung tay cùng xã hội xây dựng một đời sống ý thức vì cộng đồng, góp phần thiết thực bảo vệ môi trường, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững của đất nước. Thời nay, nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào sự ổn định an ninh chính trị của đất nước và uy tín của lãnh đạo quốc gia, thời gian qua, các sự kiện quốc tế quan trọng như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)tại Đà Nẵng vào năm 2017 hay Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2 tại Hà Nội vào năm 2019 đều đã được nhà nước tổ chức thành công rực rỡ đã góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế; cho thấy Việt Nam là một đất nước ổn định, thân thiện, năng động, sáng tạo và phát triển, từ đó thu hút các nhà đầu tư, nền kinh tế nhờ đó đã có những chuyển biến tích cực; trên phương diện này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam qua 3 lần tổ chức thành công Đại lễ Vesak vào các năm 2008, 2014, 2019 cùng với các sự kiện giao lưu quốc tế khác đã giúp thế giới hiểu biết nhiều hơn về Phật giáo Việt Nam, về chính sách đúng đắn và của Nhà nước đối với các tôn giáo có mặt tại Việt Nam, những hoạt động văn hóa quan trọng này đã thu hút đông đảo du khách từ nhiều quốc gia vùng miền lãnh thổ đến với đất nước Việt Nam, trong đó có các nhà đầu tư tiềm năng, điều này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mà còn nói lên sự ổn định tình hình an ninh chính trị và khẳng định uy tín của lãnh đạo quốc gia, đây là những cơ sở vững chắc để phát triển nền kinh tế quốc dân. Trong Trung Bộ Kinh, đức Phật đã chỉ ra 6 nguyên nhân gây phung phí tài sản mà Phật tử cần phải tránh, đó là thói quen uống rượu, đam mê cờ bạc, giao du người xấu, đi lại phi thời, đây cũng chính là những nguyên nhân gây nên sự bất ổn cho nền kinh tế đất nước, bởi vì mỗi gia đình là tế bào xã hội. Bên cạnh đó, trong kinh Tăng Chi đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, có 5 nghề buôn bán mà người cư sĩ không nên làm. Thế nào là năm? Không buôn bán vũ khí, không buôn bán người, không buôn bán các chất gây say, không buôn bán các loại thịt quốc cấm, không buôn bán thuốc độc. Cũng trong Trung Bộ Kinh, đức Phật dạy, khi kiếm được đồng tiền từ việc làm chơn chánh (chánh nghiệp) thì nên chia số tiền mình có được thành bốn phần, một phần dùng để chi tiêu cuộc sống hàng ngày, hai phần kế tiếp dùng để đầu tư sinh lợi và phần còn lại hoặc để dành hoặc dùng để giúp đỡ người nghèo khó; có thể nói trên đây là những bài học sâu sắc và hữu dụng mà đức Phật đã dạy hàng Phật tử tại gia cần chú trọng trong đời sống kinh tế gia đình. Ngày nay sự phát triển của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố văn hóa tinh thần, vào chất lượng cuộc sống của người dân, thông qua sự ổn định và tăng trưởng kinh tế hộ gia đình, trên phương diện này, tuy chưa thể thống kê một cách chính xác, nhưng phần đông các doanh nhân thành đạt hiện nay đều là Phật tử thuần thành, họ là những Phật tử biết ứng dụng lời Phật dạy vào sự nghiệp phát triển kinh tế. B. Tổng quát về một số thành tích Phật giáo đã đạt được trong quá trình tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền và xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân; tư tưởng về một nhà nước của dân, do dân, vì dân đã được thể chế hóa trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thiết lập vào năm 1946 và tiếp tục được khẳng định trong các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992 và 2013. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, chính vì vậy mà Hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trong quá trình tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền, Phật giáo luôn thể hiện sự tôn trọng, thừa hành Hiến pháp, cụ thể đó là việc Tăng Ni tín đồ Phật tử trong tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn chấp hành các quy định của pháp luật, vận động con em Phật tử chấp hành nghĩa vụ quân sự của một công dân đối với đất nước, đồng thời luôn xác định phương châm hành động “Đạo pháp - Dân tộc - Xã hội chủ nghĩa” với tôn chỉ “Giác ngộ chân lý, hòa hợp chúng, hòa bình và công bằng xã hội nhằm phục vụ dân tộc và Tổ quốc”, trên tinh thần này, tổ chức Giáo hội có nhiều vị chức sắc giáo phẩm tham gia làm Đại biểu quốc hội và Hội đồng Nhân dân, Mặt trận các cấp, góp tiếng nói của Phật giáo xây dựng nhà nước pháp quyền; bên cạnh đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tăng cường quan hệ đối ngoại làm sáng tỏ chính sách đúng đắn của nhà nước đối với vấn đề tín ngưỡng tôn giáo, qua đó gián tiếp xây dựng một nhà nước pháp quyền trong mắt bạn bè thế giới. Vấn đề tôn trọng và bảo vệ nhà nước pháp quyền để đem lại hòa bình, thịnh vượng cho một quốc gia đã được đức Phật tôn trọng và đề cập trong kinh Tương ưng: có 7 yếu tố cho một đất nước hòa bình và vững mạnh đó là:- Thường hội họp nhau và giải quyết vấn đề chung của quốc gia.
- Đoàn kết hòa thuận với nhau.
- Thi hành đúng pháp luật của nhà nước chế định.
- Tôn kính bậc trưởng thượng.
- Tôn trọng hàng phụ nữ.
- Bảo tồn các đền thờ trong xứ.
- Sùng bái các tiền nhân
PSO