Thanh Hóa: Phái đoàn Phật giáo đến thăm và trao quà tại huyện Mường Lát

Nghe đọc bài:

PSO - Ngày 04/12/2024, chùa Tây Phương (Bà Rịa Vũng Tàu) và chùa Vạn Phước Linh Ứng (tỉnh Thanh Hoá) đã đến trao tặng 2 máy giặt cho Đồn Biên Phòng Trung Lý và 300 phần quà trị giá 150 triệu đồng cho bà con đồng bào các bản Cá Giáng, Cánh Cộng, Tà Cóm thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá.

Chia sẻ với phái đoàn các Đồng chí Chỉ huy tại nơi đây cho biết thêm: "Không chỉ điện lưới khó khăn, mà từ trước đến nay ở 3 bản này nước sạch, sóng điện thoại cũng không, đường giao thông thì là đường rừng, đường núi, đi bộ cũng dở, mà đi xe máy cũng tội.

Mặc dù khó khăn như thế, nhưng cán bộ chiến sĩ trong Tổ công tác luôn xác định tinh thần thực hiện 3 bám (bám đơn vị; bám địa bàn; bám chủ trương, chính sách) và 4 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc) với nhân dân. Hàng ngày cán bộ, chiến sĩ trong tổ phân công xuống các bản cùng ở, cùng làm, cùng sinh hoạt với bà con trong bản, từ đó hướng dẫn nhân dân cách làm ăn phát triển kinh tế, bên cạnh đó nắm bắt tình hình, hoạt động nghi vấn xâm nhập, móc nối, xây dựng cơ sở của đối tượng ngoại biên vào khu vực biên giới; các hoạt động tuyên truyền phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; hoạt động lôi kéo di cư tự do, hoạt động truyền đạo trái pháp luật, các đối tượng hoạt động liên quan đến an ninh quốc gia; nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân… để đề xuất chính quyền cơ sở hỗ trợ, giải quyết kịp thời.

Khó khăn, nghèo đói thì một sớm, một chiều chưa thể thay đổi. Nhưng nhờ sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, sự tận tâm, tận lực của các lực lượng chức năng (trực tiếp là cán bộ liên ngành) mà người dân nơi đây đã dần đổi khác. Nếu như trước đây, khi người Mông di cư từ các tỉnh phía Bắc vào sống rải rác trong rừng, nay đây mai đó, cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng núi, nên 100% các hộ thuộc diện đói nghèo quanh năm; hệ thống chính trị cơ sở chưa được thiết lập, người dân trong bản hoàn toàn cách biệt với đời sống bên ngoài… Đến năm 1998, thực hiện Đề án “Ổn định dân di cư tự do” của tỉnh Thanh Hóa, người dân mới dần dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm và dần ổn định cuộc sống. Đến nay, người dân đã có làng, có bản, có cuộc sống ổn định, hệ thống chính trị cơ sở được xây dựng vững chắc, người dân biết cách làm ăn phát triển kinh tế. 

Nhiều hộ gia đình đã biết chăn nuôi gia súc, gia cầm với số lượng lớn, trồng lúa, trồng ngô, trồng cây lâm nghiệp, nghề dệt truyền thống được gìn giữ, phát huy… Cuộc sống nhờ đó cũng thay đổi nhiều, nhiều gia đình đã xây dựng được nhà ở kiên cố, mua được xe máy, đa số con em trong độ tuổi đều được đến trường, được chăm sóc y tế, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo…

CTV

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

TP.HCM: Trước giờ Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024

Chỉ còn ít giờ nữa, Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 sẽ chính thức khai mạc vào lúc 7 giờ sáng, Chủ Nhật ngày 22/12/2024 tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM. Không khí tại địa điểm tổ chức đang sôi động hơn bao giờ hết khi các khâu chuẩn bị bước vào giai đoạn hoàn tất.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online