PSO - Sáng ngày 06/11 ( nhằm ngày 06/10/Giáp Thìn), tại chùa Linh Cảnh, xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa trang nghiêm tổ chức lễ húy kỵ Tổ Sư khai sơn.
Tham dự buổi lễ có: TT. Thích Tâm Đức - Uỷ viên Thường trực HĐTS, Phó Ban Thường trực Ban Pháp chế TW GHPGVN – Chứng minh Ban Trị Sự GHPGVN Tỉnh Thanh Hoá; Thượng tọa Thích Tâm Định - Uỷ viên HĐTS TƯ GHPGVN – Trưởng Ban Trị Sự GHPGVN Tỉnh Thanh Hoá; TT. Thích Tâm Minh- Phó ban Thường trực BTS Phật giáo tỉnh, trụ trì chùa Linh Cảnh; NT. Thích Đàm Hoà - Phó Ban Trị Sự GHPGVN Tỉnh Thanh Hoá; Chư tôn đức Tăng Ni trong và ngoài huyện, cùng đông đảo quý thiện nam tín nữ, quý vị Phật tử gần xa cũng về tham dự.
Theo tiểu sử, cố Thiền sư Thanh Thi, thế danh Đàm Viết Thi, quê quán thôn Cổ Loan, Xã Ninh Tiến, Tỉnh Ninh Bình. Không rõ năm sinh.
Theo tài liệu hiện còn lưu giữ tại chùa cổ Loan - Ninh Bình. Ngài là đệ tử của Thiền sư Thanh Nhu, tổ khai sáng chùa Phúc Hưng, xã Cổ Loan, tỉnh Ninh Bình.
Căn cứ vào văn bia “ Quảng phúc tự công Đức bi ký “ cho biết : Năm ất sửu, triều vua Khải định thứ 8 (1925) Sư theo Tổ Thanh Nhu vị pháp chủ tôn sư chùa phúc Hưng tỉnh Ninh Bình được sự giới thiệu của vị tỷ khiêu ni trụ trì chùa hương quang ( chùa tranh ) dẫn theo chúng đệ tử : Thanh Thi, Thanh Chí, Thanh Nhuận, Thanh Vịnh, Thanh Từ, Thanh Lượng đi hoằng tuyên phật pháp ở các huyện phía Tây thanh hoá, Khi đi đến chùa quảng phúc ( Chùa Đầm) Tổ thấy nơi đây cảnh chùa thâm u, dân cư thuần phác, biết đây là nơi có thể hoằng tuyên phật pháp Tổ bèn giao phó cho pháp tử Thanh Thi, hiệu Mẫn Tiệp ở Lại đương cơ tuỳ duyên tiếp hoá.
Tại văn bia văn bia “ Linh Cảnh Tự Công Đức Bi ký “ cho biết : Tháng 4 năm Bảo Đại thứ 6 ( 1931 ) khi ấy Chùa Linh Cảnh, xã Bái Thượng, Tổng Bái Đô, phủ Thọ xuân, không có sư trụ trì, chùa cảnh hoang tàn. Nhân dân trong xã đóng góp công Đức để trùng Tu Chùa, nghe tiếng thiền tăng Thanh Thi là người đắc đạo, hết lòng phụng sự phật pháp, nên toàn xã ủy nhiệm cho hương lão Nguyễn văn tộ thỉnh mời thiền tăng về Chùa Linh Cảnh để giúp cho việc Trùng tu chùa, sau khi Chùa trùng tu xong dân làng liền thỉnh mời thiền tăng ở lại đương cơ trụ trì và trở thành Tổ khai sáng Chùa Linh cảnh.
Năm 1936 Tổ giao cho sư ông Thanh Nhuận làm quản tự và sau này trở thành đệ nhị Đại Trụ Trì, nối pháp đời thứ hai Chùa Linh Cảnh.
Từ năm 1928 đến năm 1955 dưới sự dẫn dắt của Tổ các chùa như chùa Đầm, Chùa Linh Cảnh, Chùa Hồi Long, chùa hào lương, chùa an lạc ... trở thành những nơi tu học cho tăng ni, Phật tử phật giáo phía Tây thanh hoá.
Đến năm 1956 do tình hình chính trị và thời cuộc Thiền Tăng Thanh Thi, lâm nạn và vắng bóng từ ngày 6 tháng 10 năm Bính thân (1956) từ đó Chùa Đầm, Chùa Linh cảnh không còn người dẫn dắt, hai chùa này từ chỗ là trung tâm phật giáo phía Tây thanh hoá trở thành hoang vắng. Tuy nhiên, dấu ấn đậm nét mà thiền tăng thanh thi để lại chính là công trình kiến trúc chùa quảng phúc đến nay vẫn còn nguyên vẹn mang đậm các giá trị về kiến trúc nghệ thuật cho muôn đời sau.
Sinh thời thiền sư Thanh Thi đã tiếp độ và thế phát cho một đệ tử là thiền sư Đức Tuệ, trụ trì Chùa sùng Đức, quận thủ đức, TP HCM.
Thiền sư là tổ nối pháp đời thứ hai chùa cổ loan, tỉnh ninh bình, Tổ khai sáng chùa quảng phúc, chùa linh cảnh,tỉnh thanh hoá.
Thiền sư đã an nhiên thị tịch vào ngày 6 tháng 10 năm Bính Thân ( 1956)
Tại buổi lễ, Chư tôn đức thực hiện nghi thức thỉnh Phật, cúng Tổ, tụng kinh cầu siêu truy tiến giác linh…
Trước đó, Từ ngày 30/10/2024 đến 6/11/2024, chùa Linh Cảnh trang nghiêm tổ chức lễ khai đàn pháp hội Dược Sư Thất châu. Với ý nghĩa “Tiêu tai diên thọ, kỳ quốc thái dân an, nguyện phong điều vũ thuận” của pháp hội Dược Sư Thất Châu, Đức Phật muốn dạy cho chúng ta phải hướng về nẻo giác mà tiến tu, quá trình tu tập phải trải qua bảy giai đoạn được tượng trưng mật nghĩa bằng bảy thế giới của bảy Đức Phật ở phương Đông.
Một số hình ảnh được ghi nhận:
Thực hiện: Vũ Dũng - Đức Hòe